III. Thu nhập/ngƣời/tháng(1.000đ)
3.2.5. Các giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
Cung cấp các loại quả sạch không có thuốc BVTV, thuốc bảo quản, thuốc kích thích, không sử dụng các loại hoá chất độc hại để bảo quản quả sau thu hoạch, không phun thuốc BVTV trƣớc khi thu hoạch ít nhất là 1 tháng, vì lƣợng thuốc BVTV còn tồn dƣ trong quả sẽ gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng.
Cán bộ khuyến nông cần cung cấp các quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh an toàn, hƣớng dẫn sản xuất và quy trình chăm sóc đảm bảo yêu cầu an toàn cho sức khoẻ của ngƣời lao động.
Đối với ngƣời tiêu dùng hiểu đƣợc tác hại của việc sử dụng sản phẩm có hàm lƣợng thuốc bảo quản và phần dƣ của thuốc BVTV trong quả đối với sƣc khoẻ của bản thân. Vì vậy, ngƣời tiêu dùng cần lựa chọn mua sản phẩm quả khi tiêu dùng, tránh mua các loại quả nhập ngoài, để lâu ngày có hàm lƣợng thuốc bảo quản khi vận chuyển cao.
Nhà nƣớc có các trung tâm kiểm định chất lƣợng tiêu chuẩn vệ sinh của sản phẩm quả lƣu hành trên thị trƣờng, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng xã hội
- Công tác quản lý Nhà nước:
Tiến hành điều tra, khảo sát lập quy hoạch chi tiết phát triển cây ăn quả giai đạon 2010 - 2015. Tổ chức lại hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây ăn quả đảm bảo cung ứng đủ giống, đảm bảo chất lƣợng cho sản xuất.
Tuyển chọn, phục tráng, nhân giống cây ăn quả của tỉnh. Di nhập, khảo nghiệm và phát triển cây ăn quả tốt từ tỉnh ngoài, nƣớc ngoài. tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giống cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, huyện nhằm đảm bảo chất lƣợng cây giống bằng các biện pháp cụ thể (thông qua việc quản lý cây bố mẹ, cấp chứng chỉ vƣờn ƣơm, quy định, tiêu chuẩn cây giống và quy chế bảo hành chất lƣợng giống cây ăn quả).
Đƣa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bố trí cây ăn quả phù hợp, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh: Trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi, bảo quản chế biến.
- Công tác khuyến nông và đào tạo nâng cao tay nghề trồng cây ăn quả
Cùng với những khó khăn trong sự khan hiếm về vốn, đất… trình độ lao động trồng cây ăn quả của ngƣời dân là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay. Đoan Hùng là huyện miền núi nên trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp cận với các quy trình kỹ thuật trồng cây ăn quả không nhiều (chủ yếu là học truyền miệng và làm theo kinh nghiệm bản thân), việc nâng cao kiến thức chung về nghề làm vƣờn cây ăn quả là rất cần thiết. Các kiến thức về phổ cập tác dụng của mô hình canh tác trên đất dốc tạo môi trƣờng sinh thái bền vững, thiết kế cải tạo vƣờn tạp, bố trí, sắp xếp cơ cấu giống cây trồng cho hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chọn giống, lai ghép, trồng cây, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, ủ phân hữu cơ, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm quả, tổ chức quản lý kinh tế vƣờn CĂQ của mình, thông qua các buổi hội họp, tham gia mô hình trình diễn, hội nghị, chuyên đề, tài liệu sách báo, tạp chí chuyên ngành… vai trò của khuyến nông là rất cần thiết.
3.2.6. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả của huyện