Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 78 - 81)

5. Bố cục của luận văn

2.4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm

+ Chi phí trung bình cho 1 tấn nguyên liệu/1 hộ

Bảng 23 : Chi phí cho sản xuất nấm của hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Bình quân 1 tấn NL/1 hộ Ghi chú Số lƣợng (Nghìn đồng) Giá trị

1. Chi phí trung gian 1.106

- Nấm giống Kg 15 270 - A xít Cit ric Kg 1 36 - Bột nhẹ Kg 30 90 - Đạm Sulphat Amoni Kg 20 116 - Rơm rạ Tấn 1 210 - Muối khô kg 100 84 - Đạm U rê kg 5 35 - Supelân kg 30 59

- Chi khác: Điện, nước, CCDC... Nghìn đồng 206

2. Khấu hao TSCĐ Nghìn đồng 135

Tổng chi phí Nghìn đồng 1.241

- Trong cơ cấu phân bổ chi phí: Chi phí trung gian chiếm tỷ trọng lớn trung bình 1.106 nghìn đồng cho 1 tấn nguyên liệu chiếm 89% tổng chi phí. Chi phí cho khấuhao tài sản cố định chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí.

Là địa phương phát triển từ sản xuất nông nghiệp nên nhiều hộ đã tận dụng được các nguyên liệu, cơ sở vật chất sẵn có của gia đình để đưa vào nuôi trồng nấm như: Rơm, rạ, nhà bếp, chuồng lợn không còn sử dụng... nên đã tiết kiện được một phần chi phí sản xuất. Tuy nhiên cách thức sản xuất này chỉ phù hợp cho quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Khi thực hiện sản xuất lên quy mô lớn yêu cầu các hộ cần phải tiếp tục đầu tư và tích lũy nguyên liệu, tận dụng lợi thế sản xuất quy mô lớn để tiết kiệm chi phí.

+ Hạch toán quá trình tổ chức sản xuất nấm cho 1 tấn nguyên liệu

Qua điều tra thức tế các hộ sản xuất nấm mỡ: Năng suất trung bình đạt 213 kg/1 tấn nguyên liệu. Giá bán trung bình: 10.000 đồng/kg.

Bảng 24: Kết quả sản xuất nấm của hộ điều tra

Diễn giải Đơn vị tính Bình quân

(Nghìn đồng) Ghi chú

1. Giá trị sản xuất (GO) Nghìn đồng 2.130

2. Chi phí trung gian (IC) Nghìn đồng 1.106

3. Giá trị gia tăng (VA) Nghìn đồng 1.024

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Nghìn đồng 889

* Một số chỉ tiêu hiệu quả

- TGO=GO/IC Lần 1,926

- TVA=VA/IC Lần 0,926

- TMI=MI/IC Lần 0,804

5. MI/ công lao động gia đình Nghìn đồng/LĐ 794 6. VA/công lao động gia đình Nghìn đồng/LĐ 914

- Giá trị gia tăng (VA) trung bình của các hộ sản xuất đạt khá cao, trung bình đạt 1.024 nghìn đồng/1 hộ, tính cho lao động gia đình đạt 914 nghìn đồng/1lao động.

- Thu nhập hỗn hợp (MI) trung bình đạt khá cao, trung bình đạt 889 nghìn đồng/1 hộ, tính cho lao động gia đình đạt 794 nghìn đồng/1lao động.

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (TGO) tính bình quân cho các hộ là 1.926 lần, có nghĩa là nếu cứ đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được giá trị là 1.926 đồng tăng thêm 926 đồng. Như vậy tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí của hoạt động sản xuất nấm khá cao thể hiện các hộ có thể tiếp tục đầu tư hơn nữa cho hoạt động này để đạt hiệu quả kinh tế.

- Thu nhập hỗn hợp trung bình cho 1 lao động hộ gia đình /1 tấn nguyên liệu đạt 794 nghìn đồng.

- Giá trị gia tăng trung bình cho 1 lao động gia đình/1tấn nguyên liệu đạt 914 nghìn đồng/1 lao đông.

+ So sánh thu nhập hộ điều tra trước và sau đầu tư trồng nấm

Bảng 25: Thu nhập bình quân của các hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng/hộ

Diễn giải Trƣớc khi trồng nấm (năm 2006) Sau khi trồng nấm (năm 2007) So sánh sau/trƣớc (%) Thu nhập từ trồng lúa 6,76 7,26 107 Thu nhập từ trồng chè 1,77 2,05 116

Thu nhập từ chăn nuôi 1,33 1,43 108

Thu nhập từ trồng nấm 0 1,12

Thu nhập khác 0,92 1,06 115

Cộng 10,78 12,92 120

Từ kết quả điều tra cho thấy thu nhập bình quân hộ gia đình tăng lên đáng kể năm 2006 đạt trung bình 10,776 triệu đồng/hộ, năm 2007 khi triển khai trồng nấm thí điểm thì thu nhập của hộ tăng lên là 12,936 triệu đồng tăng 20%. Phần tăng thêm của thu nhập hộ gia đình này do nhiều nguyên nhân như: Tăng trưởng của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư phát triển nghề mới, nghề trồng nấm.

2.4.2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội

Phát triển sản xuất nấm góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững: Thứ nhất: Tạo điều kiện hình thành ngành nghề mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn.

Thứhai: Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương (Rơm rạ, mùn cưa, thân gỗ, thân, lõi, ngô...) để sản xuất đồng thời tạo ra nguồn phân hữu cơ có giá trị trong việc cải tạo chất lượng đất.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)