Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 82 - 118)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số kiến nghị

Trong công tác thanh toán lương và các khoản trích theo lương:

Doanh nghiệp nên trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định là 19% doanh nghiệp đóng thay cho người lao động (gồm: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) và người lao động đóng 6% (gồm: BHXH 5%, BHYT 1%). Để tính giá thành lại được chính xác, trình tự trích BHXH, BHYT và KPCĐ như sau:

− Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí:

Nợ TK 622 : 14,575,520 đồng Có TK 3382 : 76,713,268 x 2% = 1,534,265 đồng Có TK 3383 : 76,713,268 x 15% = 11,506,990 đồng Có TK 3384 : 76,713,268 x 2% = 1,534,265 đồng

− Khi tiến hành trích thêm chi phí công Đoàn thì tổng chi phí nhân công trực tiếp sẽ thay đổi và được phản ánh trên sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp theo biểu 3.16 như sau:

− Khi tổng chi phí nhân công trực tiếp thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi chi phi sản xuất trong kỳ và việc tính giá thành của thùng carton cũng có thay đổi như biểu 3.17

Biểu 3.17: Sổ chi tiết TK 154 khi trích thêm KPCĐ

Giá thành đơn vị sản phẩm

1,230,942,587 =

195,335

Giá thành đơn vị sản phẩm thùng carton là 6,302 đồng/kg. Ta có bảng tính giá thành mới như biểu 3.18:

Biểu 3.18: Bảng tính giá thành thùng carton mới tháng 8/2009.

Như vậy, nhìn vào biểu 3.18 ta thấy khi trích thêm kinh phí công Đoàn vào thì giá thành có tăng nhưng không bị ảnh hưởng nhiều, trong khi đó quyền lợi công nhân được nâng cao  điều này góp phần thúc đẩy công nhân yên tâm làm việc và gắng bó lâu dài với Công ty.

Phương pháp tính giá thành: hiện nay doanh nghiệp đang tính giá thành theo phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) nên giá cả nguyên vật liệu trên thị trường quyết định rất lớn đến giá thành sản phẩm  muốn giảm giá thành thì doanh nghiệp cần phải tiết kiệm tối đa chi phí vật liệu đầu vào và các chi phí phát sinh trong kỳ bằng biện pháp ra sức tìm kiếm và duy trì nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào với chi phí thấp nhất có thể.

− Các nguyên vật liệu phụ được tập hợp vào TK 627 là chưa hợp lý vì không phản ánh được phần tỷ lệ chi phí trong tổng số chi phí cấu thành nên sản phẩm. Điều này sẽ làm giảm đi chi phí NVL trực tiếp tạo nên sản phẩm. Đối với trường hợp này, vật liệu phụ mực in và hóa chất là những vật liệu trực tiếp dùng để in ấn nhãn hiệu trên thùng carton nên phải được tập hợp vào TK621.

− Trong tháng 8, toàn bộ chi phí NVL này được tập hợp là 11,050,000 đ, kế toán phải ghi:

Nợ TK621 11,050,000 đồng

Có TK 1522 11,050,000 đồng

Chứng từ sử dụng trong việc theo dõi chi phí NVL trực tiếp:

Công ty nên tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ 1lần/1 tháng để đảm bảo NVL không bị mất mát, đồng thời nên bổ sung thêm phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04-VT) (Biểu 3.19) để dễ dàng kiểm tra, đối chiếu với sổ kho về tình hình NVL cuối kỳ.

Hoàn chỉnh các loại sổ kế toán của công ty:

Công ty nên tiến hành bổ sung các phần thiếu trên sổ kế toán để các loại sổ được rõ ràng hơn. Cụ thể là trên sổ chi tiết 154, ở dòng kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC nhân viên kế toán cần nêu rõ chứng từ căn cứ để ghi sổ; tương tự đối với các sổ nhật ký - sổ cái. Điều này sẽ giúp kế toán theo dõi chi tiết hơn và giúp người xem sổ kế toán dễ nhận biết hơn.

Ví dụ: Trong sổ nhật ký - sổ cái, ở các dòng kết chuyển chi phí thì số liệu được lấy từ sổ chi tiết các tài khoản chi phí 621, 622, 627 nên cột chứng từ và ngày tháng trong sổ Nhật ký - sổ cái, ta sẽ ghi như biểu 3.20:

Tương tự đối với sổ chi tiết tài khoản 154 như biểu 3.21:

Biểu 3.21: Trích sổ chi tiết tài khoản 154 đã chỉnh sữa.

Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy công ty là một đơn vị sản xuất có quy mô tương đối lớn. Hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái, sử dụng sổ Nhật ký - Sổ cáisổ kế toán chi tiết các tài khoản để theo dõi tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Điều này có làm giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ của nhân viên kế toán nhưng sẽ khó khăn trong việc theo dõi các nghiệp vụ riêng lẻ độc lập nhau, độ chính xác sẽ giảm. Vì thế, công ty nên chuyển sang hình thức kế toán Nhật ký chung sử dụng các loại sổ như: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, Sổ kế toán chi tiết để tiến hành theo dõi các nghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng và chi tiết hơn, giúp cho công tác kế toán được chính xác hơn. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiện như biểu 3.22:

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ Nhật ký đặc biệt

Bảng cân đối phát sinh

KẾT LUẬN

Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH SX-TM-DV Hiệp Sanh em nhận thấy hiện tại Công ty có một vị trí vững chắc và một tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Đây là thời gian giúp em thử nghiệm những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho em hiểu sâu hơn kiến thức đã có.

Trong thời gian thực tập tại Công ty, nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Tăng Thị Thanh Thủy, ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban có liên quan cùng với sự cố gắng của bản thân tiếp cận với những công việc thực tiễn, em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH SX-TM-DV Hiệp Sanh”.

Qua đó, em đã nhận thức về hệ thống hóa thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty theo một trình tự khoa học và hợp lý. Đồng thời, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng.

Do còn hạn chế về trình độ và kiến thức , thời gian thực tập cũng như tìm hiểu chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty, đặc biệt là phòng kế toán và của thầy cô để làm bài luận của em được phong phú về mặt lý luận và sát với thực tiễn của công ty.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể nhân viên tại Công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh và phòng kế toán Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Tăng Thị Thanh Thủy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

1. SÁCH:

 Giáo trình Kế toán tài chính - Phần 3,4

Chịu trách nhiệm bản thảo: TS. Bùi Văn Dương. Biên tập , trình bày và bìa: Nguyễn Thị Kim Cúc

Nguyễn Đức Việt

Bộ môn Kế toán tài chính – khoa Kế toán kiểm toán - trường ĐH Kinh Tế

/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////TP. HCM.

 Kế toán chi phí – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 2008 Chịu trách nhiệm bản thảo: ThS Bùi Văn Trường.

Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa kế toán kiểm

….. toán - Đại học Kinh Tế TP. HCM.

 Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 do Bộ trưởng BTC ban hành, quyển 2 “ Báo cáo tài chính, chứng từ ghi sổ và sổ kế toán” - Nhà xuất bản tài chính, 2006.

2. GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG:

 Bài giảng kế toán giá thành – Giáo viên:ThS Trịnh Ngọc Anh, 2010.

 Bài giảng kế toán TCSX – Giáo viên: ThS Trịnh Ngọc Anh, 2009.

3. INTERNET:

Web: http://tailieuketoan.com http://tailieu.vn

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 82 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w