5. Kết cấu của luận văn
2.2.1.1 Tình hình thị trường chung
Với chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thơng qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ trở thành đích nhắm của nhiều nhà đầu tư nước
ngồi. Vốn đầu tư nước ngồi, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho VN ngày càng tăng. Đầu tư nước ngồi gia tăng là một cơ hội để phát triển dịch vụ giao nhận và logistics.
Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa Việt Nam thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hĩa, dịch vụ và đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam cĩ cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn của 150 quốc gia thành viên của WTO chiếm 85% thương mại hàng hĩa và 90% thương mại dịch vụ tồn cầu. Trên thị trường rộng lớn ấy, các rào cản về hạn ngạch, thuế quan sẽ dần dần được gỡ bỏ. Hàng hĩa Việt Nam cĩ điều kiện đi ra nước ngồi thâm nhập thị trường tồn cầu trên cơ sở bình đẳng với hàng hĩa của các quốc gia khác. Tỷ trọng XNK hàng hĩa tăng sẽ tạo cơ hội cho ngành giao nhận kho vận ngoại thương của Việt Nam phát triển.
Năm 2006, lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đồn nước ngồi đang thèm muốn và tập trung khai phá. Các nghiên cứu gần đây cho thấy dịch vụ logistics ở Việt Nam mới chiếm khoảng từ 15 - 20% GDP. Nếu ước tính GDP nước ta năm 2006 khoảng 57,5 tỉ USD thì như vậy chi phí logistics chiếm khoảng 8,6 - 11,1 tỉ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40 - 60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ cực lớn. Với một nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhu cầu XNK tăng cao, nếu chỉ tính theo tỉ lệ trên đây thì phí dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam cĩ một doanh số khổng lồ và hứa hẹn tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ. Theo dự báo của Bộ Thương mại, trong 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt tới 200 tỷ USD. Như
vậy, nếu tính tỷ trọng dịch vụ logistics trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 15% như năm 2006 đạt được (thế giới cĩ nước đạt 40%) thì chỉ riêng logistics đã mang lại cho đất nước một lượng ngoại tệ khoảng 30 tỷ USD vào năm 2016. Ngồi ra, theo dự báo của các chuyên gia ngành giao nhận, tổng lượng hàng hĩa thơng qua hệ thống cảng biển Việt Nam cĩ thể đạt tới 214 triệu tấn năm 2010 và 352 triệu tấn năm 2020, trong đĩ lượng hàng container là khoảng 3,4 triệu tấn và 6 triệu tấn. Điều đĩ cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận/logistics Việt Nam cịn khá lớn.
Nhờ cĩ vị trí rất thuận lợi cho vận tải quốc tế - nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đơng Nam Á, với bờ biển trải dài trên 2000km, cĩ nhiều cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thơng đường bộ đang dần dần được đầu tư xây dựng và mở rộng là những cơ hội để phát triển ngành giao nhận và logistics.
Các lĩnh vực dịch vụ hiện cũng đang được Chính phủ Việt Nam quan tâm phát triển. Trong đĩ, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp trong và ngồi nước.
Cuối cùng, sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7- 2005 chúng ta đã bắt đầu thực hiện thơng quan điện tử thí điểm ở một số địa phương và năm 2007 đang dần dần áp dụng trên tồn quốc. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Với tình hình thị trường chung như vậy, chúng ta thấy cơng ty VINATRANS cĩ rất nhiều cơ hội để đầu tư phát triển và đa dạng hĩa hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.