3. Phạm vi nghiên cứu
4.6. Một số biện pháp khác
4.6.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao có đạo đức nghề nghiệp:
Môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đang dần đi vào hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Chính phủ giao quyền tự chủ cho các Ngân hàng thương mại, tự chủ trong quyết định cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự mình gánh chịu rủi ro. Các Ngân hàng thương mại cũng thực hiện quyền phân cấp cho các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc, phân cấp nhất
định cho cán bộ. Bởi vậy, rủi ro trong quy tr ình nghiệp vụ, rủi ro đạo đức của cán bộ Ngân hàng sẽ có nguy cơ gia tăng nếu như Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng thương mại không thiết lập được hàng rào kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả, ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ trong nội bộ. Vì thế cần thường xuyên giám sát quản lý, theo dõi cán bộ của Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, hay cán bộ liên quan trực tiếp đến các quyết định cho vay.
Mở rộng mạng lưới cần đi đôi với khả năng quản lý, nhất là quản lý rủi ro tín dụng. Cần chuẩn bị đủ cán bộ quản lý, cán bộ khung cho mạng lưới mới chuẩn bị mở rộng. Tăng cường giáo dục nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên. Tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác đối với cán bộ trực tiếp cho vay.
4.6.2. Nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa Ngân hàng:
Nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh vệc phát triển các phần mềm giúp cho việc quản lý và phân tích chất lượng nợ nhanh chóng, chính xác. Hiện nay BIDV đã triển khai hệ thống công nghệ nhằm hiện đại hoá Ngân hàng, các quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng đều được thực hiện bởi một hệ thống quản lý thông tin hiện đại làm cho hoạt động của Ngân hàng gọn nhẹ và nhanh chóng.
Phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, triển khai các dịch vụ tiện ích từ thẻ ATM như nạp tiền cho điện thoại di động , kiểm tra tài khoản bằng SMS…, dịch vụ Ngân hàng trực tuyến - mạng nội bộ giúp cho việc huy động vốn và cho vay đối với khách hàng thuận tiện và nhanh chóng, giúp khách hàng vượt qua các hạn chế về không gian và thời gian trong giao dịch.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng của hoạt động tín dụng của Ngân hàng là một điều hết sức cần thiết, cần phải thực hiện đúng, đầy đủ và phải kiểm tra kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao nhất. Vì nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng giúp Ngân hàng gia tăng lợi nhuận.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
Chất lượng tín dụng là một yếu tố quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế nâng cao chất lượng tín dụng không những là trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thẩm định cho vay mà còn là trách nhiệm của nhà quản trị, trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương và nhiều cơ quan quản lý khác. Những quy định luật pháp có liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại được ban hành bởi cơ quan lập pháp, Ngân hàng Trung ương và ở các cấp độ khác nhau từ các văn bản luật đến các văn bản dưới luật. Bên cạnh các cơ quan quản lý tiền tệ, từng Ngân hàng thương mại đều rất quan tâm đến chất lượng tín dụng vì nó là vấn đề sống còn của Ngân hàng và luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi Ngân hàng đều có quy định riêng về bảo đảm an toàn cho vay phù hợp với đặc điểm của mỗi Ngân hàng. Các quy định này là căn cứ để chủ sở hữu Ngân hàng giám sát toàn bộ quy trình hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ngày càng phát triển, đa dạng nhất là trong lĩnh vực tín dụng. Để nâng cao chất lượng đòi hỏi Ngân hàng thương mại phải không ngừng cải tiến, nâng cao công nghệ Ngân hàng để đáp ứng được tiến trình hiện đại hoá Ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để hiện đại hoá Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ đáp ứng được công việc trong thời kỳ mới, giỏi nghiệp vụ và phải có đạo đức nghề nghiệp, giỏi nghiệp vụ thì mới đáp ứng được trình độ ngày càng đổi mới và phát triển của công nghệ ngân hàng, tận tâm với nghề, đạo đức tốt sẽ tránh được rủi ro nghề nghiệp.
Hiện đại hoá ngân hàng, phát triển công nghệ ngân hàng sẽ giúp cho trung tâm phòng ngừa rủi ro ngày càng hiện đại. Trung tâm phòng ngừa rủi ro được chú trọng phát triển sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn, nhanh hơn, chính xác hơn. Từ đó sẽ giúp cho nhà quản trị ngân hàng có đầy đủ thông tin một cách nhanh nhất về khách hàng, về thị trường,... từ đó sẽ dễ dàng phân tích nhanh và
chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả.
Qua việc phân tích hoạt động tín dụng của BIDV Trà Vinh ta thấy được Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả: thể hiện qua lợi nhuận tăng lên hàng năm.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn không thể đáp ứng 100% nhu cầu đi vay của kách hàng nhưng trong thời gian tới Chi nhánh không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới mở rộng địa bàn đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động trên toàn Tỉnh chứ không tập trung ở Thị xã như hiện nay, điều này sẽ góp phần giúp BIDV Trà Vinh ngày càng thân thiết hơn với khách hàng đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
5.2. Kiến nghị:
Đối với chính quyền địa phương:
Khuyến khích phát triển và mở rộng quy mô sản xuất đối với doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể vì đây là nhựng đối tượng có tiềm năng phát triển rất cao nhưng lại có quy mô vốn nhỏ nên chậm phát triển.
Đối với các ngành như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản thì các cơ quan chức năng cần phối hợp với Ngân hàng để có thể vừa hỗ trợ về kỹ thuật vừa hỗ trợ về vốn nhằm đảm bảo làm ăn hiệu quả và phát triển nhanh chóng.
Đối với Chi nhánh BIDV Trà Vinh:
Tuy chưa thể hiểu hết các vấn đề của Ngân hàng qua thời gian thực tập ngắn ngủi nhưng em xin có một số ý kiến đóng góp như sau:
Tăng cường công tác tuyển dụng bồi dưỡng cán bộ, phân công công tác phù hợp với khả năng và chuyên môn đào tạo.
Ngân hàng thường xuyên thay đổi vị trí công tác của cán bộ nhằm tránh ti êu cực là việc làm rất tốt giúp trong sạch bộ máy hoạt động của mình tuy nhiên nếu việc làm này là thường xuyên sẽ làm cho cán bộ không mặn mà lắm với vị trí hiện tại của mình.
Tăng cường các hoạt động quảng cáo, bổ sung thêm danh mục các sản phẩm tín dụng có hình thức khuyến mãi và đa dạng các hình thức khuyến mãi nhằm
kích thích thị hiếu của khách hàng đến tham gia giao dịch, có các hình thức khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng nhằm tăng cường huy động vốn.
Đối với cho vay dự án lớn Ngân hàng nên tham gia cho vay hợp vốn hoặc khuyến khích khách hàng nên mua bảo hiểm tín dụng.
Tích cực tăng trưởng tín dụng nhưng không mở rộng tràn lan, tập trung vào tín dụng xuất khẩu và triển khai các giải pháp đồng bộ để tăng trưởng cho vay khách hàng kinh doanh các mặt hàng ngành nghề lĩnh vực là thế mạnh trên địa bàn như gạo và thủy sản...
Tích cực có nhưng hình thức ưu đãi về lãi suất đối với những khách hàng lớn, những khách hàng lâu năm và những doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn hiệu quả.
Các bộ phận liên quan với nhau cần phối hợp thật tốt để đảm bảo hoạt động tín dụng được diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, hướng cho khách hàng vay vốn sử dụng các dịch vụ hiện có của Chi nhánh đảm bảo cung cấp dịch vụ ngân hàng trọn gói.
Triển khai áp dụng các sản phẩm mới của Trung ương và đề xuất những ý tưởng về sản phẩm mới phù hợp với tình hình của địa bàn nhằm thu hút khách hàng nâng cao năng lực cạnh tranh.
BIDV Trà Vinh là một Ngân hàng lớn và có uy tín trên địa bàn Tỉnh, với vai trò và tầm vóc đó nhưng Ngân hàng chỉ mới triển khai hoạt động 3 máy ATM, đây là một con số còn quá khiêm tốn, do đó Chi nhánh cần xây dựng thêm nhiều trụ sở ATM nữa. Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu mà còn thu hút thêm một nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như thu hút các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu chi lương qua thẻ cho nhân viên của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2008.
2. Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh.
3. Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhán Trà Vinh.
4. Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Trà Vinh.
5. Sổ tay tín dụng CIC 2008. 6. Website: www.bidv.com.vn