- Thức ăn Hóa chất, chế
2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Vòng quay Tổng
2.3 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt
hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt
Từ những thực trạng đã được tìm hiểu ở trên, ta có thể liệt kê các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ thuộc chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa. Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá và lựa chọn ra các yếu tố là điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và nguy cơ có thể tác động đến chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại của Công ty Cổ phần Nam Việt.
Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi EFE (External Factors Evaluation Matrix): Ma trận này giúp chúng ta tóm tắt và đánh giá tầm ảnh hưởng của các tác lực ngoại vi đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Sau khi tham khảo ý kiến của 6 chuyên gia (theo Phụ lục 2), quá trình nhận diện các yếu tố bên ngoài được thể hiện như sau:
Bảng 10: Ma Trận EFE
Stt Các yếu tố môi trường bên ngoài Mức độ
quan trọng
Hệ số Số điểm quan trọng
1 Lãi suất ngân hàng giảm 0.10 2 0.19
2 Tỷ giá hối đoái tăng 0.13 3 0.38
3 Xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng 0.09 3 0.26
4 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng 0.11 3 0.34
6 Ô nhiễm môi trường gia tăng 0.10 3 0.30
7 Diện tích mặt nước lớn 0.09 2 0.19
8 Các doanh nghiệp trong ngành đối phó nhau
cùng giảm giá 0.14 4 0.56
9 Số lượng nhà cung cấp thường xuyên biến động 0.11 3 0.32
Tổng 1.00 2.95
Bảng trên cho thấy: mức độ quan trọng của yếu tố “các doanh nghiệp cùng ngành đối phó cùng nhau giảm giá” bằng 0,14 là cao nhất trong ngành thủy sản, tác động mạnh đến các thành phần trong chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt. Hệ số của yếu tố này bằng 4, có nghĩa là chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt phản ứng rất tốt trước yếu tố này.
Tổng điểm của Ma Trận EFE bằng 2,95 cho thấy, chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt có phản ứng trên trung bình trước những tác động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh.
Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ IFE (Internal Factor Evaluation Matrix): Cũng tương tự xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là tìm ra điểm mạnh và điểm yếu chính tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Dựa vào các hoạt động chính trong chuỗi giá trị (Michael E. Porter) chúng ta liệt kê và phân tích các yếu tố thuộc nội bộ chuỗi cung ứng.
Sau khi được 6 chuyên gia cho điểm và đánh giá (theo Phụ lục 3), chúng ta đưa ra được các yếu tố sau:
Bảng 11: Ma Trận IFE
Stt Các yếu tố môi trường nội bộ Mức độ
quan trọng
Hệ số Số điểm quan trọng
1 Đầu tư và mở rộng vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP.
0.08 3 0.24
2 Trình độ và kiến thức của người nuôi thấp nên
3 Thu mua theo hình thức bán mão, không có sự
phân biệt size cá. 0.07 2 0.13
4 Số lượng nguyên liệu thu mua đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.
0.07 3 0.22
5 Công ty thiếu sự liên kết với nhà cung cấp 0.09 2 0.17
6 Hệ thống kiểm tra vi sinh, hóa lý đạt chuẩn. 0.09 4 0.34
7 Chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VSATTP trong sản xuất.
0.08 1 0.08
8 Sự đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển
thị trường còn hạn chế. 0.06 2 0.13
9 Chưa chú trọng phát triển thị trường nội địa. 0.08 2 0.16
10 Đầu ra phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. 0.06 2 0.12
11 Công ty thiếu sự liên kết với các nhà nhập khẩu. 0.07 2 0.14
12 Công ty có uy tín và vị thế lớn mạnh. 0.09 4 0.34
13 Nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
0.08 4 0.33
Tổng 1.00 2.58
Bảng trên cho thấy: Điểm yếu nhất của chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt là “Chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VSATTP trong sản xuất” với hệ số bằng 1. Điểm mạnh của chuỗi cung ứng là “Hệ thống kiểm tra vi sinh, hóa lý đạt chuẩn”, “Công ty có uy tín và vị thế lớn mạnh” và “Nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách hàng” với hệ số bằng 4.
Tổng điểm của Ma trận IFE bằng 2,58 cho thấy, chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt chỉ ở mức độ trung bình. Do đó, cần phải có những biện pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng trong tương lai.
2.3.1 Cơ hội
Lãi suất ngân hàng giảm: Đối với nền kinh tế thì lãi suất cơ bản là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế quốc dân. Đối với các
doanh nghiệp hay các thành phần trong nền kinh tế thì lãi suất cơ bản là một trong những yếu tố cốt lõi cho những quyết định đầu tư. [36]
Bảng 12: Lãi suất cơ bản bình quân 2007 – 2009
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
8,25% 10 – 14% 7%
(Nguồn từ trang điện tử Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Trong 3 năm qua, lãi suất cơ bản có biến động, năm 2008 lãi suất tăng nhiều hơn so với 2 năm còn lại là do nhà nước đã sử dụng lãi suất bình quân làm công cụ nhằm hạn chế lạm phát bùng nổ, nâng cao lãi suất để hạn chế đầu tư và tăng tiết kiệm để hút bớt tiền ngoài thị trường. Tuy nhiên, sang năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 khi mà lạm phát được bình ổn, chính sách tiền tệ của nhà nước nới lỏng hơn thì lãi suất bình quân có xu hướng giảm. Đây là một dấu hiệu tốt cho các thành phần kinh tế đang cần huy động vốn cho đầu tư.
Tài chính là yếu tố quyết định tới quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, riêng đối với các thành phần trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt thì việc giảm lãi suất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua khảo sát thực trạng người nuôi, do giá nguyên liệu quá thấp không bù đắp hết chi phí cho nuôi trồng, người nông dân bị thua lỗ trong thời gian dài vừa qua nên đang cần thêm nguồn vốn để tái đầu tư tiếp tục nuôi cá. Đối với Công ty Cổ phần Nam Việt, năm 2009 Công ty đã phải gánh chịu khoản lỗ lên tới 176 tỷ đồng, trong khi thị trường tiêu thụ lại đang có những dấu hiệu phục hồi. Do đó, đây là thời điểm Công ty cần thêm nguồn vốn có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và các nhà máy vận hành một cách suôn sẻ. Lãi suất cơ bản giảm, chi phí lãi vay của người nông dân và Công ty sẽ giảm theo góp phần hạ thấp giá thành của sản phẩm. Từ đó, có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Cá Tra, Cá Basa tại thị trường các nước nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái tăng: Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa 2 đồng tiền, nó là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện tại tỷ giá hối đoái bình quân VND/USD là 18.544 đồng, tỷ giá này tăng hơn so với cuối năm
2009 (17.941 VND/USD). Tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang có xu hướng tăng, đó là niềm vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi lẽ, khi tỷ giá hối đoái tăng lên thì hàng xuất khẩu sẽ rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Công ty Cổ phần Nam Việt, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua con đường xuất khẩu (sản lượng tiêu thụ tại các thị trường nhập khẩu chiếm hơn 90% tổng sản lượng tiêu thụ). Do đó khi nhà nước duy trì tỷ giá hối đoái ở mức cao và có xu hướng tăng sẽ là điều kiện thuận lợi để Công ty tranh thủ đẩy mạnh tiêu thụ, gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ mặt hàng Cá Tra, Cá Basa. Công ty gặp thuận lợi ở khâu tiêu thụ thì người nông dân cũng sẽ bớt khó khăn hơn trong đầu ra của Cá Tra, Cá Basa thương phẩm. Mặt khác, đối với chính bản thân doanh nghiệp cải thiện quy mô sản xuất, cơ sở hạ tầng từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất.
Xu hướng tăng của tỷ giá hối đoái sẽ góp phần đem lại sự ổn định cho sự hoạt động của toàn bộ các thành phần trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt, khi mà lợi ích của các thành phần ngày càng được cải thiện.
Xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng: Việt Nam xây dựng chính sách ngoại giao: “rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [37].
Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế, từ những năm 1995 Việt Nam đã gia nhập tổ chức ASEAN, tham gia khu mậu dịch tự do AFTA năm 1996, ngoài ra Việt Nam cũng tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại cả song phương và đa phương với các đối tác lớn như EU, tổ chức kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC, Mỹ…Đặc biệt là cuối năm
2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO, và đến đầu tháng 1/2007 Việt Nam bắt đầu được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ thực hiện cam kết gia nhập WTO. Tính đến tháng 4/2010 Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia trên thế giới.
Với chính sách ngoại giao mở rộng, các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm ở nhiều nền kinh tế phát triển khác, tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức để phát triển kinh tế nước nhà.
Tất cả các thành phần kinh tế sẽ gặp nhiều thuận lợi, có được nhiều cơ hội để có thể phát triển và nâng cao tiềm lực của chính mình. Chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa Công ty Cổ phần Nam Việt có thể tranh thủ xu hướng này để phát triển thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động. Chúng ta có thể học tập thêm những kinh nghiệm nuôi cá da trơn từ những quốc gia khác để cải thiện chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến, hay chuyển giao những công nghệ hiện đại tạo điều kiện thuận lợi để các nhà máy nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến. Cái đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa đối với toàn chuỗi cung ứng khi chính phủ mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới thì cũng đồng nghĩa với việc khách hàng và thị trường tiêu thụ sẽ ngày càng được mở rộng – điều này sẽ giảm bớt áp lực trong khâu tiêu thụ và giảm sức ép của khách hàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đây cũng là yếu tố giúp cho chuỗi hoạt động ổn định và hiệu quả hơn ở tất cả các thành phần.
Mặt khác, đối với những doanh nghiệp mà mặt hàng chủ yếu tiêu thụ bằng con đường xuất khẩu thì việc Chính Phủ ký kết những hiệp định thương mại song phương và đa phương, cũng như các mối quan hệ với các tổ chức thương mại quốc tế giúp cho sản phẩm Cá Tra, Cá Basa được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và các thủ tục xuất nhập khẩu, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cho mặt hàng này ở thị trường tiêu thụ.
Môi trường kinh doanh luôn có những cơ hội dành cho những doanh nghiệp biết nắm bắt. Đây là thời điểm Công ty Cổ phần Nam Việt nên tận dụng triệt để cơ hội này để ngày càng có thể chủ động hơn trong hoạt động cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Diện tích mặt nước lớn: Như đã nói, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng đất thiên thời và địa lợi của cả nước. Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì
nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Với tổng diện tích 3,96 triệu ha, không kể hải đảo, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 65%/ tổng diện tích toàn vùng và với hệ thống kênh rạch chằng chịt nơi đây đã, đang và sẽ trở thành vùng đất sinh sống vô cùng thuận lợi của Cá Tra, Cá Basa.
Hình 2.5 Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long
Môi trường sống chủ yếu của Cá Tra, Cá Basa là môi trường nước ngọt, do đó diện tích mặt nước lớn là cơ hội để phát triển vùng nuôi và tăng sản lượng Cá Tra, Cá Basa thương phẩm cung cấp cho các nhà máy. Các nhà máy chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa hoạt động tại Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ có những lợi thế nhất định như: chủ động được nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí vận chuyển cá thương phẩm từ vùng nguyên liệu về nhà máy chế biến.
Các nhà máy chế biến của Công ty Cổ phần Nam Việt đều hoạt động tại Cần Thơ và An Giang – 2 tỉnh có kinh nghiệm và diện tích nuôi Cá Tra, Cá Basa đứng vào bậc nhất của Việt Nam. Do đó, tranh thủ cơ hội này Công ty Cổ phần Nam Việt giành được nhiều ưu thế về nguồn nguyên liệu khi cạnh tranh.
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng: Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hàng năm 4,3 %. Thị trường tiêu
thụ quan tâm nhiều hơn đến thủy sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu Protein của con người mà còn đáp ứng các chất khoáng và Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh.
Theo FAO dự báo, nhu cầu thủy sản còn có thể tăng mạnh nữa trong tương lai và mức tiêu thụ sẽ có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015.
Thị trường EU là một thị trường có nhiều tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Hiện nay, dân số của 27 nước thành viên EU khoảng 500 triệu người, cũng theo thống kê của FAO, nhu cầu tiêu thụ trung bình thủy sản của các nước trong khu vực này đạt khoảng 22kg/người/năm với tổng lượng tiêu thụ hàng năm đạt 11 triệu tấn. Hai quốc gia có lượng tiêu thụ thủy sản cao nhất là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với nhu cầu lần lượt đạt 60 kg và 40 kg. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước EU ngày càng tăng, trong khi đó sản lượng khai thác ở các nước lại liên tục giảm. Vì vậy, trong tương lai cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước này ngày càng lớn. Ở một số nước, mặt hàng cá Pollack – mặt hàng rất được ưa chuộng thì hiện nay nhu cầu tiêu thụ đang giảm mạnh do giá cả tương đối cao - đây sẽ là một lợi thế cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa trong thời gian tới. Mặt khác, bên cạnh lượng nhập khẩu tăng mạnh, thì giá nhập khẩu ở thị trường này cũng tăng một cách chóng mặt, cụ thể giá nhập khẩu thủy sản vào khu vực này đã tăng