Tăng c−ờng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông qua HTPPĐQG tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia" ppt (Trang 76 - 79)

b- Kinh nghiệm của Thái Lan

3.4.4. Tăng c−ờng phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông qua HTPPĐQG tại Việt Nam:

77

Với đặc thù riêng của một công ty đa quốc gia, HTPPĐQG có mạng l−ới phân phối phủ rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông qua Công ty con của HTPPĐQG ở Việt Nam. Đây là hình thức xuất khẩu gián tiếp sang n−ớc thứ ba thông qua HTPPĐQG. Tuy về mặt lợi nhuận không cao bằng xuất khẩu trực tiếp, song đây là kênh xuất khẩu t−ơng đối ổn định và góp phần quảng bá trực tiếp hàng hoá Việt Nam đến tay ng−ời tiêu dùng ở các n−ớc trên thế giới mà lại ít chịu rủi ro do không phải chịu trách nhiệm, chi phí vận chuyển hàng hoá đi xa.

Để phát triển hoạt động này đòi hỏi các nhà sản xuất Việt Nam phải cung ứng đ−ợc một l−ợng hàng lớn, chất l−ợng ổn định, giá cả phù hợp. Mặt khác, cần chú trọng đến việc xây dựng và quảng bá th−ơng hiệu các sản phẩm Việt. Với vị trí địa lý thuận lợi và khí hậu nhiệt đới, Việt Nam đ−ợc đánh giá là có lợi thế về rau quả nh− b−ởi Năm Roi, sầu riêng Chín Hoà, xoài cát Hoà Lộc … nh−ng hiện tại khả năng cung cấp cho thị tr−ờng cũng nh− xuất khẩu rất hạn chế, vì vậy biện pháp làm tăng giá trị xuất khẩu lúc này là thành lập chuỗi giá trị các mặt hàng. Trên thực tế thì chuỗi giá trị sẽ tăng c−ờng các mối quan hệ hợp tác trong hệ thống và có sự phân công rõ ràng từ khâu sản xuất đến l−u thông. Điều này sẽ tiếp sức thêm cho các doanh nghiệp/nhà sản xuất tăng năng lực xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu thông qua các HTPPĐQG nói riêng.

Bên cạnh đó, cần chú trọng vào việc xây dựng th−ơng hiệu cho các sản phẩm. Thực tế cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam khi xây dựng th−ơng hiệu th−ờng chỉ nhìn “ngắn hạn”, đầu t− là muốn thấy kết quả ngay mà không nghiên cứu khách hàng mục tiêu cũng nh− không theo dõi thị tr−ờng. Trong khi đó, các công ty đa quốc gia th−ờng đầu t− trên 15% doanh số cho th−ơng hiệu phân phối có chiến l−ợc và thuê các đơn vị chuyên môn thực hiện. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cũng nh− ở Việt Nam hiện nay, có một giai đoạn mà các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện ph−ơng thức sao đi chép lại các sản phẩm của các công ty n−ớc ngoài. Nh−ng sau thập niên 1990, họ bắt đầu nhận thức rằng chỉ có

78

tính khác biệt và sáng tạo mới là sự đảm bảo lâu dài cho sự sống còn của doanh nghiệp và tại Trung Quốc hiện nay không phải là các nhãn hàng đa quốc gia mà chính là các sản phẩm nội địa đang thắng thế. Các doanh nghiệp cần khai thác các khái niệm tiếp thị cơ bản, đồng thời tận dụng lợi thế địa ph−ơng, trong đó bao gồm hệ thống phân phối, các mối quan hệ với giới truyền thông và sự am hiểu tâm lý ng−ời tiêu dùng địa ph−ơng. Đây chính là những thế mạnh riêng của các doanh nghiệp sản xuất trong n−ớc mà các doanh nghiệp sản xuất n−ớc ngoài khó lòng cạnh tranh đ−ợc.

79

Kết luận và kiến nghị

Bên cạnh những cơ hội, việc thực hiện cam kết với WTO về mở cửa thị tr−ờng phân phối vào thời điểm 01/01/2009 cũng đặt ra cho Việt Nam không ít những khó khăn, thách thức trong phát triển th−ơng mại. Xác định đ−ợc điều đó, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển thơng mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia” đ−ợc thực hiện với mong muốn giúp các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh của Việt Nam tận dụng cơ hội, v−ợt qua khó khăn rhách thức để đứng vững và phát triển. Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra một số nhận xét sau :

1. Với lợi thế rất lớn về quyền lực đàm phán với các nhà cung ứng nguyên vật liệu và dịch vụ khắp toàn cầu dựa trên sức mạnh của những đơn đặt hàng với số l−ợng cực lớn tổng hợp từ rất nhiều thị tr−ờng trên khắp thế giới, các HTPPĐQG nh− Bourbon (Pháp, Metro (Đức) … luôn tạo đ−ợc −u thế lớn về chi phí giá thành, kinh nghiệm tiếp thị, tổ chức quản lý so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối của Việt Nam.

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu giải pháp nhằm phát triển thương mại thông qua việc thâm nhập vào hệ thống phân phối đa quốc gia" ppt (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)