Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Trang 36 - 39)

- Thức ăn Hóa chất, chế

2.1.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Khi đánh giá một doanh nghiệp, chỉ tiêu đầu tiên mà mọi người hay chú ý đến chính là lợi nhuận. Tuy nhiên, để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có tốt hay không tốt mà chỉ dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận thì chưa đủ. Bên cạnh đó, ta cần phải xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.

Bảng 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

ĐVT: 1000 đồng

Doanh thu thuần 1.000đ 3.193.437.266 3.319.203.434 1.859.350.740

Lợi nhuận sau thuế 1.000đ 370.340.944 97.746.310 (127.709.548)

Tổng tài sản 1.000đ 2.343.972.403 2.659.846.087 2.200.098.168

Vốn chủ sở hữu 1.000đ 1.692.403.660 1.601.476.557 1.470.025.670

Doanh lợi doanh thu % 11,60 % 2,94 % -6,87 %

Doanh lợi tổng tài sản % 15,80 % 3,67 % -5,80 %

Doanh lợi vốn chủ sở hữu % 21,88 % 6,10 % -8,69 %

Lãi cơ bản/CP 1.000đ 5,95 1,49 -1,95

Thu nhập bình quân người/ tháng

1.000đ 1.500 1.700 1.900

(Nguồn: phòng kế toán – Công ty cổ phần Nam Việt)

Nhìn chung bảng đánh giá ở trên ta thấy các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận đều có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể:

Doanh lợi doanh thu năm 2008 là 2,94 % tức là cứ 1 đồng doanh thu thu về thì có được 0.0294 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2007 là đúng. Nguyên nhân là do năm 2008 doanh thu thuần tăng 125.766.168 nghìn đồng (tốc độ tăng 3,94%) trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm 272.594.634 nghìn đồng (tốc độ giảm 73,61%). Việc giảm lợi nhuận sau thuế chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của các khoản chi phí. Cụ thể: Năm 2008 doanh thu thuần tăng 3,94% trong khi giá vốn hàng bán tăng 14,08%, doanh thu hoạt động tài chính tăng 161,11%, nhưng chi phí hoạt động tài chính lại tăng nhiều hơn với tốc độ 329,16%, đây cũng là điều dễ hiểu khi năm 2008 là năm mà tình hình suy thoái kinh tế diễn ra mạnh mẽ, lãi suất ngân hàng biến động mạnh và có xu hướng tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn so với năm 2007. Sang năm 2009, tình hình kinh doanh chưa được cải thiện khi chỉ tiêu doanh lợi doanh thu còn giảm thấp hơn so với năm 2008 (-6,87%), như vậy chứng tỏ trong năm công ty làm ăn không có lãi, giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của công ty là -127.709.548 nghìn đồng.

Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu, tiết kiếm chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó có thể tăng chỉ tiêu doanh lợi doanh thu.

Doanh lợi tài sản năm 2008 là 3,67 % tức là cứ 1 đồng doanh thu thu về thì có được 0.0367 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này so với năm 2007 đã giảm đi 12,13%. Như vậy khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản năm 2008 đã bị giảm xuống. Nguyên nhân là do năm 2008 tài sản tăng 315.873.684 nghìn đồng trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm 272.594.634 nghìn đồng so với năm 2007. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản trong năm kém hiệu quả, quy mô sản xuất tăng nhưng lại không làm gia tăng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, tình hình sản xuất cũng không khả quan khi doanh lợi tài sản tiếp tục giảm. Như phân tích ở trên, lợi nhuận sau thuế của công ty là một số âm. Điều này càng gây khó khăn cho công ty vì trong năm tới không có nguồn vốn nội sinh bổ sung cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

Có thể nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây liên tục đi xuống, điều này đòi hỏi ban quản trị phải có những biện pháp đổi mới, phù hợp với tình hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong năm tới, khi nền kinh tế đi vào ổn định, hi vọng công ty làm ăn có lãi, từ đó có thể làm tăng các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu, doanh lợi tài sản…

Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, thể hiện được việc bỏ vốn của chủ sở hữu có hiệu quả hay không. Trong 3 năm qua, năm 2007 chỉ tiêu này đạt lớn nhất (21,88%), có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì trong năm thu được 21,88 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 chỉ tiêu này là 6,1% (giảm 15,78% so với năm 2007) giảm rất nhiều so với năm 2007. Tình hình này vẫn không được cải thiện trong năm 2009 khi doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2009 lại nhỏ hơn 0, mỗi đồng vốn chủ không sinh lời mà còn bị lỗ.

Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của một cổ phần trong năm, chỉ tiêu này rất quan trọng đối với cổ đông của Công ty và các nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào công ty vì nó thể hiện số đồng lợi nhuận mà cổ đông có thể nhận được từ mỗi cổ phần, do đó trong năm chỉ tiêu này càng cao thì tình hình kinh doanh của công ty càng tốt, từ đó ảnh hưởng

đến giá của cổ phiếu trên thị trường. Năm 2007, EPS của Công ty khá cao đạt 5,95 nghìn đồng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhưng năm 2008, EPS giảm 4,46 nghìn đồng trên mỗi cổ phần xuống còn 1,49 nghìn đồng, tốc độ giảm khá lớn 75%. Tuy năm 2008, EPS có sự sụt giảm nhưng Công ty còn làm ăn có lãi, kết quả này còn khả quan hơn năm 2009 khi EPS trong năm này bằng -1,95, đây chính là sự phân bổ lỗ trong năm cho các cổ đông theo cổ phần. Kết quả này sẽ làm giảm giá cổ phiếu trên thị trường, từ đó làm giảm giá trị của doanh nghiệp.

Có thể nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây liên tục đi xuống, nhất là năm 2009. Điều này đòi hỏi ban quản trị phải có những biện pháp đổi mới, phù hợp với tình hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong năm tới, khi nền kinh tế đi vào ổn định, hy vọng Công ty làm ăn có lãi, từ đó có thể làm tăng các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu, doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn chủ sở hữu và EPS.

Mặc dù gặp những khó khăn, bất lợi trong thời gian vừa qua dẫn đến việc lỗ nặng trong năm 2009 nhưng Công ty vẫn hết sức quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Điều đó được thể hiện qua thu nhập bình quân tháng của người lao động đều có sự điều chỉnh tăng qua ba năm 2007 - 2009 lần lượt là 1,5 triệu đồng, 1,7 triệu đồng và 1,9 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w