Số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 65)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.3 Số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống

Bên cạnh sự tăng trưởng doanh số thanh toán của dịch vụ thẻ thì số lượng các giao dịch thực hiện qua máy ATM cũng có những kết quả khả quan, số liệu được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 10: SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH ĐƯỢC THỰC HIỆN (2006-2008)

Khoản mục 2006 2007 2008

Số lượng giao dịch rút tiền mặt 1.080.000 1.200.000 1.066.360

Số lượng giao dịch chuyển khoản 72.000 84.000 70.060

Tổng số lượng giao dịch 1.152.000 1.284.000 1.136.420 (Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)

Số lượng giao dịch được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2006 2007 2008 Giao dịch rút tiền mặt Giao dịch chuyển khoản

HÌNH 9: SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH RÚT TIỀN VÀ CHUYỂN KHOẢN QUA HỆ THỐNG (2006-2008)

Qua biểu đồ cho thấy, số lượng các giao dịch thực hiện qua máy ATM và tại các đơn vị chấp nhận thẻ tăng giảm rõ rệt. Cụ thể, số lượng giao dịch năm 2006 là 1.152.000, năm 2007 tăng lên 1.284.000 giao dịch và năm 2008 giảm xuống mức 1.136.420 giao dịch. Số lượng giao dịch năm 2007 tăng là do trong năm này Ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào hệ thống máy ATM trên toàn địa bàn (tăng 12 máy ATM so với 2006), bên cạnh đó cũng đẩy mạnh chính sách phát hành thẻ bằng các hình thức miễn phí mở thẻ, giảm mức ký quỹ. Còn trong năm 2008, số lượng giao dịch giảm mạnh cũng là điều dễ hiểu bởi năm này đã xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho đại đa số người dân trên thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng phải giảm thiểu các chi tiêu không cần thiết.

Trong tổng số lượng các giao dịch thực hiện thì các giao dịch rút tiền mặt là chủ yếu (khoảng 94%) trong tổng số lượng giao dịch. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tiền mặt cũng như thói quen tiêu dùng tiền mặt đã làm cho phần lớn các giao dịch rút tiền mặt chiếm đại đa số, người dân chưa có thói quen thanh toán tiền dịch vụ qua thẻ và chỉ xem thẻ ATM như một chiếc ví điện tử an toàn, tiện lợi có thể rút tiền một cách dễ dàng.

4.2.4 Phí thu từ dịch vụ thẻ

Do đặc trưng của thẻ Connect 24 là thẻ ghi nợ nội địa phát hành chủ yếu là cho người dân trong nước sử dụng nên không thực hiện thu phí các giao dịch thực hiện qua các máy trong hệ thống, tuy nhiên trong thời gian sắp tới Ngân hàng sẽ thực hiện thu phí đối với các giao dịch của các chủ thẻ ngoài hệ thống thực hiện giao dịch trên máy của VCB Cần Thơ để bù đắp các khoản chi phí. Tình hình thu phí thẻ tín dụng được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 11: PHÍ THU TỪ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm CL 2007 so 2006 CL 2008 so 2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Phí thu 183 144 320 - 39 -21,31 176 -122,22

(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)

Số phí thu của thẻ tín dụng quốc tế được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên mỗi lần thanh toán của các khách hàng tại các điểm giao dịch. Tình hình thu phí thẻ tín dụng qua các năm 2006-2008 tăng, giảm mạnh. Cụ thể, năm 2007 tổng số phí thu đạt 144 triệu đồng giảm 39 triệu đồng (21,31%) so với năm 2006, năm 2008 tổng số phí thu đạt 320 triệu đồng tăng 176 triệu đồng (122,22%) so với năm 2007.

Năm 2007, VCB Cần Thơ đầu tư mạnh vào hệ thống thanh toán thẻ, bên cạnh đó là các chính sách khuyến mãi giảm mức khấu cho các giao dịch tại máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm khuyến khích sử dụng thanh toán, do đó trong năm này tổng phí thu giảm mạnh chỉ đạt 144 triệu đồng.

4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ATM TẠI VCB CẦN THƠ ATM TẠI VCB CẦN THƠ

4.3.1 Yếu tố môi trường vĩ mô

Những máy giao dịch rút tiền tự động ATM và những chiếc thẻ ATM đầu tiên ở Việt Nam được triển khai trong một dự án do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì vào năm 1996. Tại thời điểm đó, máy ATM và thẻ ATM là những thứ rất lạ đối với thị trường Việt Nam. Có thể nói, khi đó những người hiểu biết về ATM và thẻ ATM còn rất ít, hơn nữa, những điều kiện cần có để phát triển dịch vụ ATM vào thời gian này cũng chưa có gì. Vietcombank là Ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện việc đưa vào lắp đặt thử nghiệm 2 máy ATM trên địa bàn Hà Nội. Thẻ ATM được phát hành chủ yếu để trả lương cho các cán bộ ngân hàng là chính. Có thể nói giai đoạn 1996-2000 là thời kỳ mở đầu, chủ yếu nghiên cứu, tiếp cận thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam.

Từ năm 2001 đến năm 2005 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ thanh toán cả về số lượng và chất lượng. VCB đã triển khai các dịch vụ thanh toán thẻ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống công nghệ thẻ hiện đại và phát hành nhiều loại thẻ khác nhau, nhằm phục vụ tốt nhất cho các khách hàng. VCB luôn tự hào là một trong những Ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thẻ thanh toán ở thị trường Việt Nam.

4.3.1.1 Môi trường quốc tế

Cuối năm 2006 Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cơ hội học hỏi, tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển hệ thống Ngân hàng trong nước ngày càng vững mạnh. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được cam kết sẽ mở cửa khi nước ta gia nhập WTO, và với lộ trình mở cửa trong vòng 7 năm, đến 2008 Việt Nam sẽ phải mở bỏ dần các quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các Ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng mang lại những thách thức không nhỏ cho ngành Ngân hàng đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước ngoài, mà lĩnh vực thẻ là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển.

4.3.1.2 Môi trường kinh tế

Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng với nhiều thành tựu nổi bật. Quá trình hội nhập đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Hơn nữa lĩnh vực này lại có mối quan hệ rất mật thiết với nền kinh tế. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán cũng theo đó mà tăng lên mà phương án tối ưu là sử dụng dịch vụ nào tiện lợi, ít tốn chi phí và thời gian. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cuộc sống hối hả không ngừng vận động, chạy theo sự vân động không ngừng đó các sản phẩm, dịch vụ ngày phải ngày càng mới, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Ngân hàng muốn phát triển thị trường thẻ vững mạnh phải thu hút thêm được các khách hàng mới bên cạnh việc giữ chân được khách hàng truyền thống của mình. Thu nhập là một nhân tố quan trọng thúc đẩ y sự phát triển của thị trường thẻ VCB nói riêng và của cả nước nói chung.

4.3.1.3 Môi trường pháp lý

Việt Nam là một nước có nền kinh tế và chính trị rất ổn định so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyền khích tăng trưởng các ngành kinh tế đặc biệt là thương mại và dịch vụ, một lĩnh vực đã và đang phát triển mạnh nên rất cần được nhà nước quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Việc phát triển thị trường thẻ là một vấn đề khó khăn, vì đây là một thị trường cạnh tranh khá quyết liệt bởi các ngân hàng đều nhận thức vai trò quan trọng của việc nắm giữ thị phần thẻ trong hiện tại đối với sự thành công của kinh doanh trong tương lai. Để một thị trường thẻ hoạt động được tốt, Chính phủ cần vạch ra một lộ trình hội nhập nhất định, theo đó, cần có những văn bản pháp quy cụ thể (như luật giao dịch, thanh toán điện tử, chữ kí điện tử…) nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Mặt khác, Chính phủ cũng cần có những chính sách, quy định việc bảo vệ an toàn của người tham gia, những ràng buộc giữa các bên liên quan đến những sai sót, vi phạm vô tình hoặc cố ý gây nên rủi ro cho chính bản thân người chủ thẻ hoặc các chủ thể khác, kể cả những quy định liên quan đến những tầng lớp dân cư không

phải là chủ thẻ cũng có thể gây nên tổn thất, rủi ro cho ngân hàng như làm hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động đặt tại nơi công cộng.

4.3.1.4 Hạ tầng công nghệ - khoa học kỹ thuật

Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc kinh doanh dịch vụ thẻ là yếu tố khoa học công nghệ và cơ sở vật chất mà mỗi Ngân hàng có thể trang bị. Những cải tiến và phát triển về khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thẻ ATM. Việc khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ thẻ đối với Ngân hàng nào phụ thuộc rất lớn vào các tiện ích mà thẻ thanh toán mang lại cũng như số lượng máy ATM mà Ngân hàng đó hiện có có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không.

Hiện nay, một vấn đề mà các Ngân hàng tham gia dịch vụ thẻ tại thị trường Việt Nam nói chung và của VCB nói riêng đang gặp phải là hệ thống chấp nhận thẻ (ATM và POS) còn chưa đủ lớn để khuyến khích các tầng lớp dân cư sử dụng thẻ trên diện rộng. Ngoài ra, các Ngân hàng với quy mô kinh doanh nhỏ nên gặp rất khó khăn trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ, các giải pháp phần mềm (thường rất tốn kém) để triển khai hệ thống kinh doanh thẻ.

4.3.2 Yếu tố môi trường vi mô

4.3.2.1 Khách hàng

Để việc sử dụng thẻ ATM như một thói quen trong cộng đồng là một vấn đề, đặc biệt đối với những người lớn tuổi, người hưu trí.... Trong khi đó, đối với những người trong độ tuổi từ 18 đến 45 việc có một chiếc thẻ ATM để chi tiêu mỗi khi cần thiết là điều đơn giản vì ở độ tuổi này, họ khá “nhạy” đối với những sự thay đổi của công nghệ mới và năng động trong việc tìm kiếm những ứng dụng mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng đối với người lớn tuổi lại hoàn toàn khác, họ thường ít chấp nhận rủi ro và ít khi chấp nhận mở thẻ. Họ lúc nào cũng quan niệm cất giữ tiền trong mình là tốt nhất, mặt khác nếu sử dụng máy ATM thì họ cho là khá phức tạp để rút tiền của mình để sử dụng,chi tiêu cho các sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Đó cũng là một vấn đề khó khăn trong việc phát triển loại hình thẻ thanh toán ở độ tuổi này.

Bên cạnh đó thì trình độ nhận thức về vai trò của thẻ thanh toán cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến ý định sử dụng thẻ ATM của khách h àng. Thời gian gần đây, việc nhận thức và chấp nhận sử dụng các dịch vụ thanh toán thẻ của

nhiều tầng lớp dân cư đã được cải thiện đáng kể. Khi người dân có nhận thức và hiểu biết nhất định về vai trò của công nghệ mới nói chung và vai trò của thẻ ATM trong giao dịch nói riêng sẽ dễ dàng ra quyết định sử dụng thẻ. Hiện nay, VCB Cần Thơ đã tiếp cận được với các đối tượng là nhân viên tại các doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, những đối tượng rất nhạy bén trong việc nhận thức và tiếp cận những loại hình công nghệ mới.

Trình độ và ngành nghề làm việc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận mở thẻ. Đa số những người sử dụng thẻ thanh toán là cán bộ công nhân viên các công ty, doanh nghiệp họ là những người có thu nhập khá trở lên và thu nhập rất ổn định, nhu cầu sử dụng thẻ là rất lớn do các doanh nghiệp sử dụng hình thức trả lương qua thẻ vừa tiết kiệm được chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, một số lượng lớn sinh viên, học sinh tại các trường đại học, cao đẳng, đại học tại chức cũng có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán để nhận tiền chu cấp từ gia đình gởi cho. Sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ giúp họ tiết kiệm được chi phí, rủi ro và đặc biệt là thời gian. Trong khi những phương thức chuyển tiền theo cách truyền thống thường tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc quyết định mở thẻ của khách hàng là phí mở thẻ và số tiền ký quỹ. Trong khi các cán bộ công nhân viên rất dễ dàng chấp nhận mở thẻ mặc dù phí mở thẻ và ký quỹ cũng khá cao, do họ là những người làm việc và có thu nhập khá ổn định nên số tiền để mở thẻ là không đáng kể. Còn đối với đối tượng là sinh viên, học sinh thường không có thu nhập nên cũng khó khăn quyết định trong vấn đề mở thẻ hay không do số tiền mở thẻ là khá lớn. Dựa trên đặc điểm này mà VCB Cần Thơ cũng có những chính sách ưu đãi nhất định như: miễn phí mở thẻ, giảm số tiền ký quỹ… đối với những đối tượng là sinh viên, học sinh để khuyến khích họ sử dụng dịch vụ thẻ của Ngân hàng, cũng như mang lại cho họ những lợi ích nhất định từ dịch vụ thanh toán thẻ.

4.3.2.2 Ngân hàng

* Số lượng máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ

Trong điều kiện chi phí đầu tư lắp đặt cho một máy ATM là khá lớn thì Ngân hàng nào đủ khả năng mang lại sự sẵn sàng cho người sử dụng (số lượng, địa điểm đặt máy, mức độ bao phủ thị trường) thì Ngân hàng đó sẽ chiếm ưu tế trên

thị trường. Một khách hàng sử dụng sẽ không chấp nhận tốn quá nhiều thời gian để đến nơi có máy rút tiền. Thực tế đã chứng minh, số lượng máy ATM của VCB nói chung và của VCB Cần Thơ nói riêng được đánh giá là nhiều nhất so với những Ngân hàng khác và đã giành được rất nhiều ưu thế để khai thác và phát triển thị trường thẻ. Từ khi mạng lưới ATM của VCB Cần Thơ ra đời với chỉ 2 máy ATM được lắp đặt, đến nay VCB Cần Thơ đã có tổng số lượng máy ATM lên đến 30 máy và được lắp đặt tại những địa điểm hợp lý như siêu thị, các trung tâm thương mại, trường học, các khu dân cư… Tuy số lượng máy ATM của VCB Cần Thơ là khá lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng máy hằng ngày của các chủ thẻ. Trung bình mỗi ngày mỗi máy phải đáp ứng khoảng 750 lượt khách (chỉ tính mỗi khách hàng thực hiện 1 giao dịch trong 1 ngày). Nếu các chủ thẻ chỉ thực hiện giao dịch mỗi lần tốn khoảng 3 phút mỗi giao dịch thì suốt cả ngày 24/24h mỗi máy chỉ đáp ứng được 480 lượt, còn khoảng 270 khách hàng không thể sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế thì thời gian sử dụng máy ATM của các khách hàng chủ yếu là từ khoảng 6h sáng đến 12h tối, khoảng thời gian còn lại rất ít khách hàng sử dụng. Như vậy trên thực tế mỗi ngày 1 máy ATM chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 360 khách hàng, còn hơn một nửa lượng khách hàng còn lại không có máy để sử dụng. Do chi phí mua và lắp đặt các máy ATM là khá lớn nên số lượng máy ATM không thể tăng nhanh như tốc độ tăng của số lượng thẻ được phát hành. Mặt khác, các địa điểm đặt máy chỉ bao phủ kín chủ yếu là ở Quận Ninh Kiều còn các ở các Quận khác chỉ được lắp đặt chỉ vài máy nên chủ thẻ muốn giao dịch phải đi rất xa mới có thể thực hiện giao dịch

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)