Giải pháp về quản trị hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Trang 95 - 98)

- Thức ăn Hóa chất, chế

1 SOUTH VINA 3,

3.2. Giải pháp về quản trị hoạt động sản xuất

Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao kéo theo là những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe về vấn đề VSATTP. Hướng đến chất lượng là xu hướng chung của con người ở mọi quốc gia. Theo như mô hình kim cương của Michael E. Porter, điều kiện

nhu cầu (cầu lớn hay cầu khắt khe) trong nước sẽ thúc đẩy các công ty ở nước đó cải tiến, đổi mới sản phẩm tốt hơn. Điều đó lý giải tại sao hàng Nhật luôn nắm giữ vị trí tốt trong lòng người tiêu dùng trên Thế Giới. Thị trường Nhật nói riêng và Liên minh Châu Âu nói chung là những thị trường có được điều kiện nhu cầu lớn và khắt khe, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho quốc gia. Bởi vậy, đối với những hàng hóa muốn xuất khẩu vào những thị trường đó nhất thiết phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về VSATTP. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chế biến Cá Tra, Cá Basa, để giành giật khách hàng, một số doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành. Sau đó áp dụng các thủ đoạn gian dối (tăng trọng lượng giả tạo, giảm chất lượng, hạ giá mua nguyên liệu…) để tránh lỗ. Theo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Lương Lê Phương tại cuộc họp bàn giải pháp nâng cao chất lượng và bình ổn giá sản phẩm Cá Tra, Cá Basa xuất khẩu qui định kiểm soát hàm lượng nước trong sản phẩm Cá Tra đông lạnh ≤ 83 % theo khối lượng và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2010 [10]. Nguyên nhân của vấn đề không tuân thủ VSATTP là do Nhà nước chưa qui định và kiểm soát giá sàn xuất khẩu; chưa qui định giá sàn mua nguyên liệu và áp dụng cơ chế bình ổn giá nguyên liệu thủy sản (như đã áp dụng cho cà phê, gạo).

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề này cần thiết phải nâng cao vai trò kiểm soát của Nafiqad hơn nữa. Nafiqad là đơn vị quản lý trực tiếp các doanh nghiệp chế biến thủy sản, là người kiểm tra điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, kiểm tra VSATTP và cấp chứng thư cho từng lô hàng của doanh nghiệp trước khi xuất. Chỉ có Nafiqad mới biết rõ chất lượng sản phẩm làm ra của doanh nghiệp nào thật, doanh nghiệp nào đối phó và phải “cương quyết” không cấp chứng thư đối với những lô hàng có kết quả không đảm bảo đủ điều kiện VSATTP. Phải làm được điều này thì sự tồn tại của các cơ quan kiểm tra chất lượng mới thực sự có ý nghĩa.

Qua khảo sát thực tế công tác kiểm soát VSATTP tại Nam Việt ta thấy các yếu tố nguyên liệu đầu vào (cá nguyên liệu, hóa chất phụ gia, bao bì …) trước khi đưa vào sản xuất đều được công ty kiểm soát rất tốt. Công ty có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và các nhân viên kiểm nghiệm được đào tạo chính quy. Quá trình tổ chức sản xuất và triển khai đơn hàng từ lập kế hoạch mua nguyên liệu cho đến thành phẩm cấp đông bao gói đều được công ty áp dụng theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP và các tiêu chuẩn quốc tế như BRC, IFS, ISO 22000. Tuy nhiên, việc công ty có rất nhiều tiêu chuẩn chứng nhận

trong và ngoài nước không có nghĩa Công ty luôn đảm bảo VSATTP và chất lượng sản phẩm luôn đạt yêu cầu. Các khiếu nại khách hàng chủ yếu là chất lượng không đảm bảo (sử dụng quá nhiều hóa chất phụ gia, tỷ lệ mạ băng vượt cho phép). Trong những năm qua, Nam Việt đã đánh giá quá trình sản xuất thông qua kết quả và số lượng sản phẩm làm ra chứ chưa đánh giá bằng hiệu quả. Điều đó có thể được nhận thấy qua việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến công suất lớn. Hậu quả của việc làm ồ ạt ấy đã khiến cho Nam Việt bị tụt hạng trong Top những doanh nghiệp xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa lớn nhất Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến chất lượng VSATTP và tính bền vững. Do đó, giải pháp có thể giúp Nam Việt cải thiện chất lượng, lấy lại uy tín của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh:

Tuân thủ nghiêm túc điều kiện sản xuất và chấp hành tiêu chuẩn VSATTP:

Lãnh đạo cao nhất trong công ty phải cam kết chấp hành mọi tiêu chuẩn VSATTP và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các cấp dưới của mình thực hiện đúng tiêu chuẩn VSATTP. Nếu Nam Việt đã chọn cho mình thị trường mục tiêu thì Nam Việt phải xác định sản phẩm làm ra là sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm giá trị giá tăng. “Khách hàng chọn đến ta để mua hàng thì ta cũng phải cân nhắc chọn khách hàng có uy tín để bán”. Hạn chế tối đa xuất khẩu những sản phẩm thấp, những sản phẩm ở dạng thô. Nếu không cải thiện chất lượng và nâng giá trị sản phẩm lên thì nguy cơ sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của chúng ta sẽ cho rằng bán phá giá và dễ bị tẩy chay.

Nói đến tuân thủ VSATTP thì không thể không nhắc tới Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ở Đồng Tháp. Đây được xem là doanh nghiệp điển hình trong vấn đề tuân thủ áp dụng các tiêu chuẩn về VSATTP và chế biến sản phẩm chất lượng cao, hàng giá trị gia tăng từ Cá Tra, Cá Basa. Hiện nay, Vĩnh Hoàn được xuất khẩu vào Mỹ với mức thuế chống bán phá giá là 0% và họ cũng vừa đạt được Chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo Chương trình kiểm soát của Bộ thương mại Mỹ (USDC) - Chương trình kiểm tra và đánh giá thủy hải sản nổi tiếng và lớn nhất tại Mỹ. Tất cả những gì Vĩnh Hoàn đã đạt được ngày hôm nay khiến cho nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong đó có Nam Việt phải nhìn nhận lại chính mình và đó cũng nên là mục tiêu mà các doanh nghiệp trong ngành nói chung, Nam Việt nói riêng cần hướng tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w