Thực trạng đầu tư quảng bá và xúc tiến du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch năm 2001-2010 (Trang 41 - 42)

- Về địa bàn đầu tư:

1.2.3.6. Thực trạng đầu tư quảng bá và xúc tiến du lịch.

Quảng bá du lịch là một vấn đề rất cần thiết hiện nay của ngành du lịch, rất nhiều đề án ra đời để đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Ngoài nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho việc xúc tiến thương mại, du lịch thì hầu như các tỉnh, thành phố đều trích một khoản ngân sách cụ thể nhằm xúc tiến du lịch và thương mại cho địa phương.

Trước năm 2004 ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xúc tiến du lịch là rất ít, manh mún và không cụ thể. Từ năm 2005 trở đi vấn đề chi cho quảng bá du lịch được coi trong hơn. Năm 2005 ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xúc tiến du lịch là 15,6 tỷ đồng, năm 2006 là 18,9 tỷ đồng.

Trong những năm qua ngành du lịch đã chú trọng xúc tiến và quảng bá du lịch ở thị trường trong và ngoài nước. Hằng năm ngành tham gia vào các hội chợ như Top Rease tại Pháp, ITB tại Đức, các hội chợ về du lịch tại

Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Anh. Ngành cũng triển khai cac roadshow giới thiệu hình ảnh Việt Nam tại Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia, Bắc Âu…

Tổng cục du lịch cũng thành lập cục xúc tiến du lịch để tiến hành công việc chuyên trách nghiên cứu thị trường, lập ra chiến lược, và thực hiện công tác quảng bá. Cục xúc tiến dự kiến sẽ thuê các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để đẩy mạnh và chuyên nghiệp hoá công tác quảng bá. Ngoài ra ngành du lịch cũng đang tiến hành xúc tiến đề án lập văn phòng du lịch quốc gia tại nước ngoài mà trước hết là thị trường trọng điểm như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc..

Bên cạnh việc tăng cường xúc tiến du lịch của tổng cục du lịch thì các địa phương có ngành du lịch phát triển, các sở du lịch cũng có những hướng hoạt động để tăng cường việc quảng bá du lịch. Tại Hà Nội, ngân sách chi cho đầu tư xúc tiến du lịch giai đoạn 2001-2005 là 1250 đồng trên một khách du lịch, tại thành phố Hồ Chí Minh là 2050 đồng trên một khách tới thăm quan.

Như vậy,việc tăng cường xúc tiến du lịch trong thời gian qua đã có sự quan tâm đúng mực, thế nhưng lượng vốn đầu tư còn manh mún, kế hoạch không được chuyên nghiệp. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các nhà quảng lý là phải tăng cường đầu tư hoạt động xúc tiến du lịch để nâng cao hình ảnh của Việt Nam đối với du khách thập phương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch năm 2001-2010 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w