Giải pháp về môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 118)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4.4. Giải pháp về môi trường

Thực hiện các hỗ trợ các nhóm xã hội chính, các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững bao gồm:

* Đối với Phụ nữ:

Tăng cường giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt, trình độ nghề nghiệp và năng lực quản lý kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho phụ nữ.

Hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo: Mở rộng huy động vốn và hình thành quỹ tín dụng hỗ trợ phụ nữ nghèo; Khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ; Thành lập các tổ hợp tác nhằm tạo việc làm cho phụ nữ và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh; Hình thành phong trào lựa chọn mô hình tiêu dùng hợp lý, chống lãng phí tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Tham gia bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương: Phát động phong trào sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và dùng các nguồn năng lượng sạch trong sinh hoạt gia đình; Phát động phong trào phụ nữ đi đầu trong việc thực hiện mô hình tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm và chống lãng phí; Xây dựng các mô hình phụ nữ tự quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở cộng đồng.

* Đối với thanh, thiếu niên:

Huy động thanh, thiếu niên tham gia chủ động và tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương, đặc biệt là những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của thanh, thiếu niên và liên quan đến tương lai lâu dài của nhiều thế hệ mai sau.

Hỗ trợ thanh niên tự tạo thêm việc làm bằng những chính sách ưu đãi về quyền sử dụng đất đai, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, tìm thị trường tiêu thụ...

Nhân rộng những điển hình tiên tiến về doanh nghiệp thanh niên, dự án do thanh niên làm chủ, nhà doanh nghiệp trẻ, đặc biệt đối với những dự án đòi hỏi sự gắn kết lâu dài lợi ích của những người thực hiện đối với kết quả công việc như trồng rừng, khai phá vùng đất mới, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

* Đối với nông dân:

Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nghề nghiệp và hướng dẫn kiến thức kỹ thuật, kinh tế và xã hội cho nông dân.

Động viên nông dân tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường nông nghiệp thông qua việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học theo đúng qui định; ứng dụng các kỹ thuật sản xuất nông sản sạch.

Xây dựng, phổ biến và ứng dụng rộng rãi các mô hình thành công về kinh tế hộ gia đình theo hệ sinh thái vườn-ao-chuồng (VAC), vườn-ao- chuồng-rừng (VACR).

* Đối với hoạt động phát triển du lịch.

Lồng ghép quy hoạch phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển và kinh doanh du lịch. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, trong đó lồng ghép những yêu cầu phát triển bền vững vào công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển và kinh doanh du lịch.

Hỗ trợ các cộng đồng dân cư tham gia quản lý công tác du lịch trên địa bàn của địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm giảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của nhân dân địa phương.

Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự nhiên, lịch sử và văn hóa dân tộc. Huy động sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư trong việc phát triển du lịch sinh thái và văn hóa, bảo vệ di sản và môi trường.

Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm thu hút đầu tư cho việc phát triển và bảo vệ rừng. Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng được giao khoán. Khuyến khích cải thiện đời sống thông qua sử dụng bền vững rừng và quản lý rừng theo các nhóm cộng đồng dân cư. Trao các hợp đồng bảo vệ rừng cho các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm cộng đồng dân cư để bảo đảm công tác bảo vệ và quản lý phù hợp với các khu rừng phòng hộ Triển khai các chính sách chia sẻ lợi nhuận phù hợp trong việc bảo vệ rừng nhằm khuyến khích nhân dân địa phương tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng.

* Đối với hoạt động của các hộ sản xuất, các cơ sở ngành nghề,làng nghề. Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất bạc màu, khô hạn. nguyên nhân chủ yếu do phương thức canh tác còn lạc hậu; tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi.

Quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất; Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp liên hoàn nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu.

Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông-lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)