BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI ROKHÁC:

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng (Trang 53)

5.3.1. Đối với nguyên nhân khách quan:

Ngân hàng xem xét và trợ giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo ra khả năng trả nợ ngân hàng tốt hơn, cụ thể như:

- Cho gia hạn nợ (đối với nợ ngắn hạn) và điều chỉnh kỳ hạn nợ (đối với nợ

trung hạn).

- Tư vấn cho khách hàng về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về các biện pháp tài chính cần áp dụng, nhằm giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra

được các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lỗ, có nguồn tài chính trả nợ cho khách hàng.

- Trợ giúp tài chính cho khách hàng vay vốn: nghĩa là có thể cho khách hàng vay một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi).

5.3.2. Đối với nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ quan thường xảy ra là từ phía khách hàng. Khi đó, Giám

đốc ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết áp dụng lãi xuất nợ quá hạn bằng 150% lãi xuất cho vay.

Áp dụng các biện pháp chế tài: xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa. Nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú, đây là cách hiệu quả nhất. Muốn vậy, ngân hàng cần có mối quan hệ tốt hoặc phải quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt để nhận đựơc sự hỗ trợ cao nhất từ chính quyền địa phương…

5.3.3. Xử lý từ khả năng hiện có của ngân hàng:

Lúc này, ngân hàng sẽ xử lý bằng quĩ dự phòng rủi ro nội bộ theo qui định của NHNO & PTNT:

- Đối với nợ trong hạn: tỉ lệ trích là: 0%

- Những khoản vay có đảm bảo có thời gian quá hạn dưới 181 ngày, khỏan cho vay không có đảm bảo có thời gian quá hạn dưới 91 ngày, tỉ lệ trích là: 20% / tổng dư nợ quá hạn từng loại.

- Những khỏan vay có đảm bảo có thời gian quá hạn từ 181 ngày đến dưới 361 ngày, khoản cho vay không có đảm bảo có thời gian quá hạn từ 91 ngày đến dưới 181 ngày, tỉ lệ trích là 50% / tổng dư nợ quá hạn từng loại. - Những khoản vay có đảm bảo có thời gian quá hạn từ 361 ngày trở lên,

khoản cho vay kông có đảm bảo có thời gian quá hạn từ 181 ngày trở lên, tỉ lệ trích là 100% / tổng nợ quá hạn từng loại.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN:

Trong thời gian vừa qua, họat động của NHNo & PTNT Quận Cái Răng có lẽ đã chịu một sức ép lớn, khi mà những biến động bất thường về giá cả và tình hình thiên tai ngày càng khắc nghiệt, công việc làm ăn của nông thôn ngày càng khó khăn khôn lường. Điều đó cũng đồng nghĩa với chuyện kinh doanh của ngân hàng găp nhiều khó khăn hơn.

Và đứng trước tình hình kinh tế phát triển như hiện nay thì vấn đề luôn

đựơc quan tâm đối với các ngân hàng đó là hiệu quả kinh tế. Để đạt đựơc hiệu quả kinh tế như mong muốn thì vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là không ngừng nổ lực, khắc phục những hạn chế của mình để phát triển. Đến nay, bằng chính nghị lực của mình, ngân hàng đã vượt qua bao khó khăn và biến động của nền kinh tế thị trường, bên cạnh còn có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác. Với tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng của ngân hàng trong ba năm qua, ngân hàng đã đáp ứng đựơc nhu cầu vốn của bà con nông dân trên địa bàn để họ yên tâm sản xuất.

Có biện pháp cụ thể trong việc cơ cấu lại tổng dư nợ cho vay theo hướng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả, tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ, phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, đồng thời có biện pháp cụ thểđể

thu hút ngày càng nhiều các loại vốn nhàn rỗi trong thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội và các tầng lớp dân cư... Tuy nhiên, trong kinh doanh thì khó khăn và rủi ro luôn tồn tại, từ đó đặt ra yêu cầu ngân hàng phải từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Vì thế, trong thời gian qua ngân hàng đã huy động được đội ngũ cán bộ dồi dào kinh nghiệm, được đào tạo qua các trường lớp nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần đoàn kết, nhất trí trong tập thể cùng với sự thống nhất điều hành trong ban Giám đốc.

Tóm lại, qua quá trình phân tích, ta có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa, hạn chế rủi

ro trong hoạt động tín dụng. Do đó, để tồn tại vững chắc và phát triển mạnh thì ngân hàng cần có các phương pháp quản trị rủi ro thích hợp, cần phải cân nhắc kỹ giữa rủi ro và lợi nhuận nhằm đạt đựơc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu hóa rủi ro nhằm đem lại lợi ích cho chính bản thân ngân hàng và góp phần phát triển nền kinh tế.

6.2. KIẾN NGHỊ:

6.2.1. Đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng: Cái Răng:

Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng để tăng doanh số cho vay của ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn thấy đựơc lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.

Ngân hàng cần xây dựng phát triển nguồn lực con người, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn

để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tổ chức các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thểđoàn kết và vững mạnh.

Cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng họat động trên cùng

địa bàn cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo, đồng thời thường xuyên đổi mới trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước:

Nhà nước cần ban hành các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng một cách đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành viên tham gia trên thị trường.

Chính quyền địa phương cần có thái độ hợp tác với ngân hàng tìm ra những dự án khả thi nhằm phát triển địa phương để ngân hàng đầu tư vốn.

Cho phép trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro được phép mua bán thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp. Vì đây là nhu cầu cần thiết của các ngân hàng nhằm để phòng ngừa rủi ro, tránh thiệt hại về uy tín và tài sản của ngân hàng từ đó đảm bảo cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả

hơn…

Tóm lại, để hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả thì ngân hàng cần có những biện pháp phòng chống rủi ro bổ sung, đồng thời cần có sự hỗ

trợ của các ban ngành khác đặc biệt là ban ngành Nhà nước. Nếu ngân hàng thực hiện tốt những điều này thì sẽ khắc phục được rủi ro có thể xảy ra trong hoạt

động kinh doanh của mình. Từ đó đưa ngân hàng phát triển phù hợp với xu hướng phát triển chung của nềsn kinh tế hiện nay.

TÀI LIU THAM KHO

1. TS. Nguyễn Văn Tiến (2001) “Đánh giá về phòng ngừa rủi ro kinh doanh trong Ngân Hàng”, NXB Thống Kê.

2. Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt (2001) “Quản Trị Ngân Hàng & Chiến Lược Ngân Hàng”, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

3. Th.S Thái Văn Đại (2003) “Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại”, tủ

sách Trường Đại Học Cần Thơ.

4. Sổ Tay Tín Dụng của Ngân Hàng Ngân Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

MC LC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆUU ...7

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ...7

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: ...8

1.2.1. Mục tiêu chung: ...8

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ...8

1.3.1. Phạm vi về thời gian và không gian: ...8

1.3.2. Phạm vi nội dung: ...8

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: ...9

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...10

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ...10

2.1.1. Khái niệm và bản chất tín dụng: ...10

2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng: ...13

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...15

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu: ...15

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: ...15

Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG ...16

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH: ...16

3.1.1. Vai trò hoạt động của Ngân Hàng: ...16

3.1.2. Chức năng hoạt của ngân hàng: ...17

3.1.3. Nội dung hoạt động: ...17

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC: ...18

3.3. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH HẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 ĐẾN 2006): ...20

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 ĐẾN 2006): ...21

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG: ...24

4.1.1. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm (2004-2006): ...24

4.1.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng: ...43

4.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG: ...48

4.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng: ...48

4.2.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: ...49

4.3. NHỮNG THIỆT HẠI DO RỦI RO TÍN DỤNG GÂY RA: ...49

4.3.1. Đối với ngân hàng: ...49 4.3.2. Đối với nền kinh tế: ...50 Chương 5 : BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG ...51 5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG: ...51 5.1.1. Biện pháp khắc phục rủi ro tín dụng: ...51 5.1.2. Biện pháp góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng: ...51 5.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TỪ NGÂN HÀNG: ...52

5.2.1. Về nghiệp vụ cho vay: ...52

5.2.2. Về nhân sự: ...53

5.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI ROKHÁC: ...53

5.3.1. Đối với nguyên nhân khách quan: ...53

5.3.2. Đối với nguyên nhân chủ quan: ...54

5.3.3. Xử lý từ khả năng hiện có của ngân hàng: ...54

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...55

6.1. KẾT LUẬN: ...55

6.2. KIẾN NGHỊ: ...56

6.2.1. Đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng: ...56

DANH MC BIU BNG

Trang

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3

NĂM (2004 – 2006) ...21

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ...25

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM...27

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHNO & PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006)...31

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ...33

Bảng 6: TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ...35

Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ...37

Bảng 8: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ...40

Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO LOẠI VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006)...44

Bảng 10: NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN THEO LOẠI VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ...45

Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ...47

DANH MC BIU ĐỒ

Trang

Biều đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006)...25

Biều đồ 2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006)...28

Biểu đồ 3: Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006)...32

Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006)...34

Biểu đồ 5: Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006)...36 Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006)...Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng (Trang 53)