Những vấn đề còn tồn tại và thách thức

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 92)

5. Bố cục của luận văn

2.5.3. Những vấn đề còn tồn tại và thách thức

Phát triển du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch phát triển chậm, chưa năng động, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, hoạt động du lịch tại các điểm còn mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, giản đơn do chưa có quy hoạch tổng thể cho khu du lịch.

Đầu tư cho du lịch chưa được quan tâm do công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch, dịch vụ chưa có định hướng phát triển rõ nét, Các dịch vụ phục vụ du lịch còn thiếu, chủ yếu do nhân dân tự phát, chưa có sự quản lý của nhà nước, chưa có các điều kiện đảm bảo về an toàn cho du khách khi tham quan.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch còn thiếu và yếu đặc biệt là hệ thống đường giao thông và y tế...

Chưa có sự quản lý về hoạt động du lịch tại các điểm du lịch, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái chưa được quan tâm, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát.

Chưa hình thành được tua du lịch liên hoàn và các loại hình du lịch dọc theo dãy núi Tam Đảo.

Vấn đền bảo vệ môi trường và phát triển bền vững còn nhiều hạn chế: Môi trường du lịch bị xâm phạm bởi: Nhu cầu gỗ, củi của nền kinh tế và cho sinh hoạt, cùng với lợi nhuận siêu ngạch của việc khai thác trái phép gỗ đang dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, cạn kiệt, không tuân thủ các nguyên tắc lâm sinh, gây thiệt hại tới vốn rừng, nhất là ở các khu vực rừng già, rừng đầu nguồn; nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên; đa dạng sinh học bị mất mát và suy giảm đáng kể; ô nhiễm môi trường tại các địa điểm du lịch...

CHƢƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI

HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, DU LỊCH

3.1.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam

Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường [13].

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau [13].

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần [13].

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn,

xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường [13].

3.1.2. Quan điểm phát triển làng nghề, du lịch

3.1.2.1. Quan điểm của nhà nước phát triển làng nghề, du lịch

* Quan điểm phát triển làng nghề:

Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở những ngành nghề truyền thống, có lợi thế về lao động, tài nguyên trên địa bàn, chú trọng các vùng nông thôn đang đô thị hoá, có chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, góp phần CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn [24].

Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, môi sinh; kết hợp hài hoà giữa công nghiệp mới với công nghệ cổ truyền, giữa sản xuất tiểu thủ công nghiệp với kinh doanh du lịch, với các hoạt động dịch vụ khác [24].

Xây dựng và phát triển tiểu thủ công nghiệp phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với phát triển thương mại, dịch vụ, quy hoạch và chỉnh trang nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường [24].

* Quan điểm về phát triển du lịch.

“... Đẩy mạnh tự do hoá thương mại phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện thị trường dịch vụn, nhất là những dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch. Phát triển nhanh hơn các dịch vụ vận tải, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ tư vấn...” [1].

3.1.2.2. Quan điểm của huyện Đại Từ về phát triển làng nghề, du lịch

* Quan điểm phát triển làng nghề:

“... Tập trung cao độ mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất CN-TTCN, coi đây là bước đột phá để thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện”... “Quan tâm phát triển các làng nghề, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực CN - TTCN và dịch vụ” [2].

“Phát triển ngành nghề trong nông thôn là một giải pháp quan trọng thúc đẩy cả 3 lĩnh vực SX công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; góp phần trực tiếp tạo ra việc làm mới, thúc đẩy quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn” [11].

* Quan điểm về phát triển du lịch:

“...Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, một mũi nhọn kinh tế của huyện” [27].

“...Coi trọng phát triển du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử quy mô nhỏ, bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích lịch sử trên địa bàn” [2].

3.1.3. Phƣơng hƣớng, mục tiêu xây dựng làng nghề, du lịch

3.1.3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch của chính phủ

* Phương hướng phát triển

- Phương hướng phát triển làng nghề

Tạo môi trường và điều kiện huận lợi nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư của mọi người dân vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, kết hợp mở thêm nghề mới, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, chế biến nông sản, thực phẩm và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp khác [24].

Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc, gắn với việc xây dựng làng văn hoá - du lịch tại khu vực nông thôn [24].

Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiện và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các làng nghề, các loại hình sản xuất trang trại, hợp tác xã, sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao [1].

- Phương hướng phát triển du lịch

"Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực' [7].

Trong chương trình hành động của ngành du lịch thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012, “...đưa di lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2010” [10].

Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ thuật của cộng đồng các dân

tộc trên đất nước ta. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch [1].

* Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu phát triển làng nghề: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN giai đoạn 2006-2010 khoảng 20%; Giai đoạn 2011- 2015 khoảng 17,29% [24].

- Mục tiêu phát triển du lịch: “... Phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng, với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc văn hoá Việt Nam; đưa du lịch Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới” [9].

Mục tiêu cụ thể [10]:

- Về đón khách quốc tế: Phấn đấu đến năm 2010, Du lịch Việt Nam sẽ đón được 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế và nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 11,4%, 25 triệu lượt khách du lịch nội địa.

- Về thu nhập du lịch: Phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 4-4, 5tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch năm 2010 đạt 5, 3 tổng GDP của cả nước với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11-11,5%/năm.

- Về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Điều tra, lập quy hoạch và đầu tư xây dựng và hoàn thiện 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; Nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2010 có trên 250.000 phòng khách sạn, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách.

- Về tạo việc làm cho xã hội: Đến năm 2010 Du lịch tạo 1, 4 triệu việc làm cho xã hội, trong đó có 350.000 việc làm trực tiếp.

- Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực

3.1.3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch, du lịch sinh thái của Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ

* Phương hướng phát triển

- Phương hướng phát triển làng nghề đến 2010 [11].

Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề trên mọi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn.

Tập trung phát triển làng nghề ở những nơi đã có một bộ phận hộ nông dân có nghề truyền thống; những nơi có điều kiện, lợi thế về nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hướng phát triển làng nghề cả về quy mô số hộ và đầu tư sản xuất theo chiều sâu để đến năm 2010 hình thành những nghề, làng nghề điển hình trong một số lĩnh vực sản xuất quan trọng.

Tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để nơi nào có điều kiện thuận lợi đều có thể phát triển ngành nghề, làng nghề.

- Phương hướng phát triển du lịch.

Thu hút các nguồn vốn đầu tư để đầu tư tôn tạo các khu di tích lịch sử, cơ sở hạ tầng tiến tới hình thành tua du lịch sinh thái, lịch sử dọc triền Đông VQG Tam Đảo.

* Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu phát triển làng nghề đến năm 2010 [11]:

Đạt từ 8% trở lên số hộ nông dân trực tiếp sản xuất các ngành nghề. Tăng 20% số cơ sở SX ngành nghề ổn định trên từng xã, Thị Trấn và phạm vi toàn huyện. Đến năm 2010 toàn huyện có từ 2 - 3 làng nghề đạt tiêu chí quy định.

- Mục tiêu phát triển du lịch [8].

Hình thành rõ các điểm du lịch sinh thái, lịch sử như: Chùa Tây trúc, Đát Ngao (xã Quân Chu); Hồ Vai Miếu xã Ký Phú); Núi Văn, núi võ và các điểm thuộc quần thể di tích Lưu Nhân Chú xã Văn Yên; Thác Bom Bo và các điểm di tích lịch sử xã Mỹ Yên, Khu cửa Tử xã Hoàng Nông; Thác Ba dội (xã Phú Xuyên). Phấn đấu đến năm 2010 hình thành các tua du lịch sau:

+ Hà Nội - Phổ Yên - Chùa Tây Trúc (xã Quân Chu) - Làng văn hoá dân tộc Dao xóm Hoà Bình (Quân Chu) - Hồ Vai Miếu (xã Ký Phú) - Di tích lịch sử Lưu Nhân Chú xã Văn Yên - Bom Bo (xã Mỹ Yên) - Di tích lich sử 27/7 xã Hùng Sơn - Hồ Núi Cốc.

+ Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc - Di tích lich sử 27/7 xã Hùng Sơn - Cửa Tử xã Hoàng Nông - Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên và mô hình làng mới xã La Bằng - Thác Ba Dội xã Phú Xuyên - Di tích thanh niên xung phong và chiến khu Nguyễn Huệ xã Yên Lãng - ATK Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) - ATK Định Hoá - Thái Nguyên.

+ Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc - Di tích lich sử 27/7 xã Hùng Sơn - ATK Định Hoá (Qua xã Phú Cường, Minh Tiến) - ATK Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang)- Chiến khu Nguyễn Huệ xã Yên Lãng - Thác Ba Dội xã Phúa Xuyên - Cửa Tử xã Hoàng Nông - Hồ Núi Cốc.

Từng bước hình thành các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của huyện gồm: Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng sức; Du lịch thể thao leo núi; Du lịch mặt nước; Du lịch lịch sử - văn hoá dân tộc truyền thống.

Hình thành và phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu du lịch của khách du lịch tại các điểm, các tua du lịch.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VQG TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ SINH THÁI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VQG TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.1. Các giải pháp phát triển làng nghề

3.2.1.1. Giải pháp về đào tạo kỹ thuật

Từ kết quả phân tích cho thấy yếu tố lao động có tác động đến thu nhập khi phát triển sản xuất thêm các ngành nghề. Vì vậy đào tạo tay nghề kỹ thuật cho lao động tại khu vực VQG Tam đảo có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người nông dân trong khu vực.

Đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về những ngành nghề ở nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm và tăng thu nhập. Hoạt động này bao gồm việc xây dựng mạng lưới đào tạo nghề tại nông thôn, xây

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)