3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thương mại dịch vụ 253.123 340.618 657.562 87.495 34,57 316.944 93,05 Công nghiệp xây dựng 77.915 110.661 174.758 32.746 42,03 64.097 57,92 Thủy sản 4.544 7.010 3.120 2.466 54,27 -3.890 -55,49 Nông nghiệp 3.327 10.449 7.984 7.122 214,07 -2.465 -23,59 Khác 21.113 54.783 60.576 33.670 159,47 5.793 10,57
Tổng cộng 360.022 523.521 904.000 163.499 45,41 380.479 72,68
(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng BIDV Trà Vinh)
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm TMDV CNXD Thủy sản Nông nghiệp Khác
Do khách hàng chủ yếu của BIDV Trà Vinh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên kinh doanh trong các ngành về thương mại và dịch vụ nên doanh số thu nợ của ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Trong năm 2006 doanh số thu nợ của ngành thương mại dịch vụ đạt 253.123 triệu đồng, năm 2007 tăng 87.495 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 34,57% so với năm 2006. Trong năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên 316.944 triệu đồng tương đương tăng 93,05% so với năm 2007.
Đối với ngành công nghiệp xây dựng cũng như thế, chiếm tỷ trọng đứng sau nhóm thương mại dịch vụ về doanh số thu nợ. Trong năm 2007 tăng 32.746 triệu đồng tức là tăng 42,03% so với năm 2006, còn năm 2008 thì tăng 64.097 triệu đồng tương ứng tăng 57,92% so với năm 2007.
Các con số trên cho thấy đây là một dấu hiệu tốt khi Ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm những khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu quả để có thể trả nợ tốt. Mặt khác, Ngân hàng cũng đã tăng cường các biện pháp xử lý nợ quá hạn và khó đòi góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho Chi nhánh.
Còn đối với các nhóm ngành như Nông nghiệp, Thủy sản hay một số ngành khác có sự biến động tăng, giảm qua các năm là do tình hình cho vay qua các năm biến thiên không theo xu hướng nhất định mà phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kinh tế vĩ mô hay tác động của thị trường trong và ngoài nước dẫn đến tình hình thu nợ cũng biến động theo.
3.3.2.4. Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế:
Bảng 7: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thương mại dịch vụ 2.500 500 2.139 -2.000 -80 1.639 327,8 Công nghiệp xây dựng 1.400 280 791 -1.120 -80 511 182,5 Thủy sản 800 160 362 -640 -80 202 126,25 Nông nghiệp 1.310 262 607 -1.048 -80 345 131,68 Khác 802 158 893 -644 -80,3 735 465,19
Tổng cộng 6.812 1.360 4.792 -5.452 -80,03 3.432 252,35
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm TMDV CNXD Thủy sản Nông nghiệp Khác
Hình 10: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế cũng giảm trong năm 2007 và tăng lên trong năm 2008, nguyên nhân là do năm 2006 và 2007 các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cụ thể là năm 2007 tỷ lệ nợ xấu ở các ngành đều giảm ở mức 80% so với năm 2006, còn đến năm 2008 thì tình hình kinh tế có nhiều biến động đã làm cho nợ xấu của Ngân hàng trong năm này tăng lên.
Tuy tình hình nợ xấu biến động tăng giảm không theo quy luật nào nhưng ta vẫn chưa thể kết luận tình hình nợ xấu như vậy có ảnh hưởng gì đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng hay không, do đó ta sẽ tiếp tục xem xét và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
3.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại BIDV Trà Vinh:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa hai bên cho vay và đi vay trên cơ sở có hoàn trả để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho toàn xã hội. Đó là một quan hệ kinh tế giữa Ngân hàng và các chủ thể kinh tế, các nhà doanh nghiệp và cá nhân được xuất phát từ lợi ích của hai bên. Do tín dụng là một phạm trù có tính phức tạp, nên khi đánh giá chất lượng tín dụng ta phải xét trên nhiều gốc độ khác nhau để bảo đảm tính đúng đắn và chính xác của vấn đề.
Chất lượng tín dụng được đánh giá bằng hiệu suất sử dụng vốn vay, thể hiện ở sự tăng trưởng về chất cũng như về lượng, thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận làm ra và được đánh giá bằng việc hoàn trả vốn vay theo đúng thời hạn cả vốn và lãi của
người đi vay và những lợi ích mà họ đạt được trong quá trình sử dụng tiền vay của Ngân hàng.
Vì thế những căn cứ để đánh giá chất lượng tín dụng được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây :
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008
Vốn huy động Triệu đồng 175.000 170.000 209.000 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 275.000 332.000 434.000 Doanh số thu nợ Triệu đồng 360.022 523.521 904.000 Tổng dư nợ Triệu đồng 254.722 318.647 394.400 Tổng nợ xấu Triệu đồng 6.812 1.360 4.792 1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 63,64 51,2 48,16 2. Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 92,63 95,98 90,88 3. Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 2,67 0,43 1,21 4. Vòng quay tín dụng Vòng 1,4 1,6 2,3
Căn cứ bảng số liệu trên, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu để hiểu rõ kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Trà Vinh trong thời gian qua:
3.4.1. Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Vốn huy động rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với phương châm "đi vay để cho vay" thì vốn huy động phải chiếm 70% trở lên trên tổng nguồn vốn. Năm 2006 huy động vốn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là 63,64%, năm 2007 vốn huy động chiếm tỷ trọng là 51,2%, năm 2008 là 48,16% trong tổng nguồn vốn.
Qua phân tích ta thấy tình hình huy động vốn chưa đạt được như mong muốn, nguyên nhân là do tình hình cạnh tranh về lãi suất huy động ngày càng gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn, một phần do Trà Vinh là tỉnh nghèo, phần lớn người dân có nhu cầu về vốn nhiều hơn. Mặt khác Chi nhánh chưa được chủ động điều chỉnh lãi suất huy động và các hình thức khuyến mãi hấp dẫn để cạnh tranh trong việc huy động vốn mà phần lớn đều thực hiện theo sự chỉ đạo từ BIDV Việt Nam. Vì nguồn vốn huy động thì không đủ để đáp ứng vốn cho các thành phần kinh tế nên vốn điều chuyển từ Trung ương luôn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn. Do đó làm cho chi phí sử dụng vốn tăng cao và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
3.4.2. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn:
Năm 2006 dư nợ trên tổng nguồn vốn là 93,63%, năm 2007 là 95,98%, năm 2008 là 90,88%. Ta biết rằng trong thời kỳ lạm phát cao mỗi Ngân hàng thương mại đều phải tự điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dư nợ nhất là dư nợ cho vay trung - dài hạn để phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn điều này sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn chỉ nên dành vốn vào những dự án nhanh tạo ra khối lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, do đó tỷ lệ này biến động đặc biệt là trong năm 2008 thì tỷ lệ này thấp hơn 2 năm trước đó.
Tuy vậy kết quả này cho thấy Ngân hàng sử dụng nguồn vốn mang lại hiệu quả cao, biết uyển chuyển để đối phó với những biến động của kinh tế, Ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng khách hàng, đặc biệt là Ngân hàng đã có sự chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình xét duyệt cho vay để đảm bảo tín dụng đưa ra có chất lượng cao và khả năng thu hồi nợ đúng hạn phù hợp tình hình kinh tế.
3.4.3. Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng một cách rõ rệt và chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó. Tỷ lệ này hiện nay chấp nhận ở mức tối đa là 1,6%.
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng vốn thực tế của Chi nhánh đã được cải thiện từ năm 2006 - 2008. Năm 2006 nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,67%. Sang năm 2007, tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng đã tốt hơn rõ rệt, năm 2007 nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,43% đã giảm nhiều so với năm 2006, năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên đôi chút là 1,21% thấp hơn so với mức chấp nhận của Ngân hàng đề ra. Chứng tỏ chất lượng tín dụng của BIDV Trà Vinh hiệu quả.
3.4.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này năm 2006 là 1,4 vòng, năm 2007 là 1,6 vòng và năm 2008 là 2,3 vòng. Vòng quay tín dụng luôn tăng qua các năm cho thấy hiệu quả hoạt động của Chi nhánh ngày càng cao. Việc sử dụng vốn của các thành phần kinh tế đúng mục đích và chất lượng ổn định và việc thu hồi nợ của Chi nhánh được tăng
cường nên vốn đầu tư luân chuyển ổn định, đúng kế hoạch, chất lượng tín dụng được cải thiện, đảm bảo an toàn vốn và đầu tư có hiệu quả.
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng công tác tín dụng của Ngân hàng: 3.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn:
Do mức thu nhập bình quân đầu người của Tỉnh còn rất thấp đạt 8,9 triệu đồng người/năm (năm 2008), vì thế mức tích lũy không cao khả năng đầu tư tiền gửi vào Ngân hàng là rất thấp. Mặt khác do những biến động trên thị trường hiện nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẽ thường có tâm lý trữ vàng hơn là gửi tiền vào Ngân hàng. Điều đó làm cho Ngân hàng rất khó khăn trong việc gia tăng nguồn vốn để phục vụ mục đích trăng trưởng tín dụng.
Các doanh nghiệp còn xa lạ với việc chi trả tiền lương cho nhân viên qua ATM trong khi đây là nguồn huy động vốn không kỳ hạn rất lớn.
Ngày càng xuất hiện nhiều Ngân hàng trên địa bàn như Vietcombank, Sacombank, Đông Á… tạo nên một bối cảnh cạnh tranh gay gắt về lãi suất, phí và thị phần hoạt động… Sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi cũng như các hình thức khuyến mãi của các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác huy động vốn.
Hoạt động của Chi nhánh còn phụ thuộc quá nhiều vào BIDV Việt Nam cùng với cơ chế quản lý vốn tập trung làm cho Chi nhánh BIDV Trà Vinh chưa được chủ động về nguồn vốn, lãi suất cạnh tranh… lãi suất định ra không phù hợp với điều kiện cạnh tranh hiện tại trên địa bàn.
Chưa phát huy lợi thế về mạng lưới hoạt động để tổ chức huy động vốn. Nguồn vốn không ổn định do cơ cấu về vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn thường xuyên bị mất cân đối, khoảng cách giữa vốn huy động v à dư nợ còn lớn thiếu tính chủ động trong kinh doanh.
3.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cho vay của Chi nhánh BIDV Trà Vinh: Trà Vinh:
Ta dễ dàng nhận thấy rằng hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của các ngân hàng thương mại, hoạt động này mang lại nguồn vốn để Ngân hàng có thể cung cấp tín dụng và một số hoạt động dịch vụ khác, như vậy nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác cho vay của Ngân hàng chính là nguồn vốn.
Là một tỉnh nghèo, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ trình độ công nghệ còn lạc hậu, thiếu vốn kinh doanh nên hoạt động chủ yếu dựa vào vốn Ngân hàng nên thường xuyên bị động, giá thành sản phẩm gia tăng, cạnh tranh không hiệu quả dẫn đến khả năng trả được nợ cho Ngân hàng cũng suy giảm nhất là doanh nghiệp mang tính chất thời vụ như: công ty thủy sản, công ty mía đường Trà Vinh…
Áp dụng quy trình tín dụng chặt chẽ là một điều rất tốt trong cho vay tuy nhiên có thể tạo nên sự phân vân do dự không quyết đoán rõ ràng và sẽ dẫn đến mất khách hàng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn.
Tuy có nhiều cố gắng trong công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay không làm thường xuyên liên tục nên xử lý nợ có nhiều vấn đề không kịp thời dẫn đến cho gia hạn nợ.
Chưa thu thập thông tin kịp thời về thị trường, về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để dự báo rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh của doanh nghiệp hoặc khối ngành để có thể đi tới quyết định cho vay.
Như vậy, nhận tín dụng và cấp tín dụng đều là các khâu quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, vì thế việc bảo đảm nguồn vốn phục vụ cho vay và việc thu nợ cho vay để gia tăng nguồn vốn đảm bảo cho sự hoạt động của Ngân hàng đều quan trọng.
3.6. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng: 3.6.1. Ưu điểm: 3.6.1. Ưu điểm:
Với sự nổ lực của tập thể Chi nhánh đã đạt nhựng kết quả đáng kể trong thời gian qua. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức trong năm 2008.
Doanh số cho vay và dư nợ luôn tăng trưởng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có khuynh hướng giảm và nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng.
Ngân hàng luôn tổ chức cho cán bộ Ngân hàng được học hỏi thêm kiến thức chuyên môn qua các khóa đào tạo của BIDV Việt Nam.
3.6.2. Nhược điểm:
Thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung do vậy lãi suất huy động thường thấp hơn các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Các sản phẩm dịch vụ khác như: thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ không có gì đột phá trong khi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM, BSMS, Direct – Banking … chậm khai thác các tính năng tiện ích.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV TRÀ VINH
Chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhưng không phải bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng cũng được Ngân hàng tìm mọi cách đáp ứng mà những nhu cầu này phải trong khuôn khổ những quy trình, quy định của pháp luật. Đây chính là yêu cầu mang tính bắt buộc trong quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra và để giúp cho Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng em xin có một số giải pháp như sau:
4.1. Quy trình tín dụng:
Quy định chặt chẽ về việc cho vay và đảm bảo tiền vay:
4.1.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng:
Hoạt động tín dụng phải trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản luật thường chỉ quy định những điều khoản có tính chất khung, ít quy định cụ thể và chi tiết về những vấn đề có liên quan đến việc bảo đảm an toàn cho vay của Ngân hàng.
Quy định cụ thể và chi tiết về những vấn đề nhằm bảo đảm an toàn khi cho vay, do các Ngân hàng tự quy định trong chính sách tín dụng của mình như: Khi khách hàng có nhu cầu xin vay vốn thì cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng, phân tích phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản đảm bảo, thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn và