Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Trang 31)

3. Phạm vi nghiên cứu

3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Thực hiện định hướng đã đề ra “tiếp tục đổi mới và hòa nhập nhanh vào cơ chế thị trường, kinh doanh đa năng, tổng hợp, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế”. Xuất phát từ định hướng nêu trên BIDV Trà Vinh đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng.

Ta thấy rằng doanh số cho vay qua 3 năm đã có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể năm 2007 là 591.568 triệu đồng tăng 185.072 triệu đồng về số tuyệt đối tương đương 45,53% về số tương đối, còn năm 2008 thì tăng 388.171 triệu đồng về số tuyệt đối hay 65,62 về số tương đối so với năm 2007.

Việc tăng trưởng cao của chỉ số này là do trong năm 2007 và 2008 tỷ lệ lạm phát của nước ta là khá cao kéo theo sự tăng lên của giá cả của nhiều mặt hàng hay nói khác hơn là giá cả nguyên liệu đầu vào tăng làm cho các doanh nghiệp đi vay nhiều hơn, điều này làm doanh số cho vay tăng cao trong 2 năm 2007 và 2008.

Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chiếm 88,46% năm 2007 chiếm 90,7% và năm 2008 chiếm 94,59% trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy ưu thế của cho vay ngắn hạn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh lưu động cho doanh nghiệp, hỗ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp để thực hiện tốt mục tiêu sản xuất kinh doanh. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn tuy có tăng giảm đôi chút về số tuyệt đối nhưng về số tương đối thì giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2006 chiếm 11,54% thì năm 2007 chiếm 9,3% và đến năm 2008 thì con số này giảm còn 5,41% so với tổng doanh số cho vay. Sở dĩ cho vay trung và dài hạn giảm là do trong thời kỳ lạm phát cao Ngân hàng phải thực hiện thắt chặt tiền tệ giảm khối lượng tiền trong lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước nên Ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng đã ký hợp đồng hoặc một số dự án thực sự có hiệu quả với mức độ rủi ro cho phép.

359,588 46,908 536,563 55,005 926,739 53,000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - dài hạn

167,026 87,696 218,315 100,332 284,200 110,200 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - Dài hạn

Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 3.3.1.2. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng:

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng qua các năm. Tổng dư nợ của năm 2007 là 318.647 triệu đồng, so năm 2006 tăng 63.925 triệu đồng về số tương đối tăng 25,09%. Năm 2008 tổng dư nợ là 394.400 triệu đồng so năm 2007 tăng 75.753 triệu đồng về số tương đối tăng 23,77%.

Dư nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 167.026 triệu đồng, chiếm 65,57% trong tổng dư nợ, con số này trong năm 2007 là 218.315 triệu đồng chiếm 68,51% trong tổng dư nợ và tăng 51.289 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với 30,71% về số tương đối so với năm 2006. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong năm 2008 là 72,06% tăng 65.885 về số tuyệt đối hay 30,18% về số tương đối so với năm 2007.

Tương tự như vậy tình hình dư nợ trung và dài hạn cũng tăng dần qua các năm như năm 2007 tăng 12.636 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tăng 14,4% về số tương đối so với năm 2006. Trong năm 2008 thì về số tuyệt đối là tăng 9.868 triệu đồng hay tăng 9,83% về số tương đối so với năm 2007.

Như vậy tình hình dư nợ cho vay đều tăng dần qua các năm, điều này là rất tốt vì dư nợ năm nay càng lớn thì sẽ là nguồn thu cho năm sau.

3.3.1.3. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Trong những năm qua, công tác thu nợ được Chi nhánh hết sức quan tâm nên doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 523.521 triệu đồng tăng 163.499 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với

307,753 52,269 483,083 40,438 861,000 43,000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - Dài hạn

Hình 5: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

tăng 45,41% về số tương đối so với năm 2006. Năm 2008 con số này đạt 904.000 triệu đồng tức là tăng 380.479 triệu đồng về số tuyệt đối hay 72,68% về số tương đối so với năm 2007.

Nhìn chung doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, ví dụ như trong năm 2008 doanh số thu nợ đạt 904.000 triệu đồng là do vừa thu nợ ngắn hạn trong năm 2008 vừa thu các khoản nợ trung và dài hạn trong những năm trước đó nhưng nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong doanh số cho vay qua các năm nên việc cho vay ngắn hạn càng nhiều trong năm cũng góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng cao.

Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 85,48% năm 2007 chiếm 92,27% và năm 2008 chiếm 95,24% trong tổng doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn là 483.083 triệu đồng so năm 2006 tăng 175.330 triệu đồng tức là tăng 56,97%. Năm 2008 là 861.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 377.917 triệu đồng hay tăng 78,23%. Ta có thể thấy mặt khả quan trong việc thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh, sở dĩ việc thu nợ ngắn hạn đạt kết quả cao như vậy là do Ngân hàng rất chú trọng đến việc lựa chọn những khách hàng có uy tín, kinh doanh đạt hiệu quả cao để đặt mối quan hệ tín dụng. Đồng thời khâu thẩm định hay xét duyệt cho vay của các cán bộ tín dụng cũng tương đối kỹ càng làm cho tình hình thu nợ khả quan hơn qua các năm.

Doanh số thu nợ cho vay trung dài hạn: Năm 2006 doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm 14,52%, năm 2007 chiếm 7,73% và năm 2008 chiếm 4,76% trong tổng doanh số thu nợ từng năm. Năm 2007 doanh số thu nợ trung dài hạn là

40.438 triệu đồng so năm 2006 giảm 11.831 triệu đồng tức là giảm 22,63%. Năm 2008 là 43.000 triệu đồng so năm 2007 tăng 2.517 triệu đồng tức tăng 6,22%.

Đạt được kết quả như vậy cho thấy Chi nhánh rất chú trọng trong việc lựa chọn khách hàng để đặt quan hệ tín dụng, thẩm định các phương án vay vốn của khách hàng trên cơ sở an toàn về tín dụng là yêu cầu cơ bản chứ không chạy theo lợi nhuận trước mắt. Mặt khác, chi nhánh thường xuyên tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu và khó đòi góp phần làm tăng doanh số thu nợ cho chi nhánh.

3.3.1.4. Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng:

Nợ xấu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có mối liên hệ rất chặt chẽ với tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp đi vay nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Cũng như doanh số thu nợ thì chỉ tiêu nợ xấu cũng góp phần phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Theo quy định về tín dụng nợ quá hạn phải chịu mức l ãi suất 150% của món vay kể từ ngày món vay đó quá hạn. Điều này nhằm thúc đẩy các đơn vị vay vốn có cơ chế quản lý hợp lý đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực hơn. Tuy nhiên khi Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng trong cho vay thì tình hình nợ xấu tăng lên là điều khó tránh khỏi do đó Ngân hàng phải chịu rủi ro tương ứng với doanh số cho vay của mình.

Cụ thể tình hình biến động nợ xấu qua các năm như sau: Trong khi năm 2006 nợ xấu là 6.812 triệu đồng thì đến năm 2007 chỉ còn 1.360 triệu đồng giảm 5.452 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với giảm 80,03% về số tương đối. Đến năm 2008 tình hình nợ xấu lại tăng lên 3.432 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với tăng 252,35% về số tương đối so với năm 2007

2,631 4,181 482 878 3,129 1,663 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - Dài hạn

Hình 6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Cũng theo xu thế chung của tổng nợ xấu, phân tích riêng theo ngắn hạn và trung – dài hạn cũng tuân theo quy luật chung.

Tình hình nợ xấu ngắn hạn năm 2006 là 2.631 triệu đồng, năm 2007 là 428 triệu đồng giảm 2.149 triệu đồng tương đương với giảm 81,68%. Năm 2008 thì lại tăng so với năm 2007 là 2.647 triệu đồng về số tuyệt đối hay 549,17% về số tương đối.

Tình hình nợ xấu trung và dài hạn cũng vậy, năm 2007 giảm so với năm 2006 là -3.303 triệu đồng hay giảm 79% còn với năm 2008 thì tăng về số tuyệt đối là 785 triệu đồng hay 89,41% về số tương đối so với năm 2007.

285,110 86,463 5,277 4,700 24,946 407,300 123,518 7,538 6,715 46,497 705,100 213,700 2,700 8,300 49,939 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

TMDV CNXD Thủy sản Nông nghiệp Khác

Hình 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 3.3.2. Phân tích tình hình tín dụng theo ngành kinh tế:

3.3.2.1. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế:

Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thương mại dịch vụ 285.110 407.300 705.100 122.190 42,86 297.800 73,12 Công nghiệp xây dựng 86.463 123.518 213.700 37.055 42,86 90.182 73,11 Thủy sản 5.277 7.538 2.700 2.261 42,85 -4.838 -64,18 Nông nghiệp 4.700 6.715 8.300 2.015 42,87 1.585 23,6

Khác 24.946 46.497 49.939 21.551 86,39 3.442 7,4

Tổng cộng 406.496 591.568 979.739 185.072 45,53 388.171 65,62

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

Nếu tính theo ngành kinh tế thì thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cho vay cao nhất. Con số này năm 2007 là 407.300 triệu đồng tăng 122.190 triệu đồng hay tăng 42,86% so với năm 2006, còn năm 2008 là 705.100 triệu đồng tăng 297.500 triệu đồng tương ứng tăng 73,12% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các ngành thương mại và dịch vụ đang phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây và các ngành này đang tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh và đây là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trên đại bàn tỉnh Trà Vinh.

Công nghiệp và xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh số cho vay tính theo ngành kinh tế, năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 37.055 triệu đồng tương ứng với 42,86% so với năm 2006 và trong năm 2008 thì tăng 90.182 triệu đồng hay 73,11% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tỉnh Trà Vinh đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện để chuẩn bị nhưng công tác cuối cùng cho quá trình trở thành thành phố trực thuộc tỉnh nên có nhu cầu cho vay để phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp.

Là một tỉnh ven biển nên Trà Vinh cũng rất tập trung vào phát triển thủy sản và thủy sản là ngành xuất khẩu chủ đạo của tỉnh Trà Vinh, tuy nhiên do ảnh hưởng của lạm phát việc vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do lãi suất khá cao (>1,5%/tháng) làm cho người nuôi thủy sản e ngại về lợi nhuận sau thu hoạch nên họ thu hẹp quy mô hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác. Cụ thể là doanh số cho vay trong năm 2007 là 7.538 triệu đồng tăng 42,85% so với năm 2006, nhưng con số này trong năm 2008 là 2.700 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 4.838 tương ứng với giảm 64,18%. Bên cạnh đó các ngành như nông nghiệp và một số ngành khác cũng được chú trọng cho vay, ngành nông nghiệp tăng 42,87% trong năm 2007 và 23,6% trong năm 2008, còn một số nghành khác thì tăng 86,39% trong năm 2007 và 7,4%trong năm 2008.

Xét về tổng quát tình hình doanh số cho vay của BIDV Trà Vinh tăng dần qua từng năm là do Ngân hàng không ngừng cải tiến quy trình hoạt động của mình, chủ trương hoạt động theo cơ chế một cửa giúp cho khách hàng thuận tiện trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cải tiến trong khâu lựa chọn khách hàng và khâu thẩm định cho vay. Tuy nhiên Ngân hàng cũng không thể hoàn toàn loại bỏ được những khách hàng gây ra những rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm TMDV CNXD Thủy sản Nông nghiệp Khác

Hình 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 3.3.2.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế:

Bảng 5: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thương mại dịch vụ 128.524 195.206 238.490 66.682 51,88 43.284 22,17 Công nghiệp xây dựng 71.233 84.090 113.290 12.857 18,05 29.200 34,72 Thủy sản 6.106 6.634 4.100 528 8,65 -2.534 -38,2 Nông nghiệp 11.443 7.709 7.790 -3.734 -32,63 81 1,05 Khác 37.416 25.008 30.730 -12.408 -33,16 5.722 22,88

Tổng cộng 254.722 318.647 394.400 63.925 25,09 75.753 23,77

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

Ta thấy rằng doanh số cho vay ở ngành thương mại và dịch vụ đều chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm, do đó doanh số thu nợ của nhóm ngành này cũng tuân theo quy luật này. Từ năm 2006 con số này là 128.524 triệu đồng đến năm 2007 là 195.206 triệu đồng tăng 66.682 triệu đồng về số tuyệt đối hay tăng 51,88% về số tương đối. Sang đến năm 2008 là 238.490 triệu đồng tăng 22,17% tức tăng 43.284 triệu đồng so với năm 2007.

Ở khối ngành công nghiệp và xây dựng cũng tăng 18,05% trong năm 2007 và tiếp tục tăng lên 34,72% trong năm 2008. Ngành Thủy sản thì tăng 8,65% trong năm 2007 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2008 là 38,2%, nguyên nhân là do các khách hàng vay nợ trước đó đã trả gần hết nên đến năm 2008 dư nợ cho vay chỉ còn lại 4.100 triệu đồng. Nông nghiệp và các ngành khác đều giảm trong

năm 2007 nhưng lại tăng trở lại trong năm 2008 cụ thể ngành nông nghiệp tăng 1,05% và các ngành khác tăng 22,88%.

Nhìn chung tình hình dư nợ qua 3 năm đều tăng điều này thể hiện quy mô tín dụng ngày càng mở rộng và lớn mạnh. Tuy nhiên dư nợ tăng đòi hỏi Ngân hàng phải có một trình độ quản lý cho phù hợp tránh những trường hợp thừa nguồn cho vay nhưng khi cho vay thì thẩm định qua loa sẽ tạo nên những rủi ro tiềm ẩn và ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Tuy vậy dư nợ tín dụng và tình hình cho vay chỉ có thể phản ánh quy mô của hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn về chất lượng tín dụng thì phải xem xét thêm nhiều chỉ tiêu liên quan khác.

3.3.2.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế:

Bảng 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thương mại dịch vụ 253.123 340.618 657.562 87.495 34,57 316.944 93,05 Công nghiệp xây dựng 77.915 110.661 174.758 32.746 42,03 64.097 57,92 Thủy sản 4.544 7.010 3.120 2.466 54,27 -3.890 -55,49 Nông nghiệp 3.327 10.449 7.984 7.122 214,07 -2.465 -23,59 Khác 21.113 54.783 60.576 33.670 159,47 5.793 10,57

Tổng cộng 360.022 523.521 904.000 163.499 45,41 380.479 72,68

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng BIDV Trà Vinh)

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm TMDV CNXD Thủy sản Nông nghiệp Khác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)