Kế toán phân phối lợi nhuận

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT NGHIEP - NGUYEN DIEM (Trang 40)

1.2.10.1 Khái niệm:

Phân phối lợi nhuận là việc chia số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cho các đối tượng có quyền lợi liên quan.

1.2.10.2 Chứng từ sử dụng:

Tất cả những giấy tờ, chứng từ, sổ sách liên quan đến việc phân phối lợi nhuận.

1.2.10.3 Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán:

Tài khoản sử dụng: TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của DN. - Số lợi nhuận thực tế của hoạt động - Trích lập các quỹ của DN. KD của DN trong kỳ.

- Chia cổ tức lợi nhuận cho các cổ đông. - Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh. lẻ của cấp dưới được cấp trên bù. - Nộp lợi nhuận lên cấp trên. -Xử lý các khoản lỗ về hoạt động KD

SD: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý SD: số lợi nhuận chưa phân phối . hoặc chưa sử dụng.  Sổ sách kế toán: - Sổ chi tiết TK 421 - Nhật ký chung - Sổ cái TK 421

1.2.10.4 Sơ đồ 1.19 : Sơ đồ hạch toán:

111,112,338 421 (1) 414,415,431,418 4212 4211 (2) (4) 411 (3) 414,415,431,418 (5) (6) 336 136 (7) (8) (9) (10)

Chú thích:

(1) Tạm chia lãi cho các bên góp vốn liên doanh, cho các cổ đông. (2) Tạm trích lập các quỹ doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế. (3) Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp.

(4) Cuối năm, kết chuyển số LN chưa phân phối trong năm từ chi tiết năm nay sang chi tiết năm trước.

(5) Xác định số LN được phân phối trường hợp số LN được phân phối thực tế lớn hơn số đã tạm phân phối.

(6) Xác định số LN được phân phối trường hợp số LN được phân phối thực tế nhỏ hơn số đã tạm phân phối.

(7) Đơn vị cấp dưới phải nộp số LN cho đơn vị cấp trên. (8) Đơn vị cấp trên thu số LN từ đơn vị cấp dưới.

(9) Đơn vị cấp trên cấp cho đơn vị cấp dưới số lỗ SXKD. (10) Số lỗ hoạt động SXKD được đơn vị cấp trên cấp bù. 1.2.11 Kế toán phải trả nội bộ:

1.2.11.1 Khái niệm:

Phải trả nội bộ là các khoản phải trả giữa doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, Tổng Công ty, Công ty về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc các khoản mà các đơn vị trong doanh nghiệp độc lập đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp dưới hoặc đơn vị thành viên khác.

1.2.11.2 Chứng từ sử dụng:

- Phiếu chi.

- Giấy báo Nợ của Ngân hàng.

1.2.11.3 Tài khoản sử dụng và sổ sách kế toán:

Tài khoản sử dụng: TK 336: Phải trả nội bộ TK 336 – Phải trả nội bộ

- Số tiền đã trả cho đơn vị trực thuộc. - Số tiền phải nộp cho Tổng Công ty, - Số tiền đã nộp cho Tổng Công ty, Công ty. Công ty.

- Số tiền đã trả về các khoản mà các đơn vị -Số tiền phải trả cho đơn vị trực thuộc bội bộ thu hộ hoặc chi hộ đơn vị nội bộ. - Số tiền phải trả các đơn vị khác trong nội bộ.

SD: số tiền còn phải trả, phải nộp cho các đơn vị trong nội bộ DN.

Sổ sách kế toán:

- Sổ chi tiết TK 336 - Sổ Nhật ký chung - Sổ cái TK 336

1.2.11.4 Sơ đồ 1.20 : Sơ đồ hạch toán:

211 411 336 642 (7) (1) 214 414,415,431 (2) 511 111,131 421 (3) 3331 (9) 152,153,331,641,642 (4) 156 133 111,112 (5) 632 (10) (6)

156 3331 111,112,136 (8) 155,156 512 (11) (12) 133 Chú thích:

(1) Định kỳ tính vào CP QLDN số phải nộp cho Tổng Công ty, Công ty.

(2) Tính số phải nộp về các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi.

(3) Số lợi nhuận phải nộp về Tổng Công ty, Công ty.

(4) Số tiền phải trả cho Tổng Công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ khác về các khoản đã được họ chi trả hộ.

(5) Thu tiền hộ Tổng Công ty, Công ty và các đơn vị nội bộ khác.

(6) Khi trả tiền cho Tổng Công ty, Công ty và đơn vị nội bộ về các khoản phải trả, phải nộp, chi hộ, thu hộ.

(7) Khi có quyết định điều chuyển TSCĐHH cho các đơn vị khác trong Tổng Công ty, Công ty.

(8) Nhận được hàng của Tổng Công ty, Công ty.

(9) Khi bán được hàng thì phản ánh doanh thu và thuế GTGT đầu ra. (10) Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

(11) Phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ khi sử dụng ngay hóa đơn GTGT mà không sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. (12) Phản ánh giá vốn hàng hóa nhập kho theo giá bán nội bộ chưa thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KDKK SỐ 5 – CÔNG TY CỔ PHẦN KIM

KHÍ TP.HCM

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ Phần Kim Khí TP.HCM

 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ TPHCM

 Tên tiếng anh: HOCHIMINH CITY METAL CORPORATION

 Tên giao dịch chứng khoán: HMC  Biểu tượng của công ty:

 Vốn điều lệ: 210 tỷ đồng

 Loại cổ phần: cổ phần phổ thông

 Trụ sở chính: số 8 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Kim Khí TP.HCM là đơn vị được cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty Kim Khí TP.Hồ Chí Minh - theo Quyết định số 2841/QĐ-BCN ngày 07/9/2005 của Bộ Công Nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là mua bán kim khí (kim loại đen, kim loại màu); máy móc thiết bị; nông, lâm, hải sản; khoáng sản; sản phẩm kim loại; gỗ và sản phẩm về gỗ; sản xuất gia công sản phẩm kim khí, kinh doanh khách sạn; lữ hành; cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà ở....

Là một công ty đã trải qua hơn 30 năm hoạt động trong ngành kinh doanh kim khí. Công ty đã khẳng định được vị trí là nhà cung cấp thép hàng đầu ở Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới bán buôn, bán lẻ rộng khắp, có mối quan hệ thương mại mật thiết hơn 50 Công ty xuất khẩu, nhà sản xuất thép lớn trên thế giới. Là đại lý lớn của các nhà sản xuất thép có uy tín trong nước.

Công ty đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2008, Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng”.

2.2 Giới thiệu về Xí nghiệp Kinh Doanh Kim Khí (KDKK) số 5:

Xí nghiệp KDKK số 5 là đơn vị trực thuộc Công ty CP Kim Khí TP.HCM.

2.2.1Giới thiệu chung:

 Địa chỉ: Khu phố 4, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh  Điện thoại: ( 08) 38963974 - 38960400

 Fax: (08) 38963974

 Email: xn5@metalhcm.com.vn

 Xí nghiệp kinh doanh Kim Khí số 5 được thành lập ngày 25/04/1986.  Tổng diện tích: 1112,32 m2. Trong đó, diện tích văn phòng:112,32 m2;

diện tích kho bãi:1000 m2.

 Ngành nghề kinh doanh: mua, bán các loại sắt thép xây dựng.

2.2.2 Mặt hàng kinh doanh chính:

 Thép xây dựng: gồm có thép vằn, thép tròn cuộn, thép tròn trơn …được cung cấp bởi các nhà sản xuất thép trong nước như: Thép Miền nam, Vinakyoei.

- Thép vằn, thép tròn cacbon: chủ yếu phục vụ cho

ngành xây dựng các công trình yêu cầu chịu lực cao, tòa nhà cao ốc, cầu đường, hầm …với đường kính từ D10 - D42, ngoài ra còn phục vụ cho ngành xây dựng dân dụng, gia công cơ khí (Ø10 - Ø 18).

- Thép cuộn: phục vụ cho việc gia công kéo dây (Ø6 -

Ø10), gia công chế tạo boulon thông dụng (Ø12 - Ø18), xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (Ø10 - Ø32).

 Thép chính phẩm: bao gồm thép tấm, lá, cuộn, thép hình H, I, U và thép ống đạt tiêu chuẩn, chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài (Nga, Nhật, Hàn Quốc, …) và một số nhà sản xuất thép trong nước như: Pomina, Thép Miền Nam. Các sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho việc gia công cơ khí, các cơ sở đóng tàu, khung kèo bằng thép trong các công trình xây dựng công nghiệp, cầu đường, sản xuất công nghiệp.

 Thép tấm, lá sai quy cách: bao gồm thép tấm, lá,

cuộn, …không đúng chuẩn, sai quy cách, …được nhập khẩu từ nước ngoài như: Nhật, Nga, Hàn Quốc, … chủ yếu phục vụ cho các nhà sản xuất, gia công thép; các nhà máy thép ống, thép định hình, sản xuất khung nhà kho; các cơ sở đóng tàu biển; các nhà kinh doanh thép cán phẳng, …

 Phế liệu: bao gồm phế liệu thu mua trong nước,

vật tư cắt phá tàu, thiết bị cũ, các vật tư dư thừa, …chủ yếu phục vụ cho các cơ sở nhỏ sản xuất thép xây dựng sử dụng nguyên liệu là các nguồn phế liệu tận dụng và các lò sản xuất phôi từ thép phế liệu.

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ Xí Nghiệp Kinh Doanh Kim Khí số 5:

2.2.3.1 Chức năng:

- Tổ chức mua bán các mặt hàng kim khí, các loại hàng hóa khác sản xuất trong và ngoài nước. Bán các loại hàng hóa do công ty khai thác và nhập khẩu.

- Khai thác nguồn kim khí và các loại hàng hóa khác ngoài xã hội để bổ sung thêm nguồn hàng kinh doanh của công ty theo các phương án do công ty duyệt.

2.2.3.2 Nhiệm vụ:

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn , hàng hóa, lao động do công ty giao.

- Chấp hành pháp luật nhà nước, các quy định của công ty về kế hoạch, tài chính, hàng hóa, lao động, thị trường… thực hiện theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.

- Hoạt động theo phương thức hoạch toán báo sổ của công ty Cổ Phần Kim Khí TP HCM, được sử dụng con dấu riêng theo quy định.

- Các xí nghiệp có trách nhiệm phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ hàng tháng về văn phòng công ty để tổng hợp kết quả kinh doanh toàn công ty.

2.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy Xí nghiệp KDKK số 5:

2.2.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý: Sơ đồ 2.1

2.2.4.2 Giải thích:

 Giám đốc xí nghiệp:

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các phó Tổng Giám đốc và sự chỉ gián tiếp của của Tổng Giám đốc.

PHÓ GIÁM ĐỐC XÍ

NGHIỆP GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

P.HÀNH

- Điều hành mọi hoạt động của xí nhiệp theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên, đúng điều lệ của Công ty, mục tiêu quy chế của Công ty và tuân thủ các quy định của Pháp luật.

- Được lựa chọn và đề xuất cấp trên bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc xí nghiệp.

- Có quyền quyết định bán hàng hay không bán hàng. Chỉ có Giám đốc mới có quyền đề nghị xin chuyển hàng của Công ty để kinh doanh tại Xí nghiệp.

 Phó Giám đốc xí nghiệp

Phó Giám Đốc có quyền đưa ra chiến lược cho công ty với điều kiện Giám Đốc là người ký ban hành.Công việc cụ thể của Phó Giám Đốc là giúp việc cho Giám Đốc và thực hiện quyền điều hành cty do chính Giám Đốc ủy nhiệm.

 Phòng Hành chính Tổng hợp:

- Phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc điều hành và

thực hiện các hoạt động hành chính, tổng hợp kế hoạch và hoạt động mua bán sắt thép xây dựng của Xí nghiệp.

- Phòng Hành chính Tổng hợp còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho phòng Kinh doanh tiếp khách hàng để ký kết các hợp đồng mua bán tại Xí nghiệp mình. Ngoài ra, còn thực hiện công tác quản lý, xây dựng đội ngũ nhân viên, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho nhân viên các phòng chức năng khác.

 Phòng Tài chính Kế toán:

- Quản lý nghiệp vụ Kế toán:

+ Tổ chức ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của Xí nghiệp.

+ Hỗ trợ hướng dẫn Xí nghiệp thực hiện đúng chính sách, quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.

+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực của các chứng từ, tính chính xác của các số liệu. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo thống kê kịp thời theo quy định của Công ty, và theo chế độ của Nhà Nước.

+ Thực hiện nghiệp vụ thu chi, nhập xuất, theo dõi và thu hồi công nợ. + Đưa các báo cáo và các sổ sách Kế toán về Công ty đúng theo thời gian mà Công ty quy định.

- Quản lý tài sản và quản trị tài chính:

+ Quản lý và bảo quản con dấu, sử dụng con dấu của Xí nghiệp khi được sự cho phép của Giám đốc, chịu trách nhiệm đóng dấu các hợp đồng mà Giám đốc đã ký.

+ Quản lý quỹ là tài sản chính của Xí nghiệp. + Quản lý hợp đồng mua bán.

+ Tổ chức kiểm kê hợp đồng hàng năm, sau đó đưa về Công ty theo quy định.

+ Tiếp đón các đoàn thanh tra tài chính của Công ty theo định kỳ hoặc đột xuất.

+ Tham mưu cho Giám đốc trong quá trình phân tích hoạt kinh doanh nhằm phát hiện ra những khả năng tiềm tàng và khắc phục những thiếu sót còn tồn tại.

+ Quản lý tập trung, thống nhất số liệu kế toán thống kê để cung cấp số liệu chính xác về cho Công ty.

+ Lập kế hoạch tài chính, đảm bảo cung cấp kịp thời theo nhu cầu kinh doanh của Xí nghiệp.

 Phòng Kinh doanh:

- Nhiệm vụ chính : tìm kiếm khách hàng.

- Theo dõi tình hình thị trường về lĩnh vực kinh doanh của mình để tham mưu cho Giám đốc trong quá trình định giá bán.

- Chịu trách nhiệm quan hệ trực tiếp với khách hàng và lấy ý kiến đóng góp của họ về chất lượng sản phẩm của mình.

- Đưa các chứng từ cho phòng Kế toán để dược xuất kho hàng hóa sau khi được Giám đốc phê duyệt.

 Phòng bảo vệ:

Nhiệm vụ chính là bảo vệ trật tự, giám sát tình hình ra vào cổng của nhân viên, khách hàng, các xe chở hàng. Đồng thời, chịu trách nhiệm dưới sự mất mát mọi tài sản của Xí nghiệp.

2.2.5 Mục tiêu kinh doanh:

Với mục tiêu " tất cả vì sự hài lòng" và phương châm hoạt động là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn xem chất lượng là trách nhiệm hàng đầu phải hoàn thành. Do vậy, tất cả các sản phẩm trước khi giao cho khách hàng đều phải thông qua bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vì thế, tất cả các sản phẩm của Xí nghiệp cũng như Công ty khi đến tay khách hàng luôn đảm bảo về chất lượng, tính năng kỹ thuật và được khách hàng tin cậy.

2.2.6 Hệ thống quản lý chất lượng và chính sách khách hàng:

 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. cho các hoạt động. Toàn bộ quy trình quản lý chất lượng trong tất cả các khâu đã được thiết lập đảm bảo mục tiêu phát triển trong tương lai.

 Xí nghiệp đã tổ chức phân loại khách hàng và có từng chính sách cụ thể ưu tiên với từng loại. Cụ thể:

- Nhóm khách hàng đặc biệt: là những khách hàng truyền thống có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và ổn định, có uy tín thanh toán trên thị trường được Xí nghiệp tổ chức thẩm định và Giám đốc phê duyệt công nhận. Nhóm khách hàng này được tín chấp 100% tổng số tiền nợ. - Nhóm khách hàng loại A: là những khách hàng có quy mô hoạt động sản

mua hàng của Xí nghiệp, công nợ quá hạn (nếu có) nằm trong phạm vi cho phép và thanh toán đầy đủ lãi suất quá hạn. Trường hợp này phải có cán bộ bán hàng bảo lãnh nợ, cán bộ bảo đảm nợ phải có tài sản đảm bảo tối thiểu 20% tổng số tiền được phép nợ. Nhóm khách hàng này được tín chấp tối đa 80% tổng số tiền được phép nợ.

Một phần của tài liệu KHOA LUAN TOT NGHIEP - NGUYEN DIEM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w