Biện pháp giảm nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng (Trang 94 - 96)

Mặc dù trong thời gian qua nợ quá hạn tại Ngân hàng đã được cải thiện đáng kể nhưng rủi ro trong cho vay khách hàng luơn tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng. Do đĩ những biện pháp đề xuất giảm nợ quá hạn là luơn cần thiết trong bất kỳ thời điểm hoạt động nào. Những biện pháp đề xuất là:

- Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng thì cán bộ tín dụng phải thực hiện tốt việc điều tra, thu thập, tổng hợp thơng tin về khách hàng và phương án vay vốn trước khi ký kết hợp đồng tín dụng. Cụ thể như sau:

+ Về khách hàng vay vốn

Cán bộ tín dụng phải đi thực tế tại gia đình hoặc nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thơng tin về: gia đình của khách hàng vay vốn; mục đích vay vốn, nguồn thu nhập thường xuyên của người vay và những thành viên trong gia đình; tình trạng nhà xưởng, máy mĩc thiết bị, kỹ thuật, qui trình cơng nghệ hiện cĩ; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.

Cán bộ tín dụng cũng cĩ thể kiểm tra, xác minh thơng tin về khách hàng thơng qua hồ sơ vay vốn trước đây của họ, các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay: cơ quan

nơi khách hàng làm việc, các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương như Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phường, cơ quan thuế…

+ Về phương án sản xuất kinh doanh

Cán bộ tín dụng đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh; tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh để đánh giá thị trường đầu vào, đầu ra; tìm hiểu từ các phương tiện thơng tin đại chúng: báo, đài, mạng vi tính; tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh cùng loại.

+ Về tài sản đảm bảo nợ vay

Cán bộ tín dụng phải xem xét những giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sử dụng tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…cĩ cơng chứng của cơ quan thẩm quyền.

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi thực tế tại địa bàn nơi mình phụ trách cho vay để theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng cĩ đúng như cam kết hay khơng, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc, Trưởng phịng kinh doanh trong việc gia hạn nợ, xử lý những trường hợp khách hàng khơng cĩ khả năng thực hiện những cam kết với Ngân hàng hoặc khách hàng vi phạm hợp đồng đã ký kết.

- Chủ động tiếp cận với những khách hàng cĩ nhu cầu vay vốn và là những khách hàng cĩ tình hình tài chính tốt để nâng dư nợ và đảm bảo an tồn vốn, kiên quyết từ chối cho vay những khách hàng yếu kém về tài chính hoặc phương án sản xuất kinh doanh khơng khả thi.

- Khi những cam kết về trả gốc và lãi của khách hàng gần đến ngày thực hiện thì trước đĩ một tuần lễ, cán bộ tín dụng thơng báo bằng điện thoại cho khách hàng biết (đối với những khách hàng cĩ quan hệ nhiều lần với Ngân hàng) hoặc trực tiếp xuống địa bàn gửi giấy báo nợ gốc và lãi đến hạn, đơn đốc khách hàng thực hiện đúng những cam kết với Ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng xuống địa bàn và khơng gặp trực tiếp khách hàng thì sẽ gửi giấy báo cho Ủy Ban Nhân Dân xã, phường nơi khách hàng cư trú để thơng qua đĩ gửi cho khách hàng.

- Thay đổi quan niệm đặt nặng tài sản thế chấp hơn là hiệu quả kinh tế từ quá trình sử dụng vốn vay đem lại. Cụ thể là cán bộ tín dụng tăng cường thẩm định hồ sơ vay vốn, khảo sát thực tế, đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh; những tài sản đảm bảo

cho hợp đồng tín dụng chỉ là tuyến phịng ngừa rủi ro trong trường hợp khách hàng khơng cịn khả năng chi trả gốc, lãi cho Ngân hàng sau khi Ngân hàng áp dụng chính sách gia hạn nợ. Thực tế thì các Ngân hàng khơng muốn sử dụng đến tuyến phịng ngừa rủi ro này vì Ngân hàng sẽ tốn kém chi phí, thời gian thực hiện biện pháp chế tài đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng (Trang 94 - 96)