Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm

1.2.2.1. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ:

− Sản phẩm dỡ dang là sản phẩm đang sản xuất và chưa hoàn thành vào cuối kỳ.

− Đánh giá sản phẩm dỡ dang là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dỡ dang.

− Đánh giá sản phẩm dỡ dang dựa vào các cơ sở:

+ Chi phí sản xuất – chi phí thực tế hoặc chi phí định mức.

+ Sản lượng hoàn thành tương đương, bao gồm thành phẩm và sản phẩm dỡ dang qui đổi thành thành phẩm.

Các phương pháp đánh giá SPDD:

a. Phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVL chính) : Chi phí bằng tiền và chi

Áp dụng đối với trường hợp chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn (từ 80% trở lên) được bỏ ngay từ đầu qui trình sản xuất và SP đang chế tạo giữa các kỳ ổn định. Theo phương pháp này thì trị giá SPDD cuối kỳ được tính theo trị giá NVLTT, còn chi phí NCTT và chi phí SXC được tính hết vào trị giá SP hoàn thành trong kỳ. Ta có công thức tính: Trị giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ Chi phí SXKD dỡ dang đầu kỳ + (chính) phát sinh Chi phí NVLTT trong kỳ = Số lượng thành phẩm + phẩm dỡ dangSố lượng sản

b. Phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương :

Theo phương pháp này, trị giá SPDD cuối kỳ được xác định theo trị giá của NVL và chi phí chế biến khác (chi phí nhân công và chi phí SXC) tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dỡ dang. Trình tự tiến hành như sau:

 Bước 1 : Quy đổi số lượng SPDD theo tỷ lệ hoàn thành tương đương, công thức:

 Bước 2: Xác định chi phí NVLTT và chế biến của SPDD cuối kỳ. Trong đó chi phí NVLTT của chi phí dỡ dang cuối kỳ được xác định theo PP chi phí NVL đã trình bày ở phần trên. Còn chi phí chế biến của SPDD được tính theo công thức:

 Bước 3 : Xác định trị giá SPDD cuối kỳ theo công thức:

c. Tính trị giá sản phẩm dỡ dang theo chi phí sản xuất định mức :

Đối với doanh nghiệp sản xuất tính giá thành định mức cho từng công đoạn sản xuất, kế toán có thể căn cứ vào chi phí định mức của từng công đoạn do đơn vị xây dựng để tính trị giá SPDD vào cuối kỳ. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm dỡ dang, mức độ hoàn thành và chi phí định mức cho từng sản phẩm để tính ra sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Chi phí chế biến của SPDD Chi phí chế biến đầu kỳ + Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ = Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dỡ dang

1.2.2.2. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm:

a. Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ đơn giản, khép kín, chu kỳ SX ngắn, mặt hàng ít và công thức xác định:

Tổng giá thành sản Trị giá SP dỡ dang đầu kỳ Chi phí SX phát Trị giá SP dỡ = + - - Và xác định giá thành đơn vị thành phẩm: Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị SP =

b. Phương pháp tính giá thành phân bước:

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất một sản phẩm phức tạp, qua nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn, kế toán phải xác định đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. Phương pháp này có 2 phương pháp tính giá thành sau:

Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự, áp dụng đối với trường hợp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm được biểu diễn qua sơ đồ 1.4:

Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm:

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển song song, áp dụng đối với trường hợp đối tượng tính giá thành được xác định là thành phẩm ở bước công đoạn cuối cùng. Trình tự tiến hành như sau:

− Tập hợp chi phí theo từng công đoạn.

− Trên cơ sở CPSX đã tập hợp, kế toán tính CPSX nằm trong thành phẩm ở từng công đoạn cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:

o Chi phí NVLTT nằm trong thành phẩm: Chi phí NVL trực tiếp CĐ1 Chi phí NVL trực tiếp CĐ2 Chi phí NVL trực tiếp CĐn-1 Chi phí chế biến CĐ1 Chi phí chế biến CĐ2 Chi phí chế biến CĐn Giá thành bán thành phẩm CĐ1 Giá thành của thành phẩm hoàn thành Giá thành bán thành phẩm CĐ2 + + +

o Chi phí NCTT nằm trong thành phẩm:

o Chi phí SXC nằm trong thành phẩm:

Hoặc tính chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm cho từng công đoạn: Chi phí

NVLTT = NVLTT dỡ Chi phí + Chi phí NVLTT phát sinh trong Số lượng SP

hoàn thành +

Số lượng SP dỡ

dang cuối kỳ

Chi phí

NCTT = dỡ dang đầu kỳChi phí NCTT + phát sinh trong Chi phí NCTT Số lượng SP

hoàn thành + Số lượng SP dỡ dang cuối kỳ

Chi phí SX

chung nằm = dỡ dang đầu kỳChi phí SXC + phát sinh trong Chi phí SXC Số lượng sản

phẩm hoàn

+ Số lượng SP dỡ

dang cuối kỳ

Chi phí SX

ở CĐ1 nằm = Chi phí SX dỡ dang đầu kỳ ở + Chi phí SX phát sinh trong kỳ ở Số lượng sản

phẩm hoàn + dang cuối kỳ của Số lượng SP dỡ

Sau đó, tổng cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của tất cả các công đoạn lại ta được giá thành của thành phẩm hoàn thành trong kỳ.

Trình tự tính giá thành sản phẩm được biểu diễn qua sơ đồ 1.5:

Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn n

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.

c. Phương pháp tính giá thành theo hệ số:

Phương pháp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất không thể tập hợp riêng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành như: Công nghiệp lọc dầu, dệt kim, chăn nuôi bò sữa…Theo phương pháp này CPSX sẽ được tập hợp chung cho tất cả các loại SP. Sau đó, căn cứ vào hệ số của từng SP được quy định để tính giá thành SP cho từng loại. Trình tự được tiến hành như sau:

 Bước 1 : Quy đổi tất cả các loại SP ra thành một loại SP tiêu chuẩn theo một hệ số cho sẵn và quy đổi số lượng SPDD theo hệ số, công thức:

Chi phí sản xuất ở CĐ1 Chi phí sản xuất ở CĐ2 Chi phí sản xuất ở CĐn Chi phí SX của CĐ1 trong thành phẩm Chi phí SX của CĐ2 trong thành phẩm Chi phí SX của CĐn trong thành phẩm

 Bước 2 : Xác định CPSX dỡ dang cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá SPDD

 Bước 3 : Xác định giá thành của SP quy đổi:

 Bước 4 : Xác định giá thành đơn vị của SP quy đổi.

Giá thành của 1 sản phẩm

quy đổi

Tổng giá thành của SP quy đổi =

Tổng số lượng của SP quy đổi

 Bước 6 : Xác định giá thành đơn vị thực tế của từng SP. Giá thành thực tế của 1 SP Tổng giá thành thực tế = Số lượng thưc tế của SP hoàn thành

d. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ :

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.

Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm chính. Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành là toàn bộ chi phí sản xuất nhưng loại trừ chi phí sản xuất phụ của SP phụ. Thường thì chi phí sản xuất phụ được tính theo giá kế hoạch, hoặc phần chênh lệch giữa giá bán trừ đi phần lợi nhuận định mức và thuế. Ta có công thức:

Trong đó, chi phí SX sản phẩm phụ được tính cho từng khoản mục chi phí theo tỷ trọng như sau:

Và chi phí SX sản phẩm phụ:

e. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng :

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành là thời điểm từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất được tập hợp theo dõi riêng cho từng đơn đặt hàng và giá thành SP được tính cho từng SP của mỗi đơn đặt hàng.

f. Phương pháp tính giá thành theo định mức :

Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống định mức về kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và hợp lý, phù hợp với máy móc thiết bị và đặc điểm SXKD của doanh nghiệp.

Trình tự tiến hành tính giá thành như sau: Tỷ trọng chi phí SX sản phẩm phụ Chi phí SX SP phụ = Tổng chi phí SX

 Bước 1 : Tính giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở các định mức về kinh tế - kỹ thuật và số lượng bán thành phẩm, số lượng SP hoàn thành.

 Bước 2 : Xác định tỷ lệ giá thành. Tỷ lệ giá thành thực tế và giá thành định mức (%) Tổng giá thành thực tế x100 Tổng giá thành định mức

 Bước 3 : Tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm.

1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (trường hợp kế toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên):

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tập hợp được trên các tài khoản 621, 622, 627 theo từng đối tượng tính giá thành.

1.2.3.1. Tài khoản sử dụng :

Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chín và phụ…

Nợ 154 1.2.3.2. Sơ đồ kế toán : CPSXDDĐK 152,153 621 155 334,338 111,112,331 214 157 622 627 154 632 (1) (1) (2) (2) (3) (3) (3) Chi phí NVLTT, NCTT, sử dụng máy thi công, SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm.

Kết chuyển chi phí SXDD cuối kỳ - hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ.

Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm nhập kho, chuyển bán.

Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được.

Kết chuyển chi phí SXDD cuối kỳ - hạch toán theo PP kiểm kê định kỳ.

(1): Tập hợp chi phí sản xuất.

(2): Kết chuyển chi phí sản xuất vào tài khoản 154

(3): Nhập kho thành phẩm hoặc xuất bán thẳng hoặc xuất thẳng gởi bán.

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo PP kê khai thường xuyên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-

TM & DV HIỆP SANH.

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh:

2.1.1. Lịch sử hình thành và hình thức sở hữu:

Công ty TNHH Hiệp Sanh được thành lập vào năm 1995 theo Quyết Định số 006052/GPTLDN-02 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương, giấy phép kinh doanh số 4602000504 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương.

Đến tháng 9/1996, để mở rộng quy mô sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty đã mở thêm nhà máy sản xuất - chế biến bao bì thùng carton để cung cấp chủ yếu cho khu chế xuất Linh Trung ( Thủ Đức) và các đơn vị kinh tế khác có nhu cầu.

Tên công ty : Công ty TNHH SX TM DV Hiệp Sanh Tên giao dịch : Hiệp Sanh Co., Ltd.

Địa điểm trụ sở :

− Trụ sở chính đặt tại : 96/1 Thạnh Hòa B, Phường An Thạnh, Thị Xã

……….Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

− Phân xưởng sản xuất phụ : Khu 2, Khu phố Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận

………An, Bình Dương. Mã số thuế : 3700150285-1

Số điện thoại : (0650)3831729 Số Fax : (0650)3826709

Hình thức sở hữu : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn.

2.1.2. Ngành nghề hoạt động, chức năng và nhiệm vụ:

Công ty TNHH Hiệp Sanh chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng gỗ và bao bì thùng carton.

Công ty TNHH SX TM & DV Hiệp Sanh là công ty tư nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, chủ động trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty thu mua gỗ cao su và nguyên liệu giấy để sản xuất và kinh doanh mặt hàng gỗ và thùng carton, kinh doanh và quản lý tài chính, có nghĩa vụ nộp thuế và kinh

2.1.3. Quy mô công ty:

Công ty TNHH Hiệp Sanh là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ.

2.1.3.1 Quy mô vốn kinh doanh:

Vốn điều lệ : 10.000.000.000 đồng. Gồm:

− Tiền, vàng, hiện vật : 1.900.000.000 đồng.

− Tài sản khác : 8.100.000.000 đồng.

2.1.3.2 Quy mô về tài sản máy móc thiết bị:

Công ty có 2 phân xưởng sản xuất là: phân xưởng gỗ và phân xưởng bao bì. Nguyên giá tài sản cố định năm 2009 là 15,731,000,000 đồng.

Phần lớn máy móc thiết bị phục vụ cho SXKD đa dạng, nhiều chủng loại nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu thực tế. Bao gồm:

− Nhà văn phòng làm việc, phân xưởng, bãi đậu xe;

− Xe con, xe giao hàng, xe nâng;

− Máy cắt, máy cưa, máy cán, máy in, lò sấy;

− Máy móc thiết bị văn phòng…

2.1.3.3 Quy mô về nhân lực:

Tổng số nhân viên của công ty là 160. Trong đó:

− Nhân viên quản lý là 20:

 Trình độ chuyên môn đại học là 6.

 Trình độ chuyên môn trung học là 14.

− Lao động trực tiếp sản xuất là 140:

 Phân bổ cho xưởng sản xuất thùng carton là 70.

2.1.4. Sản phẩm và quy trình công nghệ:

2.1.4.1 Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty:

a. Sản phẩm gỗ :

Đây là mặt hàng truyền thống của công ty, có giá trị kinh tế cao. Với ưu điểm có đội ngũ công nhân có tay nghề cao và bộ máy sản xuất được tổ chức theo mô hình quản lý mới cùng lúc với việc phát huy những kinh nghiệm kinh doanh sẵn có. Đây là ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nên công ty luôn có chiến lược kinh doanh phù hợp nhầm giữ vững khách hàng, làm cho doanh số mặt hàng gỗ tăng cao.

Sản phẩm gỗ của công ty chủ yếu là gỗ cao su sấy được chế biến với kích thước và hình dáng theo yêu cầu của khách hàng và được tính giá thành theo m3.

b. Sản xuất bao bì thùng carton :

Do công ty nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như các khu công nghiệp tập trung đã hình thành và ngày càng phát triển. Đây là lợi thế của công ty để tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ sản phẩm từ các đơn vị kinh doanh và các khu công nghiệp. Do công ty đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm thùng carton cũng như mạnh dạn trong việc đầu tư công nghệ mới nên đã từng bước tạo nên uy tín trên thị trường.

Bao bì carton được sản xuất thành thùng theo quy cách, hình dáng mà khách hàng yêu cầu, bao gồm thùng carton 2 lớp và 5 lớp, chủ yếu dùng để đóng gói mặt hàng giày, bánh kẹo cho các công ty xuất khẩu giày và kinh doanh bánh kẹo.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w