CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 40)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

3.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý

Năm 2008, Ngân hàng có 1 trụ sở chính và 6 phòng giao dịch trực thuộc với tổng số cán bộ là 200 người.

Tại trụ sở chính bao gồm 1 Giám Đốc, 4 Phó Giám Đốc và 10 phòng nghiệp vụ.

- Giám Đốc:

+ Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, phạm vi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới.

+ Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của chi nhánh.

+ Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị

- Phó Giám Đốc:

+ Hỗ trợ Giám Đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động.

+ Tham gia với Giám Đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.

+ Giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.

- Các phòng nghiệp vụ: là những bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong việc quản lý và điều hành kinh doanh, có trách nhiệm thực hiện tốt từng lĩnh vực công tác được giao, đưa mọi hoạt động của Ngân hàng vào nề nếp.

- Các phòng giao dịch: tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc vay vốn, tiếp cận với các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiện ích.

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn Giám Đốc P.KTNB Tổ chức Chi bộ Phó Giám Đốc Phòng QL nợ Phòng vốn Phòng TTQT PGD Hậu Giang PGD Ninh Kiều Phòng KD DV PGD An Hòa PGD Cái Răng PGD Vĩnh Long PGD Nam CT Phòng hành chính Phòng ngân quỹ Phòng vi tính Phòng kế toán Phó Giám Đốc

Thi đua Công đoàn

Phó Giám Đốc P.Khách hàng Phó Giám Đốc XDCB Phát triển mạng lưới Đoàn thanh niên : Phụ trách chỉ đạo

HÌNH 3: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ NĂM 2009

Chú thích

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ

3.2.2.1 Phòng thanh toán quốc tế

Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng, chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền…với các công việc chủ yếu:

- Thanh toán tiền hàng xuất, nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty doanh nghiệp nước ngoài.

- Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến thư tín dụng.

- Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh… theo yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được phần lớn chi phí.

- Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi.

3.2.2.2 Phòng vốn

- Theo dõi, thường xuyên bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày của toàn chi nhánh.

- Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và các chi nhánh cấp II để thực hiện việc điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển.

- Gởi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tăng nhanh vòng quay vốn.

- Thực hiện chương trình lãi suất bình quân để biết chênh lệch giá vốn đầu ra và đầu vào.

- Tham mưu cho ban lãnh đạo về lãi suất cho vay.

- Phòng còn thực hiện một số chức năng khác: kế toán vốn, kinh doanh ngoại tệ…

3.2.2.3 Phòng kế toán

Thực hiện các bút toán có liên quan đến quá trình thanh toán như: - Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.

- Kế toán các khoản thu chi trong ngày. - Mở tài khoản mới cho khách hàng.

- Thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với các ngân hàng khác và giữa ngân hàng với ngân hàng trung ương.

3.2.2.4 Phòng quản lý nợ

3.2.2.5 Phòng hành chính nhân sự

- Tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban.

- Tham mưu cho ban lãnh đạo công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ, công nhân viên.

- Tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.

3.2.2.6 Phòng kiểm tra nội bộ

- Kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ tín dụng ngân hàng. - Đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên làm đúng nguyên tắc.

- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu ngân hàng ngoại thương trung ương, hoặc các đoàn thanh tra cùng cấp để kiểm tra chéo kho ngân hàng bạn có yêu cầu.

3.2.2.7 Phòng vi tính

- Thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của Ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống máy tính.

3.2.2.8 Phòng ngân quỹ

- Là nơi thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị khi có nhu cầu và có xác nhận của phòng kế toán hay phòng kinh doanh dịch vụ.

3.2.2.9 Phòng kinh doanh dịch vụ

- Kinh doanh ngoại tệ - Chi trả kiều hối - Chuyển tiền nhanh

- Phát hành và thanh toán các loại thẻ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế - Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán.

3.2.2.10 Phòng quan hệ khách hàng

-Thực hiện các chiến lược tiếp thị rộng rãi đến từng khách hàng, đảm nhận việc tiếp thị và bán sản phẩm, cung cấp các dịch vụ tổng thể cho khách hàng.

3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ CẦN THƠ

Từ khi thành lập đến nay, VCB Cần Thơ đã có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế của Thành phố nói riêng cũng như cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện trên nhiều khía cạnh, từ những khó khăn khi mới thành lập cho đến những thách thức trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Tuy nhiên, VCB Cần Thơ luôn đạt được những kết quả khả quan và luôn tự hào là một Ngân hàng hàng đầu của Thành phố và của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

BẢNG 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ (2006-2008) Khoản mục ĐVT 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 1. Nguồn vốn Tổng nguồn vốn Vốn huy động tỷ đồng tỷ đồng 2.336 1.245 791 2.080 1.162 918 4.423 2.338 2.085 - 256 - 83 127 2.343 1.176 1.167 2. Sử dụng vốn

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng nguồn vốn tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng % 15.261 15.119 2.282 0,13 10.787 10.339 2.730 0,68 17.532 17.926 2.336 0,46 - 4.474 - 4.780 448 - 6.745 7.587 - 394 -

3. Kinh doanh ngoại tệ

Doanh số mua Doanh số bán USD USD 8.359.000 8.362.000 4.761.000 4.763.000 7.757.000 7.763.000 - 3.598 - 3.599 2.996 3.000 4. Kinh doanh thẻ Số lượng phát hành Doanh số thanh toán

thẻ tr đồng 14.727 913.837 20.246 1.224.791 23.161 1.575.724 5.519 310.954 2.915 350.933

3.3.1 Nguồn vốn

Nguồn vốn giữ một vai trò rất quan trọng đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng nói chung, nó là nền tảng cơ bản để Ngân hàng hoạt động và phát triển. Với nguồn vốn lớn thì Ngân hàng sẽ mở rộng được quy mô hoạt động kinh doanh cũng như trang bị thêm các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tổng nguồn vốn của VCB Cần Thơ qua các năm có tăng và có giảm. Cụ thể, tổng nguồn vốn vào năm 2007 đạt 2.080 tỷ đồng giảm 256 tỷ đồng so với năm 2006, năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 4.423 tỷ đồng tăng 2.343 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2007 tổng nguồn vốn của VCB Cần Thơ giảm nhẹ là do vào cuối năm 2006 Ngân hàng thực hiện việc tách các chi nhánh cấp II nên phải tốn khá nhiều chi phí trong công tác đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng như Ngân hàng phải chia sẻ nguồn vốn với các chi nhánh mới tách ra này.

3.3.2 Sử dụng vốn

Tình hình cho vay và thu nợ của VCB Cần Thơ qua các năm là rất tốt, do có được nguồn vốn kinh doanh lớn nên qua qua các năm Ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác cho vay nhất là các đối tượng doanh nghiệp. Các đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như: xăng dầu, lương thực thực phẩm, xi măng, phân bón, hóa chất…

Doanh số cho vay của VCB Cần Thơ qua các năm (2006-2008) đều khá lớn. Cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay đạt 15.261 tỷ đồng, năm 2007 là 10.787 tỷ đồng và năm 2008 đạt 17.532 tỷ đồng. Doanh số thu nợ qua các năm đều đạt tr ên 95% tổng doanh số cho vay, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 15.119 tỷ đồng, năm 2007 là 10.339 tỷ đồng và năm 2008 đạt 17.926 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay qua các năm cụ thể như sau: năm 2006 là 2.282 tỷ đồng năm 2007 là 2.730 tỷ đồng và năm 2008 là 2.336 tỷ đồng. Năm 2007 tỷ lệ dư nợ cho vay của Ngân hàng cao hơn các năm khác là do trong năm này nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, biến động gây tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác, trong năm 2007 có sự thay đổi lớn về cơ cấu của Ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình cho vay.

Chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn phụ thuộc vào tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn vào các năm 2006 và 2008 đạt tỷ lệ an toàn (dưới mức 0,5%), còn vào năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn lên đến 0,68%. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế gặp nhiều biến động cùng với lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng nói chung và VCB Cần Thơ nói riêng. Tỷ lệ quá hạn đang dần được cải thiện (năm 2008 đạt mức 0,46%), tuy vẫn còn ở mức cao nhưng với tình hình kinh tế thế giới đang dần được phục hồi bởi các gói cứu trợ thì tình hình nợ quá hạn sẽ có chiều hướng giảm dần trong thời gian sắp tới.

3.3.3 Kinh doanh ngoại tệ

Tiền thân của VCB Cần Thơ là phòng ngoại hối trực thuộc NHNT Việt Nam, do đó kinh doanh ngoại tệ luôn là một lĩnh vực hoạt động khá mạnh của Ngân hàng trong những năm qua. Tình hình mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 4,76 triệu USD giảm hơn so với năm 2006 là 3,6 triệu USD, năm 2008 kinh doanh ngoại tệ đạt 7,76 triệu USD tăng 3 triệu USD so với năm 2007. Trong những năm qua, một mặt là do sự cạnh tranh rất gay gắt từ các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, một mặt do tình hình kinh tế thế giới biến động làm cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng khó khăn nên lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ của VCB Cần Thơ cũng ngày một giảm. Cụ thể là vào năm 2007 kinh doanh ngoại giảm xuống mức thấp nhất trong những năm qua (4,76 triệu USD). Tuy nhiên, năm 2008 tình hình kinh doanh ngoại tệ của VCB Cần Thơ đã tăng mạnh trở lại và có xu hướng tăng hơn nữa trong những năm tới do sau khi nước ta gia nhập WTO thì các doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh, hợp tác là điều tất yếu cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Đây sẽ là tiền đề để lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ của VCB Cần Thơ phát triển hơn nữa.

3.3.4 Kinh doanh thẻ

Một trong những dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tình hình khả quan nhất trong các lĩnh vực kinh doanh của VCB Cần Thơ là dịch vụ kinh doanh thẻ. VCB Cần Thơ là ngân hàng đi tiên phong trong việc đưa thẻ thanh toán vào sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Ngân hàng luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường, đến nay thẻ thanh toán của VCB chấp

nhận thanh toán cho cả 6 loại thẻ nổi tiếng trên thế giới là: VisaCard, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay.

Mặc dù các dịch vụ kinh doanh khác của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua nhưng dịch vụ thanh toán thẻ lại không ngừng phát triển và luôn đạt mức tăng trưởng cao qua các năm. Cụ thể, số lượng thẻ phát hành năm 2006 là 14.727 thẻ, năm 2007 đạt 20.246 thẻ tăng 5.519 thẻ so với năm 2006, năm 2008 số lượng thẻ phắt hành đạt 23.161 thẻ tăng 2.915 thẻ so với năm 2007. Doanh số thanh toán qua máy ATM cũng không ngừng tăng qua các năm, năm 2006 doanh số thanh toán đạt 913.837 triệu đồng, năm 2007 doanh số thanh toán đạt 1.224.791 triệu đồng tăng 310.954 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 doanh số thanh toán đạt 1.575.724 triệu đồng tăng 350.933 triệu đồng so với năm 2007.

Số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán luôn tăng trong các năm qua là do thẻ thanh toán ATM thực sự đã mang lại những lợi ích nhất định cho các khách hàng sử dụng. Bên cạnh đó, với chất lượng phục vụ của Ngân hàng ngày càng cao cùng với các hình thức quảng cáo khuyến mãi đã thu hút được sự quan tâm từ khách hàng nhiều hơn.

3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VCB CẦN THƠ THƠ

Cũng giống như các loại hình sản xuất, kinh doanh khác, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của Ngân hàng cũng đi đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là tiêu chí chính xác nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Lợi nhuận của VCB Cần Thơ được thể hiện qua bảng số liệu sau:

BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ (2006-2008) ĐVT: tỷ đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 Chênh lệch 2008 so 2007 Số tiền TL % Số tiền TL % Thu nhập 273 202 357 - 71 - 26,01 155 76,73 Chi phí 241 147 339 - 94 - 39,00 192 130,61 Lợi nhuận 32 55 18 23 71,86 - 37 - 67,27 ( Nguồn: Phòng Kế Toán - VCB Cần Thơ )

HÌNH 4: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ

3.4.1 Thu nhập

Nguồn thu nhập chủ yếu của VCB Cần Thơ là từ lãi của hoạt động cho vay với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, bên cạnh đó còn bao gồm thêm các khoản thu nhập khác như tiền lãi từ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng, kinh doanh dịch vụ thẻ, ngoại tệ, và các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu…Theo biểu đồ, ta có thể thấy thu nhập của VCB Cần Th ơ từ 2006-2008 tăng giảm rõ rệt qua các năm. Năm 2007 thu nhập là 202 tỷ đồng giảm 71 tỷ đồng so với năm 2006 (giảm 26,01%), còn năm 2008 thu nhập là 357 tỷ đồng tăng 155 tỷ đồng so với

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2006 2007 2008 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Tỷ đồng Năm

năm 2007 (tăng 76,73%). Sở dĩ thu nhập tăng giảm đột biến như vậy là do vào cuối năm 2006 Ngân hàng thực hiện việc tách các chi nhánh cấp II thành các chi nhánh độc lập nên làm cho tổng thu nhập của VCB Cần Thơ năm 2007 giảm đột biến so với năm 2006, mặt khác thu nhập năm 2007 giảm là do vào năm này

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)