Đánh giá hiệu quả kinh tế trong từng hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp nhằm phát triển kinh ntees bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên (Trang 67)

4. Đóng góp mới của đề tài

2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong từng hệ thống

2.2.5.1. Hệ nông lâm kết hợp

Hiệu quả tính trên 1 ha mỗi công thức trong một năm thể hiện ở biểu sau: Ký hiệu: NL 1: Lúa - Màu - Chăn nuôi- Rừng

NL 2: Lúa - Chè - Cây ăn quả - Chăn nuôi- Rừng NL 3: Chè - Lúa - Màu - Chăn nuôi- Rừng

NL 4: Lúa xuân - Mùa sớm - Cây vụ đông - Chăn nuôi- Rừng NL 5: Chăn nuôi - Rau - Màu - Lúa- Rừng

Qua bảng 2.10 cho thấy tổng giá trị sản xuất của công thức NL 3 (Chè - lúa- màu - chăn nuôi- rừng) cho giá trị lớn nhất là: 44.601.000 đồng. Thứ hai là công thức NL1 (lúa - màu - chăn nuôi - rừng): 34.036.000đồng; tiếp đến là lúa - chè - cây ăn quả - chăn nuôi - rừng và chăn nuôi - rau - màu - lúa - rừng. Công thức lúa xuân- mùa sớm - cây vụ đông - chăn nuôi- rừng tuy có giá trị sản lượng thấp nhất nhưng chi phí cũng rất thấp ở mức 5.082.000 đồng.

Thu nhập thô phản ánh phần giá trị thu được sau khi đã trừ đi chi phí trực tiếp bỏ ra để sản xuất các công thức đó. Với chỉ tiêu hiệu quả này, công thức NL3( lúa - chè - cây ăn quả - chăn nuôi - rừng) cho hiệu quả lớn nhất 38.343.000 đồng / ha.

NL1: 28.824.000 đồng/ ha. NL2: 26.328.000 đồng/ ha. NL5: 16.731.000 đồng/ ha.

và NL4 cho thu nhập thô chỉ ở con số là: 15.855.000 đồng/ ha.

Thu nhập thuần là chỉ tiêu hiệu quả tính bằng thu nhập thô trừ chi phí cố định. Với chỉ tiêu thu nhập thuần, công thức NL3 và công thức NL1 cho hiệu quả lớn nhất ở các mức 38.137.000 đồng/ ha và 28.564.000 đồng/ ha. Trong khi các công thức khác chênh lệch khá lớn NL2: 25.879.000 đồng/ ha; NL5: 16.399.000 đồng/ ha, và NL4 chỉ có 15.693.000 đồng/ ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 60 -

Bảng 2.10: Hiệu quả kinh tế của các công thức canh tác hệ NLKH ĐVT: 1.000 đồng Công thức

Chỉ tiêu NL 1 NL 2 NL 3 NL 4 NL 5

1. Giá trị sản xuất (GO) 2. Tổng CPSX (TC) - CP biến đổi (VC) - CP cố định (FC) 3. Thu nhập thô (GM) 4. Thu nhập thuần (NFI) 5. Giá trị sản xuất/ CPSX 6. Thu nhập thô / CPBĐ 7. Thu nhập thuần / CPSX 34.036 5.472 5.212 260 28.824 28.564 6,22 5,26 5,22 31.215 5.336 4.887 449 26.328 25.879 5,85 4,93 4,85 44.601 6.464 6.258 206 38.343 38.137 6,89 6,12 5,9 20.775 5.082 4.920 162 15.855 15.693 4,08 3,22 3,08 20.749 4.350 4.018 322 16.731 16.399 4,77 3,85 3,77

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng 2.10 còn cho thấy, cứ đầu tư 1 đồng CPSX công thức NL3 sẽ thu được 6,89 đồng

NL1 được: 6,22 đồng NL2 được: 5,85 đồng NL5 được: 4,77 đồng NL4 được: 4,08 đồng

Nếu tính thu nhập thô / CPBĐ, thì cứ 1 đồng CPBĐ bỏ ra thì công thức NL3 cho cao nhất là 6,12 đồng sau đó đến NL1: 5,26 đồng, NL4 là 3,22 đồng. Như vậy, nó biểu hiện NL3 cho sản phẩm cao nhưng cùng phải đầu tư chi phí trực tiếp cao.

Chỉ tiêu thu nhập thuần/CPSX cho thấy công thức có hiệu quả cao nhất là NL3: Cứ 1 đồng chi phí thu được 5,9 đồng thu nhập thuần sau đó đến NL1 là 5,22 đồng, NL2 4,85 đồng; NL5: 3,77 đồng và NL4: 3,08 đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 61 -

- Tất cả các công thức trong hệ nông lâm kết hợp đều cho lãi ròng dương, điều này cho thấy các phương thức sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi và lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 5 công thức của hệ nông lâm kết hợp cho thấy có 2 công thức NL3: chè - lúa - màu - chăn nuôi - rừng và NL1: lúa - màu - chăn nuôi - rừng cho hiệu quả canh tác trên đơn vị diện tích cao.

- Công thức chè - lúa - màu - chăn nuôi- rừng cho thu nhập của nông hộ (thu nhập thô / 1 ngày công lao động) cao nhất sau đó là công thức NL1 (lúa- màu - chăn - nuôi - rừng)

- Xét về khía cạnh thu nhập của nông dân / CPSX thì công thức NL3 chè - lúa - màu - chăn nuôi - rừng đạt hiệu qủa cao nhất, sau đó đến công thức NL1 và cuối cùng là NL4.

Như vậy, đánh giá chung về hiệu quả hệ nông lâm kết hợp cho thấy sản xuất của hệ đạt kết quả tương đối cao, nông dân tham gia hệ thống này ổn định đời sống và có tích luỹ.

Tuy nhiên, trong hệ còn chứa đựng tiềm năng về hiệu quả trong từng công thức và tỷ lệ quy mô của các công thức trong hệ thống.

* Những tiềm năng và nguyên nhân trở ngại:

Khi phân tích hiệu quả kinh tế hệ nông lâm kết hợp ta thấy: Tỷ lệ về cơ cấu diện tích các công thức có sự chênh lệch quá lớn. Trong khi có những công thức đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vốn đầu tư thấp hơn, giá trị ngày công lớn hơn song tỷ lệ diện tích lại thấp hơn so với công thức khác. Sở dĩ công thức chè - lúa - màu - chăn nuôi - rừng được trồng phổ biến vì:

Thứ nhất, chè là cây trồng cho sản phẩm hàng hoá được nông dân huyện Đồng Hỷ có tập quán và kinh nghiệm trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, Chè là cây trồng lâu năm nên không dễ gì mà phá đi thay loại cây khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 62 -

Thứ ba, Sản phẩm của chè là sản phẩm khô, không quá nặng, dễ vận chuyển trong điều kiện giao thông khó khăn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Thứ tư, Về mặt hiệu quả chè cho hiệu quả tương đối cao, đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. Chè là cây dễ bảo về sản phẩm ngoài vườn đồi.

Bên cạnh đó, công thức NL 2 có hiệu quả kinh tế tương đối cao song nông dân vẫn chưa tập trung phát triển đúng mức do:

Thứ nhất, nhận thức của nông dân chưa đồng bộ nên mới có một số người nhanh nhạy phát triển loại cây có hiệu quả này.

Thứ hai, về vốn và kỹ thuật đây là nguyên nhân chủ yếu. Nhiều nông hộ có đất phù hợp song do ít vốn nên chỉ mua ít giống về trồng vì không đúng quy trình nên cây hay bị chết hoặc kém phát triển.

Thứ ba, Cơ sở hạ tầng như đường xá giao thông còn nhiều khó khăn, nhiều khu vực ở sâu nên việc tiêu thụ sản phẩm hoa quả còn có những hạn chế.

Thứ tư, Điều kiện trật tự trị an một số nơi còn có nạn nghiện hút, trộm cắp nên việc bảo vệ sản phẩm cây ăn quả cũng có những khó khăn nhất định.

2.2.5.2. Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá

Hiệu quả các cây trồng tính trên 1 ha mỗi công thức trong một năm thể hiện ở biểu 2.11: Qua số liệu bảng 2.11 cho thấy tổng giá trị sản xuất của công thức chuyên rau cao nhất đạt 38.674.000 đồng/ ha, và cuối cùng là công thức chuyên lúa đạt 32.311.000 đồng/ ha.

Đánh giá hiệu quả ở chỉ tiêu thu nhập thô thì công thức chuyên chè cao nhất đạt 23.621.000 đồng/ ha. Công thức chuyên lúa: 21.136.000 đồng/ ha. Và chuyên rau thấp nhất: 20.315.000 đồng/ ha; thu nhập thuần ở công thức chuyên chè đạt 15.415.000 đồng/ ha, công thức chuyên rau: 12.244.000 đồng/ ha, còn công thức chuyên lúa thấp nhất chỉ có 10.635.000 đồng/ ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 63 -

Bảng 2.11: Hiệu quả kinh tế của các công thức canh tác hệ nông nghiệp chuyên môn hoá ( ĐVT: 1.000 đồng)

Cây trồng

Chỉ tiêu Lúa Rau Chè

1.Giá trị sản xuất (GO) 2. Tổng CPSX(TC)

- Cp biến đổi (VC) - Cp cố định (FC) 3. Thu nhập thô (GM) 4. Thu nhập thuần (NFI) 5. GTrị sản xuất/CPSX 6. Thu nhập thô/CPBĐ 7. Thu nhập thuần / CPSX 32.311 21.676 11.175 10.501 21.136 10.635 1,49 1,89 0,49 38.674 26.430 18.359 8.071 20.315 12.244 1,46 1,42 0,46 40.319 24.904 16.698 8.206 23.621 15.415 1,62 1,40 0,62

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Phân tích hiệu quả về vốn đầu tư theo GTSX / CPSX ta có: Cứ bỏ ra 1 đồng CPSX ở công thức chuyên chè sẽ thu được 1,62 đồng sản phẩm, ở công thức chuyên lúa thu được là 1,49 đồng và ở công thức chuyên rau chỉ thu được 1,46 đồng.

Nhưng nếu tính trên 1 đồng CPBĐ thì cứ bỏ ra 1 đồng sẽ thu được 1,40 đồng thu nhập thô ở công thức chuyên chè và thu được 1,12 đồng ở công thức chuyên rau; thu được cao nhất 1,89 đồng ở công thức chuyên lúa.

Phân tích hiệu quả thu nhập thuần/ CPSX thì cứ 1 đồng chi phí ở công thức chuyên chè cho thu nhập thuần 0,62 đồng; chuyên rau cho 0,467 đồng và chuyên lúa cho 0,49 đồng thu nhập thuần.

Trong hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá các công thức đều cho lãi dương, điều đó chứng tỏ sản xuất theo phương thức này đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 64 -

Công thức chuyên chè cho hiệu quả kinh tế cao nhất.Công thức chè tiết kiệm vốn đầu tư trực tiếp (CPBĐ) và số công lao động ít nhất

Công thức chuyên rau cho tổng giá trị sản xuất lớn nhất.

Với số liệu các chỉ tiêu trên cho thấy hệ thống có hiệu quả kinh tế khá cao tuy vậy xét trên cả hệ thống vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

2.2.6.Tính bền vững trong các hệ thống nông nghiệp của huyện

2.2.6.1. Hệ nông lâm kết hợp

Như đã trình bày trong phần giới thiếu hệ thống, muốn hệ thống bền vững phải có dòng dinh dưỡng đầu vào lớn hơn hoặc bằng đầu ra. Tính bền vững được đánh giá bởi sinh thái và sức sản xuất của hệ thống

- Sinh thái được đánh giá bằng mức độ mang lại lợi ích cho tương lai về môi trường sống. Về vấn đề này, để đánh giá đầy đủ phải có các chuyên gia về môi trường. Trong đề tài này, chúng tôi chú trọng đánh giá sức sản xuất của hệ thống và xem là yếu tố cơ bản của tính bền vững.

- Sức sản xuất đo lường bằng năng suất sản lượng / đơn vị diện tích với đầu vào không đổi.

Muốn đánh giá sức sản xuất chính xác phải bố trí các lô thí nghiệm trên từng công thức có mức đầu tư không đổi, nhưng đối với hộ nông dân mức đầu tư thay đổi thất thường, đa số đầu tư chi phí biến đổi khác nhau giữa các năm dẫn đến năng suất khác nhau.

Vì vậy, để đánh giá sức sản xuất tôi tiến hành điều tra với những câu hỏi ví dụ như: Với mức đầu tư năm trước và năm sau như nhau thì sản lượng tăng, không đổi hay giảm ?

Thường các câu trả lời là:

- Nếu đầu tư như năm nay như năm trước thì năng suất, sản lượng cao hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 65 -

- Để có năng suất như năm ngoái thì năm nay chỉ cần đầu tư ít hơn .... Tổng hợp kết quả của 203 ý kiến trong 181 hộ có các công thức trong hệ nông lâm kết hợp được kết quả như sau:

Bảng 2.12: Kết quả điều tra về sức sản xuất của đất đai trong hệ nông lâm kết hợp qua 3 năm (ĐVT: %)

Năm 05/04 06/05 07/06

Tỷ lệ ý kiến Công thức

Tăng Không

đổi Giảm Tăng

Không

đổi Giảm Tăng

Không đổi Giảm NL 1 NL 2 NL 3 NL 4 NL 5 4 10 2 - 10 83 84 95 96 90 13 6 3 4 10 - 8 2 - - 81 82 95 90 85 19 10 3 10 15 - 10 3 2 5 85 82 95 95 85 15 8 2 3 10 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng 2.12 ta thấy trên 80% ý kiến cho rằng các công thức trong hệ nông lâm kết hợp qua 3 năm đều có tính ổn định cao. Trong đó, công thức NL 3 có tính ổn định rất cao: 95% ý kiến công nhận trong khi công thức NL 1 có đến 13 - 19% ý kiến cho rằng năng suất năm sau giảm hơn nhiều so với năm trước.

2.2.6.2. Hệ nông nghiệp chuyên môn hoá

Cũng như hệ nông lâm kết hợp, tính bền vững của hệ này được điều tra bởi các ý kiến nông dân thực sự tham giá các công thức trong hệ thống. Kết quả điều tra thể hiện trong bảng 2.13

Trong hệ này trên 90% số ý kiến đều cho rằng năng suất vật cây trồng của năm sau so với năm trước không đổi. Tuy vậy, xét trên toàn diện hệ nông nghiệp chuyên môn hoá có tính bền vững cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 66 -

Bảng 2.13: Kết quả điều tra về sức sản xuất của đất đai trong hệ nông nghiệp chuyên môn hoá qua các năm 2005-2007 (ĐVT: %)

Năm 05/04 06/05 07/06

Tỷ lệ ý kiến Cây trồng

Tăng Không

đổi Giảm Tăng

Không

đổi Giảm Tăng

Không đổi Giảm Lúa Rau Chè - 4 5 92 96 93 8 - 3 2 2 2 91 95 92 7 3 6 - 3 4 92 93 95 8 4 1

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

2.2.6.3. Chỉ tiêu xã hội và môi trường các hệ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về xã hội và môi trƣờng năm 2006 - 2007

Chỉ tiêu 2006 2007

1. Tỷ lệ sinh thô 2. Tỷ lệ hộ nghèo

3. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 4. tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng 5. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 6. Tỷ lệ thất nghiệp nông thôn

7. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch 8. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch 9. Tỷ lệ lao động được đào tạo

9. Tỷ lệ người biết chữ 10. Tỷ lệ che phủ rừng 11.Tỷ lệ hộ đói nghèo 0,25 24,55 25 87 5,32 79 65 80 40 80 50,5 23,66 0,21 20,7 22,5 90 5,1 75 68 81 45 85 51,5 21,16

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ

Qua bảng 2.14 ta thấy tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn đều có xu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 67 -

hướng giảm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao, kết quả xoá đói giảm nghèo đạt được đáng kể nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt về sinh tăng từ 65% lên 68%, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch tăng từ 80% lên 81% và đặc biệt tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 23,66% xuống 21,16% tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

2.3. NHỮNG TRỞ NGẠI CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ

Qua điều tra một số hệ thống nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ tôi thấy còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, một số công thức cho hiệu quả kinh tế cao, điều kiện thuận lợi nhưng tỷ lệ về quy mô trong cơ cấu các công thức còn thấp, một số công thức còn nhiều tiềm năng mở rộng nhưng chưa được khai thác. Và theo ý kiến điều tra thì nguyên nhân là do các yếu tố trở ngại sau:

Bảng 2.15: Những yếu tố trở ngại chủ yếu trong phát triển hệ thống NN

Yếu tố trở ngại Hệ NLKH Hệ NN CMH Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ % - Khó khăn về vốn - KK về kỹ thuật - KK về bảo vệ sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp nhằm phát triển kinh ntees bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)