Dự báo nhu cầu thị trường trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

a/Trong nước:

Dân số Việt Nam trong những năm gần đây khoảng 84 triệu người và có khoảng 3 triệu người nước ngoài có mặt ở Việt Nam ( tính trung bình / năm), tổng số là 87 triệu người. Nếu tính nhu cầu tiêu thụ ở mức trung bình là mỗi người 100kg rau và 60kg quả/ năm thì mỗi năm cần 8,7 triệu tấn rau và 5,2 triệu tấn quả. Năm 2010 dân số tăng lên, nhu cầu tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng lên, có thể cần tới 10 triệu tấn rau và 8 triệu tấn quả. Đây là một thị trường lớn không những yêu cầu về khối lượng rau quả, mà cả về chất lượng, chủng loại và thị hiếu, sẽ đòi hỏi đa dạng hơn khi kinh tế phát triển, nước ta chuyển dần thành một nước công nghiệp có mức sống tăng cao.

Dự báo một số xu hướng sau sẽ tiếp tục phát triển:

- Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi sẽ tăng nhanh. Các loại rau quả cần trao đổi Bắc- Nam như: Xoài, nho, chôm chôm… (từ phía Nam ra ); khoai tây, vải, nhãn, hoa đào, quất cảnh…(từ phía Bắc vào), nếu được tổ chức tốt sẽ cung ứng với khối lượng lớn, giá TCT thành hạ có lợi cho cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Ngoài ra, vẫn cần nhập khẩu một số loại hoa quả Ôn đới như: táo tây, nho, đào, mận, hoa… mà trong nước không sản xuất được. Nếu phát triển trồng cam quýt trong nước với chất lượng tốt sẽ tự túc được và không cần nhập cam quýt Trung Quốc qua biên giới.

- Các loại nước giải khát từ quả thiên nhiên sẽ được tiêu thụ ngày càng mạnh, do tác dụng bổ dưỡng sức khoẻ, cần sản xuất nhiều với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, để thay dần các đồ uống pha chế công nghiệp. Các sản phẩm rau quả chế biến, đóng hộp, lọ và các loại rau quả tươi thái sẵn để nấu ăn, sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều, do nhịp độ cuộc sống thay đổi theo hướng công nghiệp. Nhu cầu rau sạch đã bắt đầu tăng ở các thành phố.

b/ Ngoài nước.

Nước ta không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và WTO và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời thiết lập và mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Đó là những thuận lợi cơ bản cho kinh doanh kinh tế đối ngoại, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có rau quả. Song thách thức gay gắt nhất là nền kinh tế nước ta xuất phát từ cơ sở thấp kém, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Theo các tài liệu của FAO, trong mấy thập kỷ gần đây, nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tăng nhanh, đã thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, hàng rau quả Việt Nam tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã còn thấp, giá thành cao, khối lượng còn rất nhỏ bé so với thế giới, nhưng lại phải cạnh tranh với rau quả của nhiều nước xuất khẩu truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thường xuyên có nhiều khách hàng nước ngoài đặt vấn đề mua rau quả Việt Nam với khối lượng lớn như chuối tươi, vải, đồ hộp dứa và nhiều sản phẩm rau quả khác. Song ta chưa đáp ứng thực sự đáp ứng hết yêu cầu của họ. Dự báo sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, sẽ tạo lập thêm các hành lang thương mại mới cho ngành rau quả .

Tổng hợp dự báo thị trường xuất khẩu rau quả thời gian tới như sau:

- Khu vực Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc, Viễn Đông Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Úc, New Zealand…

- Trung cận đông và một số nước châu Phi.

- Tây Bắc Âu, Mỹ và một số nước Châu Mỹ, Đông Âu.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w