Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp nhằm phát triển kinh ntees bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 32)

4. Đóng góp mới của đề tài

1.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương

pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

- Thu thập thông tin từ dữ liệu thứ cấp - Phỏng vấn quan sát trực tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 20 -

- Phỏng vấn không chính thức - Phương pháp đo đếm trực tiếp

Trong quá trình thu nhập số liệu, công cụ PRA được sử dụng để tìm hiểu những nội dung không dự kiến trước và không bắt buộc phải tìm hiểu hết tất cả các nội dung trong danh mục phỏng vấn theo bảng câu hỏi như sở thích cá nhân về săn bắt, hái lượm, sinh hoạt của người dân. Ngoài ra phỏng vấn nhóm bắt gặp tình cờ trên đồng ruộng, trong rừng…

- Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA

1.2.4.Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

1.2.4.1. Chỉ tiêu kinh tế

Xây dựng và tổ chức áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững gồm :

* GDP bình quân đầu người * Tốc độ tăng trưởng kinh tế

* Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động

* Giá trị sản xuất GO ( Gross Output ): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Với sản xuất nông lâm kết hợp thì giá trị sản xuất là giá trị sản lượng được sản xuất trên một đơn vị sản xuất trong một năm.

*Chi phí biến đổi VC (Variable Costs ):Là tất cả các khoản chi đối với một hoạt động cụ thể nào đó nó biến đổi nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào quy mô (hay mức độ ) hoạt động.

Trong hệ thống nông nghiệp chi phí biến đổi bao gồm: - Cây giống, hạt giống, con giống

- Phân bón thuốc trừ sâu - Lao động, máy móc đi thuê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 21 -

- Thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y - Xăng dầu, vật rẻ tiền

- Và các vật tư khác (nếu có)

* Chi phí cố định FC (Fixed Costs )

Các chi phí cố định trong sản xuất nông nghiệp gồm: - Khấu hao dụng cụ, máy móc

- Khấu hao nhà xưởng - Khấu hao cây lâu năm

* Thu nhập thô GM (Gross Margin ): Là sự chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí biến đổi của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó

GM = GO - VC

* Thu nhập thuần NFI (Net Farm Income ):Là một đại lượng tính bằng thu nhập thô trừ chi phí cố định.

NFI = GM – FC

*Giá trị sản xuất / CP SX = GO TC * Thu nhập thô / CPBĐ = GM

VC * Thu nhập thuần/ CPSX = NFI

TC

1.2.4.2. Chỉ tiêu sinh thái môi trường

Tính bền vững của đất: Một hệ thống nông nghiệp không thể được coi là bền vững nếu đất đai suy thoái dần trong quá trình sản xuất. Vì đất là hệ phụ quan trọng nhất trong hệ thống nông nghiệp, nó quyết định tính bền vững của hệ thống. Để đảm bảo tính bền vững của hệ thống nông nghiệp trước hết phải đảm bảo tính bền vững của đất. Người ta có thể dựa vào sự biến đổi các chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 22 -

tiêu vật lý, hoá học, sinh học của đất theo thời gian để đánh giá tính bền vững của đất. Trong số đó, các chỉ tiêu quan trọng là:

- Tỷ lệ che phủ rừng

- Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới, tiêu - Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm

- Hệ sinh thái đang bị đe doạ và các loài có nguy cơ diệt chủng

Sơ đồ 1.1. Ảnh hƣởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trƣờng xung quanh

Môi trƣờng ngoài Đầu ra đƣợc quản lý

các sản phẩm

HỆ PHỤ ĐẤT ĐAI

Đầu vào đƣợc quản lý

- Phân bón

- Nƣớc tƣới

- Hoá chất bảo vệ thực vật

Đầu ra không đƣợc quản lý:

- Nƣớc thải ra môi trƣờng xung quanh

Một khía cạnh khác của tính bền vững môi trường là khai thác và bảo vệ bền vững các nguồn nước. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.

1.2.4.3. Chỉ tiêu về xã hội

Sự phát triển bền vững của cộng đồng là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sự bền vững của hệ thống nông nghiệp. Tuy nhiên các chỉ tiêu về kinh tế, sinh thái, môi trường là cơ sở đảm bảo cho bền vững về mặt xã hội. Các chỉ tiêu quan trọng đánh giá bền vững xã hội là :

- Tỷ lệ tăng dan số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 23 -

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng - Tỷ lệ thất nghiệp

- Tỷ lệ % dân số được sử dụng nước sạch - Tỷ lệ người biết chữ

- Tỷ lệ lao động được đào tạo

- Hệ thống thị trường tiêu thụ, cũng như cung ứng vật tư nông nghiệp (giá cả, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, các nguồn cung ứng vật tư…)

- Các hoạt động văn hoá, xã hội của cộng đồng.

- Hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước trên cơ sở cộng đồng. Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như hệ thống cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững của hệ thống nông nghiệp. Ví dụ : Luật đất đai, thuế nông nghiệp, trợ giá nông sản và các chính sách kích thích sản xuất khác của nhà nước sẽ góp phần quan trọng vào sự bền vững của hệ thống nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 24 -

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ- TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ – TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp nhằm phát triển kinh ntees bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)