Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp nhằm phát triển kinh ntees bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 39)

4. Đóng góp mới của đề tài

2.1.1Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Thái Nguyên. Trung tâm Huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km, có toạ độ địa lý: 210

32’ – 210 51’ vĩ độ Bắc, 105 0 46 - 106004 kinh độ Đông.

Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang

Phía Tây giáp với huyện Phú Lương và Thành phố Thái Nguyên Phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên Phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn

Là một huyện có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng với nền tảng là nông - lâm công nghiệp khai thác và vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản - dịch vụ. Với vị trí thuận lợi nằm kề thành phố Thái Nguyên trung tâm của chiến khu Việt Bắc, có hệ thống giao thông đa dạng, đường bộ, đường thuỷ, đường sắt là tiềm năng của một thị trường rộng lớn về tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, du lịch.

2.1.1.2 Địa hình đất đai * Địa hình:

Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên 46.177,34 ha, có 3 thị trấn, 17 xã, Đồng Hỷ là huyện miền núi và trung du, địa hình phức tạp, không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100 m so với mặt biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xóm Lung Phương thuộc xã Văn Lăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 25 -

và xóm Mỏ Ba thuộc xã Tân Long có độ cao trên 600m, thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thượng với độ cao là 20m, vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, có nhiều khe suối, độ cao trung bình ở đây là 120m. Huyện có nhiều đồi núi dốc, cao, khe suối có những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, nên đã tạo ra nhiều cánh đồng trồng lúa nước của huyện. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang. Phía Nam có phần đất đai tương đối bằng phẳng.

Căn cứ vào địa hình huyện Đồng Hỷ được phân chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt:

- Vùng Bắc: gồm các xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá Trung, Minh Lập, thị trấn Sông Cầu. Vùng này chủ yếu là đất dốc cao, đất dốc, đồi núi nhiều, đất lúa rất ít, chủ yểu phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp (cây chè), cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng lúa nương rẫy. Về y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội kém phát triển, có các xã vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có các dân tộc ít người. Cây chè được trồng tập trung ở các xã Minh Lập và thị trấn Sông Cầu.

- Vùng giữa: gồm các xã Hoá Thượng, Cao Ngạn, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng và Nam Hoà. Vùng nay tương đối bằng phẳng so với các vùng khác. Nằm giáp với Thành phố Thái Nguyên, có sông cầu chảy qua thuận tiện cho việc trồng lúa và rau. Từ lâu ở đây đã phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau, mầu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ, các ngành nghề khá phát triển. Là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại của huyện người dân có cuộc sống khá ổn định, sản xuất hàng hoá đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác. Vùng này có chè nhưng không chủ yếu, chè được trồng tập trung ở Hoá Thượng.

- Vùng Nam: gồm các xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, Hợp Tiến. Vùng này chủ yếu là đồi núi, có độ dốc cao, đất đai cây ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 26 -

quả, chăn nuôi đại gia súc, có khả năng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội kém phát triển. Vùng này khá nhiều chè tập trung ở xã Khe Mo.

* Đất đai:

Với diện tích tự nhiên là 46.177,34 ha, nếu phân theo thổ nhưỡng bao gồm các loại đất sau:

- Đất phù sa bồi tụ: 573 ha phân bổ chủ yếu ven sông Cầu, Đồng Bẩm, Huống Thượng.

- Đất phù sa không được bồi tụ: 1.228 ha phân bổ ở Đồng Bẩm, Huống Thượng, Linh Sơn, Nam Hoà, Hoà Bình, Minh Lập, Hoá Thượng và Cao Ngạn.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ và vàng là 375,5 ha phân bổ nhiều ở Huống Thượng.

- Đất phù sa ngòi suối có 100 ha thuộc các xã Khe Mo, Hoá Trung, Hoá Thượng, Minh Lập.

- Đất bạc màu: 530 ha thuộc các xã Linh Sơn, Nam Hoà, Trại Cau

- Đất màu đỏ trên đá vôi 480 ha nằm ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lăng.

- Đất đỏ vàng trên phiến thanh sét: 24.658,54 ha phân bố khắp nơi

- Đất vàng nhạt trên đá cát: 4.580 ha phân bổ tập trung ở các xã Văn Lăng, Nam Hoà, Tân Lợi, Hợp Tiến, Trại Cau.

- Đất màu vàng trên phù sa cổ: 1.833 ha phân bổ ở các xã Cao Ngạn, Đồng Bẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 584,5 ha ở Nam Hoà. - Đất dốc tụ: 5.279 ha phân bổ rải rác khắp nơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 27 -

Bảng 2.1. Diện tích đất đai theo thổ nhưỡng huyện Đồng Hỷ năm 2007

Loại đất Diện tích Tỷ lệ(%)

Tổng diện tích 46.177,34 100

1. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm 573 1,24 2. Đất phù sa không được bồi đắp 1228 2,65 3. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 375,5 0,81

4. Đất phù sa suối 100 0,21

5. Đất bạc màu 530 1,14

6. Đất nâu đỏ trên đá vôi 480 0,1

7. Đất xám Feralit nâu vàng trên phiếm thạch sét 30.567 66,19

8. Đất vàng nhạt trên đá cát 4.580 9,91

9. Đất nâu vàng trên đất phù sa cổ 1.833 3,96 10. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 584 1,26

11. Đất dốc tụ 5.279 11,43

12. Đất khác 478,4 1,1

Nguồn: Số liệu phòng Địa chính huyện Đồng Hỷ.

Các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp ( 0o

- 8o) thuận tiện đối với sản xuất nông nghiệp. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát 9000 ha có khả năng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có độ dốc từ (8o

- 25o) còn lại là độ dốc trên 25o

chiếm tới 60% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, đất nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng do diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích trồng mới là 4.240 ha trong đó có 814,9 ha có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 28 -

Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2007

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Tổng diện tích 46.177,34 100,00

1. Đất nông nghiệp 11.854,65 25,67

1.1.Đất trồng cây hàng năm - Đất ruộng lúa, lúa màu - Đất nương rẫy - Đất trồng cây hàng năm khác 6.377,23 4.615.41 237,70 1.524,12 53,79 72,37 3,73 223,90 1.2. Đất vườn tạp 1.315,39 11,10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Đất trồng cây lâu năm 3.989,74 33,66 1.4. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 172,29 1,45

2. Đất lâm nghiệp 21.176,28 45,86

2.1. Đất rừng tự nhiên 11.958,84 56,47

2.2.Đất rừng trồng 9.217,44 43,53

3. Đất chuyên dùng 2.101,29 4,55

4. Đất ở 170,05 1,87

5. Đất chưa sử dụng, sông , suối, đồi núi 10.180,33 22,05

5.1. Đất bằng chưa sử dụng 384,93 3,78

5.2. Đất đồi chưa sử dụng 7.670,39 75,35

5.3. Đất mặt nước chưa sử dụng 33,60 0,33

5.4. Sông suối 1.112,26 10,93

5.5. Núi đá không có rừng cây 463,70 4,55

5.6. Đất chưa sử dụng khác 515,45 5,06

Nguồn: Số liệu phòng Địa chính huyện Đồng Hỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 29 -

Qua biểu đồ diện tích trên ta thấy: Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất 45,86 % (21.176,28 ha). Đất có độ cao khoảng 200m được hình thành do sự phong hoá trên các đá Macma, đá biến chất, đá trầm tích. Đất này thích hợp cho phát triển rừng, cũng thích hợp trồng cây đặc sản, cây ăn quả và một phần trồng cây lương thực. Đất đồi đựơc hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ tạo thành. Đây là vùng xen kẽ giữa nông nghiệp và lâm nghiệp phù hợp với cây công nghiệp, cây chè và cây ăn quả. Tiếp đến là đất nông nghiệp chiếm 25,67% (11.854,65 ha), đất ruộng bãi được phân bố dọc theo các sông suối, chịu tác động của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt, rất khó khăn cho việc canh tác. Đất chuyên dùng chiếm 4,55% (2.101,29 ha). Đất chưa sử dụng của huyện chiếm tỷ lệ khá lớn 22,05% (10.180,33 ha), đây là tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp. Còn lại, đất thổ cư 864,29 ha chiếm 1,87%.

Biểu đồ1: Cơ cấu đất đai huyện Đồng Hỷ

1. Đất nông nghiệp 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất chuyên dùng 4. Đất ở 5. Đất chưa sử dụng, sông , suối, đồi núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 30 -

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thuỷ văn

Đồng Hỷ nằm ở Bắc chí tuyến trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24,5oC, về ẩm độ không khí trung bình thay đổi từ 81 - 82%. Khí hậu nóng và ẩm, thuận lợi cho sự phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng cẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm, do đó có nhiều loại thực vật phát triển. Nếu làm thuỷ lợi tốt, biết cách giữ điều hoà nước có thể đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng.

Khí hậu Đồng Hỷ chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa hè từ khoáng tháng 5 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình là 27o

C - 29oC có lúc lên tới 30 - 31o

C, mùa này thường có mưa, mưa nhiều nhất tập trung vào tháng 7, 8 trung bình lượng mưa trong hai tháng này đo từ 300 - 500 mm và chiếm 40 - 46% lượng mưa cả năm. Vào mùa hè, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp. Thỉnh thoảng có mưa to, gió lớn gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. Đồng thời do địa hình miền núi nên những trận mưa to ở đầu nguồn dẫn đến xói mòn đất, gây bạc màu cho đất, khí hậu ẩm dẫn đến sâu bệnh nhiều. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4, mùa này nhiệt độ trung bình là 17o

C - 22 oC có lúc xuống thấp 15o

C. Mùa này ít mưa thường hay bị hạn hán vào tháng 12, và tháng 1, có những đợt gió thổi mạnh theo hướng Bắc kèm theo thời tiết lạnh, đôi khi có sương muối kéo dài, rét đậm cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vụ đông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thuỷ văn, các sông suối trong địa bàn huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào sông Cầu. Mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2, sông Cầu là dòng sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, biên giới phía Tây dài 47 km là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp, có tiềm năng khai thác vận tải song chế độ dòng chảy thất thường về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 31 -

mùa mưa thường gây úng lụt, mùa khô gây hạn hán do nước sông xuống thấp. Sông Linh Nham bắt nguồn từ huyện Võ Nhai chảy ra sông Cầu, chiều dài qua huyện Đồng Hỷ là 28 km. Do rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều nên lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn. Còn suối Ngòi Trẹo bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua xã Nam Hoà dài 19 km. Suối Thác Dạc bắt nguồn từ xã Cây Thị chảy qua Trại Cau và Nam Hoà dài 21 km. Ngoài ra còn có hàng chục con suối lớn nhỏ khác và 38 hồ chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Như vậy, khí hậu thời tiết, thuỷ văn của huyện đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuát nông nghiệp của huyện.

Nhìn chung, điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện Đồng Hỷ thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, thời tiết khí hậu của vùng cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp, do đó cần có một chế độ canh tác hợp lý trên đất dốc mới bảo vệ xói mòn đất, đây là yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế bền vững trong hệ thống nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp nhằm phát triển kinh ntees bền vững trong hệ thống nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 39)