Các lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

1.2.7.1. Đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến rau quả.

Nguyên liệu là nhân tố không thể thiếu cho công nghiệp chế biến. Từ khi thành lập TCT đã chú trọng vào lĩnh vực đầu tư vì nó là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của TCT. Hoạt động sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến của TCT được thể hiện rõ qua các giai đoạn như sau:

a/ Thời kỳ 1988-1990

Thời kỳ này hầu hết các vườn cây lâu năm của các nông trường đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh tế (nhất là cây ăn quả có múi, cà phê...), cùng với ảnh hưởng tiêu cực cuối thời kỳ bao cấp làm cho người công nhân không gắn bó với vườn cây, vốn đầu tư của Nhà nước lại hạn chế và giảm dần, làm cho diện tích và sản lượng của nhiều loại cây trồng có xu hướng giảm sút.

Trong bối cảnh đó, Tổng công ty đã chủ trương tập trung chăm sóc và trồng mới cây trồng chính, đặc biệt là dứa để đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu tươi.

Kết quả lớn nhất của của nông nghiệp thời kỳ này là đã bước đầu tạo ra vùng nguyên liệu dứa có quy mô diện tích và sản lượng lớn nhất so với những năm trước

đó: sản lượng dứa năm 1990 đã đạt 21.709 tấn, tăng 77% so với năm 1987 (trước khi thành lập Tổng công ty).

b/ Thời kỳ 1991-1995

Liên Xô tan vỡ, thị trường xuất khẩu của Tổng công ty đột ngột giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp: dứa không có đầu ra đã buộc các nông trường phải giảm nhanh về diện tích và sản lượng.

Được Nhà nước đầu tư theo chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (327,733) các nông trường đã đẩy mạnh việc trồng mới cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su,...), thực hiện giao khoán đất đai, vườn cây cho hộ gia đình cán bộ công nhân viên (CBCNV) theo Nghị định 01. Các Nông trường Đồng Giao I, Đồng Giao II đã năng động tranh thủ thời cơ chuyển dần diện tích dứa sang trồng mía giống cung cấp cho các địa phương (để thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị và tăng thu nhập cho người lao động.

Bằng các giải pháp trên, các nông trường đã từng bước vượt qua thời kỳ khó khăn, hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống CBCNV tuy không cao nhưng ổn định. Nếu so sánh các chỉ tiêu thực hiện năm 1994 (vì năm 1995 đã bàn giao 20 nông trường về địa phương) với thực hiện năm 1990 (năm cuối cùng của thời kỳ bao cấp) và năm 1991 (năm đầu tiên đầy sóng gió của thời kỳ bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường), ta càng thấy rõ sự cố gắng vượt lên của các nông trường trong thời kỳ này:

So với 1990 so với 1991

- Giá trị tổng sản lượng đạt 32,620 tỷ đồng, tăng 24,4%và 16,9% - Diện tích gieo trồng 19.490 ha, tăng 27,4%và 22,7% - Doanh thu đạt 46,447 tỷ đồng, tăng 80,1%

- Lợi nhuận đạt 1.246 tr đồng, (Năm 1991 lỗ 146 trđ) (Trong tổng số 28 nông trường có 22 NT lãi, 2 hoà, 4 lỗ)

- Nộp ngân sách đạt 7.277 tr đồng, tăng 142,5% Các sản phẩm chủ yếu: trừ dứa, còn hầu hết đều tăng khá

- Cam đạt 5.890 tấn, tăng 36,8% và 72,3% - Lương thực quy thóc đạt 3.935 tấn, tăng 156,2% và 108,8% - Chè búp khô đạt 520 tấn, tăng 15,5% và 23,8%

- Cao su đạt 1.425 tấn, tăng 12,9% và 9,1%

- Cà phê nhân đạt 235 tấn, tăng 2,1% và 74,1%

c/ Thời kỳ 1996-2002

Bằng việc bàn giao tiếp 3 nông trường vùng Quảng Nam- Đà Nẵng năm 1996 và Nông trường Châu Thành năm 1998, chúng ta đã kết thúc việc bàn giao 24 nông trường theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Bộ. Năm 1998 chúng ta đã tiếp nhận nông trường 25/3 Quảng Ngãi và Lâm trường Kỳ Anh Hà Tĩnh. Như vậy, đến nay chúng ta có 6 đơn vị có quản lý đất nông lâm nghiệp, với tổng diện tích đất nông nghiệp là 5.655 ha.

Việc bàn giao hầu hết các nông trường về địa phương đã gây khó khăn lớn cho Tổng công ty, không còn đất để sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến, nhất là từ năm 1998 đến nay, khi công nghiệp được đầu tư tăng năng lực chế biến thêm 62.500 tấn/năm.

Chủ trương của Tổng công ty thời kỳ này là:

- Tiếp tục giao khoán triệt để đất đai, vườn cây đến hộ gia đình CBCNV. - Chuyển nhanh diện tích mía, diện tích cây ngắn ngày sang trồng dứa.

- Đổi mới công tác giống: Đưa nhanh giống dứa Cayen có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường vào thay thế dần giống dứa Queen. Tranh thủ thành tựu về giống của các nước, nhập nội các giống có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

- Đẩy mạnh việc hợp đồng liên kết đầu tư với các địa phương để tạo vùng nguyên liệu dứa, cà chua, dưa chuột, sắn...

Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho sản xuất nguyên liệu (trợ giá nhập khẩu chồi giống dứa, đầu tư các trung tâm giống, cơ sở hạ tầng...); sự phối hợp đầy trách nhiệm của nhiều địa phương (đặc biệt trong việc hỗ trợ đầu tư và tổ chức vùng nguyên liệu); sự năng động, sáng tạo của các đơn vị; bảy năm qua, nhất là hai năm

gần đây, nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ trong việc chuyển trọng tâm sang sản xuất nguyên liệu cho chế biến công nghiệp.

d/ Từ năm 2002 đến nay.

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước TCT cùng các đơn vị lãnh đạo tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu rau và quả. Trong năm 2004 TCT đã tổ chức nhiều hội nghị làm việc với các đơn vị, với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và lãnh đạo các địa phương để quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu, thống nhất các giống cây trồng ( cà chua, ngô rau, ngô ngọt). Đặc biệt, TCT đã phối hợp với Bộ tổ chức hội nghị toàn quốc chuyên đề về công tác phát triển nguyên liệu dứa, cà chua với sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chế biến, các địa phương cung cấp nguyên liệu để tìm các giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Năm 2005 và 2006, để giải quyết khó khăn cho nguyên liệu chế biến, lãnh đạo TCT cùng lãnh đạo nhiều đơn vị phía Bắc đã phối hợp tốt với các địa phương để phát triển vùng nguyên liệu rau vụ xuân, vụ đông như dưa chuột, ớt, cà chua, ngô rau, ngô ngọt… đưa vụ xuân, vụ đông thành vụ sản xuất chính với diện tích năm 2005 là 1.700, năm 2006 là 2.078 ha tăng 22,23% so với năm 2005, khối lượng nguyên liệu năm 2005 là trên 13.000 tấn, khối lượng nguyên liệu năm 2006 là trên 20.000 tấn tăng 53,85% so với năm 2005.

Với những công cuộc đầu tư đó, quy mô vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây như sau:

Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nguyên liệu.

Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân

Vốn đầu tư cho sản xuất nguyên liệu Triệu Đ 2.011 2,250 1,542 3,220 2.255,75 Tốc độ tăng liên hoàn % - 11,88 -31,47 108,82 29,74 Tốc độ tăng định gốc % - 11,88 -23,32 60,12 16,23

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến trung bình hàng năm là 2.255,75 triệu đồng. Quy mô vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng. Mặc dù tốc độ đô thị hoá nông thôn hiện nay ngày càng có xu hướng tăng nhưng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau quả là không thể thiếu vì vậy Đảng, nhà nước và lãnh đạo TCT vẫn quan tâm rất nhiều đến việc đầu tư cho vùng nguyên liệu chế biến.

- Xét theo tốc độ phát triển liên hoàn thì năm 2004 vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu tăng 11,88% so với năm 2003. Theo số liệu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004 thì giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 10% so với năm 2003 và tăng 3% so với kế hoạch. Năm 2005 vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu giảm 31,47% so với năm 2004. Như trên ta đã biết cũng năm này vốn đầu tư dành cho công nghiệp chế biến cũng giảm so với năm 2004 nguyên nhân là do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, rét, khô hạn kéo dài, ảnh hưởng của các cơn bão số 6,7,8. Vì vậy dứa và các loại cây trồng khác phát triển chậm, tuy vậy giá trị tổng sản lượng vẫn tăng 8% so với năm 2004. Khối lượng dưa bao tử cung cấp cho các nhà máy chế biến tăng. Năm 2006 vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu tăng 108,82% so với năm 2005, khối lượng nguyên liệu chế biến tăng 53,85% so với năm 2005. Chất lượng các nguyên liệu nói chung tốt hơn năm 2005.

- Xét theo tốc độ phát triển định gốc thì bình quân hàng năm vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến của TCT tăng 16,23%. Năm 2004 tăng 11,88% so với năm 2003, năm 2005 giảm 23,32% so với năm 2004, năm 2006 tăng 60,12% so với năm 2005.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w