Tình hình thực hiện IPO và niêm yết của các công ty trên thị trường

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết (Trang 28 - 30)

I. Tình hình thực hiện IPO và niêm yết của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam chứng khoán Việt Nam

Theo uỷ ban chứng khoán nhà nước, tính đến nay, tổng số vốn hoá của cổ phiếu trên thị truờng chứng khoán Việt Nam đã lên tới 20tỷ USD chiếm khoảng 31% GDP. Theo xu hướng này và nếu việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của 1 loạt doanh nghiệp quy mô lớn diễn ra theo đúng dự kiến ban đầu thì dự báo đến hết năm 2007 đầu năm 2008 tổng số vốn hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam chiếm khoảng 40% GDP.

Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2007, hai trung tâm giao dịch chứng khoán đã tổ chức đấu giá lần đầu cho 40 doanh nghiêp, với tổng số vốn gần 451.000.000 cổ phiếu. Trong số đó phải kể đến các công ty lớn như Đạm Phú Mỹ ,tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt, tổng công ty bảo hiểm dầu khí, tập đoàn Vincom.

Trên thị trường OTC tính đến nay ước tính có khoảng 350 cổ phiếu và trái phiếu của hơn 300 doanh nghiệp và ngân hàng thương mại cổ phần… . Với tổng giá trị vốn hoá khoảng 500.000 tỷ đồng. Như vậy tình hình IPO của Việt Nam thời gian gần đây diễn ra khá sôi động. Bên cạnh những con số đáng mừng nói trên là những vấn đề còn tồn tại về IPO chưa được giải quyết hết.

1. Những xu hướng bất cập từ phía nhà đầu tư

Để có được IPO thành công những người tham gia thị trường IPOs nên là những người đầu tư dài hạn. Cách tiếp cận thông thường sẽ làm các nhà

đầu tư bỏ tiền ra hôm nay với kỳ vọng rằng công ty sẽ phát triển và niêm yết trong tương lai, và khi đó giá trị mà nhà đầu tư nắm giữ sẽ được tối đa hoá nhờ tính thanh khoản và giá trị công ty gia tăng. Tất nhiên, các nhà đầu tư hoàn toàn có quyền lựa chọn mua hay bán cổ phiếu tại bất kỳ thời điểm nào mà lợi ích được tối đa hoá.

Song thị trưòng IPO Việt Nam có thể nhìn thấy một kịch bản khác. Nhiều cuộc trò chuyện, tiếp xúc với các nhà đầu tư cho thấy rằng hầu hết trong số họ đều coi IPO là cơ hội tốt để kiếm tiền bằng cách đoán giá và đợi kết quả. Điều này có thể được chứng minh bằng một thực tế là ngay sau khi các kết quả được thông báo, những nhà đầu tư thành công chào bán cổ phiếu với mức giá chỉ cao hơn một chút, thậm chí thấp hơn mức giá đấu thành công trên các trang web không chính thức dành cho những giao dịch được gọi là OTC. Xét ở mức độ nào đó, điều này thể hiện tiềm năng của thị trường hậu IPO. Nhưng nó cũng cho thấy một thực tế là có quá nhiều nhà đầu tư đăng ký đấu giá mà không hề có ý định đầu tư. Mục tiêu chớp cơ hội của những người này làm tăng cầu nên điều đó sẽ chẳng thể nói lên câu chuyện thật về IPO.

2. Bất cập từ phía nhà phát hành

Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã có từ trước năm 2000 đặc biệt là sau khi Quốc hội đã ban hành luật doanh nghiệp năm 2006. Đó là một chủ trương lớn, phù hợp và cần thiết với xu thế hội nhập quốc tế, nó thực hiện đa dạng hoá sở hữu tài sản trong các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, đẩy mạnh nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng XHCN.

Vấn đề đấu giá cổ phần lần đầu trên thị trường chứng khoán của Việt Nam, là một công tác đòi hỏi chúng ta phải tập trung thực hiện. Việc này không tách rời khỏi công tác cổ phần hoá doanh nghiệp.

Một trong những công tác có tầm quan trọng để thực hiện IPO là việc xác định giá trị doanh nghiệp, kèm theo nó là việc xác định số lượng cổ phiếu (xác định số cổ phần nhà nước giữ lại là số cổ phẩn ưu đãi bán cho các cổ đông là cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp số cổ phần bán ra bên ngoài) để IPO.

Thực hiện việc này cần tập trung chỉ đạo từ chủ trương, đến quá trình thực hiện của các cấp, bộ, ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và ngành chứng khoán. Chúng ta đều biết thị trường chứng khoán hết sức sôi động và đột biến tăng vọt vào đầu 2007, đến nay thì ngược lại đang trong xu thế giảm hoặc đang từng bước phục hồi. IPO cũng trong xu thế ấy: có nhiều nhà nghiên cứu coi đó cũng là quá trình điều chỉnh khó tránh khỏi, thậm chí là cần thiết trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán ở nước ta.

Nhà nước đang trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của thị trường chứng khoán nói chung và về IPO nói riêng, nhằm từng bước hoàn chỉnh dần khuôn khổ pháp lý về hoạt động quan trọng này. Song, những văn bản đó khó tránh khỏi những nội dung cần được sửa đổi bổ sung thay thế dần cho phù hợp, để tránh thất thoát tài sản của cả nhà nước ở các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá góp phần minh bạch trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong quản lý vốn và các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, góp phần xoá bỏ tình trạng khép kín trong quá trình IPO.

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết (Trang 28 - 30)