Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 53)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty

2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

a. Nội dung :

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.

− Nguyên vật liệu chính: Giấy (giấy xeo, giấy vàng và giấy Đài Loan).

− Vật liệu phụ: bột mì.

b. Tổ chức chứng từ :

 Chứng từ sử dụng:

− Phiếu xuất kho (02-VT)

− Hoá đơn mua hàng.

 Khi có nhu cầu sử dụng NVL sản xuất, Quản đốc lập giấy đề nghị cấp vật tư 

chuyển lên phòng kế toán, tại đây kế toán xem xét NVL còn tồn hay không:

− Nếu không  kế toán báo cáo cho bộ phận mua hàng;

− Nếu còn  kế toán lập phiếu xuất kho NVL. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: liên 1 thủ kho giữ, liên 2 kế toán giữ.

Sau khi lập phiếu xuất kho xong, phụ trách bộ phận sử dụng và phụ trách cung ứng ký và chuyển cho thủ kho. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số NVL thực xuất và cùng

toán để tiến hành việc lưu trữ chứng từ cùng với yêu cầu cấp vật tư. Còn lại kho sẽ theo dõi lượng xuất NVL trên thẻ kho để định kỳ thuận tiện cho việc đối chiếu sổ sách kế toán.

 Khi có nhu cầu mua NVL  thủ kho lâp giấy đề nghị mua NVL  chuyển lên kế toán, kế toán xem xét sổ sách và chuyển giấy đề nghị cho bộ phận mua hàng bộ phận mua hàng tiến hành lập đơn đặt hàng và gửi cho nhà cung ứng.

c. Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán :

− TK 621 - “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

− TK 1521,1522 - “ Nguyên vật liệu”

− TK 111, 112, 331.

Sơ đồ hạch toán:

Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL tại Công ty

1521,1522 621 111,112,131 1331 Xuất kho NVL để sản xuất Mua và xuất thẳng NVL để SX Thuế GTGT khấu trừ

d. Sổ sách kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ :

− Doanh nghiệp sử dụng:

+ Sổ Nhật ký - Sổ cái (Mẫu số S01-DN).

+ Sổ chi tiết tài khoản 621 - Chi phí NVLTT để theo dõi tình hình chi phí nguyên vật liệu.

− Trình tự luân chuyển chứng từ:

Biểu 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ trong kế toán chi phí NVLTT.

Một số nghiệp vụ minh họa:

Nghiệp vụ 1: Theo phiếu xuất kho số 93 ngày 20/08/2009 công ty xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất thùng carton (Phụ lục A – trang 80) như sau:

o Giấy vàng (15212): 19.273kg, đơn giá 4,360 đồng/kg

o Giấy Đài Loan (15213) : 6.768kg, đơn giá 5,903 đồng/kg Kế toán ghi:

Nợ TK 621 220,420,234 đồng

Có TK 15211 96,438,450 đồng Có TK 15212 84,030,280 đồng Có TK 15213 39,951,504 đồng

Nghiệpvụ 2: Ngày 27/08/2009 công ty mua giấy xeo của công ty TNHH Trường Sơn, số lượng 27,431kg, đơn giá 5,200đ/kg, thuế GTGT 5% chưa thanh toán tiền cho người bán, không nhập kho mà xuất thẳng cho phân xưởng sản xuất.

(Phụ lục B – trang 82).

Kế toán ghi:

Nợ TK 621 142,641,200 đồng Nợ TK 1331 7,132,060 đồng

Có TK 331 149,773,260 đồng

Nghiệp vụ 3: Ngày 26/08/2009, công ty mua tinh bột mì khô của cơ sở Phúc Hưng với số lượng 5,390 kg, đơn giá 4,500 đồng/kg, đã thanh toán tiền mặt xuất thẳng để SX.(Phụ lục C - trang 84)

Kế toán ghi:

Nợ TK 621: 24,255,000 đồng Nợ TK 1331: 2,425,500 đồng

Hàng ngày kế toán phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào sổ Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 621 theo biểu 2.3 và biểu 2.4.

Biểu 2.3: Trích sổ nhật ký - sổ cái tháng 8/2009

2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

a. Nội dung :

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương chính phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương.

Kỳ tính lương là 1 tháng gồm 26 ngày công, công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo giờ công (8h/ngày). Tùy theo trình độ và tay nghề mà mỗi công nhân có mức lương khác nhau. Nếu tính bình quân thì 1h công là 6,845 đồng. Trong đó:

− Lương căn bản bình quân của tổ trưởng sản xuất trung bình là: 89,425 đồng/ngày x số ngày làm việc trong tháng

− Lương căn bản bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất: 6,165 đồng/1h x số giờ làm việc trong tháng

= 6,6165 đồng x 208 giờ = 728.000 đồng/tháng

− Ngoài ra, công nhân còn được hưởng thêm các khoản tiền trách nhiệm và tiền chuyên cần nếu làm việc đầy đủ các ngày trong tháng:

+ Đối với các tổ trưởng : bình quân sẽ được hưởng tiền trách nhiệm là 260,000 đồng /1 người/1 tháng

+ Đối với tất cả công nhân : sẽ được hưởng tiền chuyên cần là 150,000 đồng/1người/1tháng.

− Bên cạnh đó công ty còn thực hiện chế độ tiền thưởng vào các dịp lễ tết theo quy định.

− Công ty chỉ trích theo lương các khoản BHYT, BHXH, không trích kinh phí công Đoàn. Các khoản trích gồm:

+ BHXH trích 20% lương căn bản, trong đó: Công ty chịu 15%, người lao động chịu 5%.

+ BHYT trích 3% lương căn bản, trong đó: công ty chịu 2%, người lao động chịu 1%.

b. Tổ chức chứng từ :

− Chứng từ sử dụng:

+ Bảng chấm công.

+ Bảng kê lương.

− Cuối kỳ tính giá thành, kế toán nhận bảng chấm công từ bộ phận sản xuất gửi lên có xác nhận của các tổ trưởng và được Giám đốc phê duyệt. Sau đó, kế toán sẽ kiểm tra đối chiếu xem xét có sai sót gì so với tình hình sổ sách của doanh nghiệp hay không để kịp thời điều chỉnh, đồng thời kế toán nhận bảng thanh toán lương, bảng kê lương, căn cứ vào đó kế toán ghi nhận các khoản này vào chi phí sản xuất và trích các khoản BHXH, BHYT cho lao động trực tiếp tại từng phân xưởng. Sau đó tiến hành lập báo cáo về chi phí nhân công.

c. Tài khoản sử dụng và sơ đồ kế toán :

− TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”

− TK 334 - “ Phải trả công nhân trực tiếp sản xuất”

− TK 338 - “ Phải trả, phải nộp khác”, gồm:

• TK 3383 – “Bảo hiểm xã hội”

• TK 3382 – “Bảo hiểm y tế”

Sơ đồ kế toán:

Sơ đồ 2.12: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT của Công ty.

3383,3384

334 621

Lương công nhân trực tiếp sản xuất

Trích bảo hiểm xã hội & bảo hiểm y tế

d. Sổ sách kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ :

− Doanh nghiệp sử dụng:

+ Sổ Nhật ký - Sổ cái (Mẫu số S01-DN).

+ Sổ chi tiết tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp để theo dõi tình hình chi phí NCTT.

− Trình tự luân chuyển chứng từ:

− Cuối tháng kế toán tiến hành tính lương và trích BHXH, BHYT cho người lao động.

− Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương công nhân, kế toán tập hợp chi phí nhân công phát sinh trong kỳ.

Nghiệp vụ minh họa:

+ Ngày 31/8/2009, căn cứ bảng thanh toán lương (Phụ lục D – trang 86), tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng 8 năm 2009 là 76,713,268 đồng, kế toán ghi:

Nợ TK 622 76,713,268 đồng

Có TK 334 76,713,268 đồng

− Theo quy định thì chi phí BHXH, BHYT doanh nghiệp phải trả thay cho người lao động là 19%. Trong đó: BHXH là 15%, BHYT là 2 % , KPCĐ là 2%.Và người lao động chịu 6% còn lại (trừ vào lương chính) gồm: BHXH 5%, BHYT 1%. Nhưng đối với công ty TNHH Hiệp Sanh thì doanh nghiệp chỉ trả thay cho người lao động 17% (gồm: 15% BHXH và 2% BHYT), công ty không trích kinh phí công Đoàn.

Nghiệp vụ minh họa:

+ Ngày 31/8/2009, theo bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương , kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 622 13,041,255 đồng

Có TK 3384 1,534,265 đồng

Hàng ngày kế toán phản ánh chi phí NCTT vào Sổ Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 622 theo biểu 2.6 và biểu 2.7.

Biểu 2.6: Trích sổ Nhật ký - sổ cái tháng 8/2009

2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

a. Nội dung :

Chi phí sản xuất xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phụ và dụng cụ xuất dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác dùng ở phân xưởng.

b. Tổ chức chứng từ :

− Chứng từ sử dụng:

+ Hóa đơn thanh toán, phiếu chi.

+ Bảng thanh toán lương cho công nhân ở phân xưởng.

+ Bảng khấu hao TSCĐ.

− Hàng ngày kế toán nhận các hóa đơn thanh toán tiền mua các vật liệu phụ về sản xuất sản phẩm, bảng thanh toán lương cho nhân viên phục vụ phân xưởng, bảng khấu hao TSCĐ… Kế toán sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung để tập hợp các chi phí sản xuất tại phân xưởng sản xuất, sau đó tiến hành phân loại chi phí sản xuất chung thành 2 loại: chi phí sản xuất chung trực tiếp và chi phí sản xuất chung gián tiếp.

c. Tài khoản sử dụng :

− TK 6273 – “Chi phí công cụ dụng cụ”

− TK 6274 – “ Chi phí khấu hao TSCĐ”

− TK 6277 – “ Chi phí dịch vụ mua ngoài”

− TK 214 – “ Khấu hao TSCĐ”

Chi phí công cụ dụng cụ - TK 6273:

Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như găng tay, nón bảo hộ, khẩu trang, dao cắt…; qua thời gian sử dụng CCDC cũng hao mòn dần. Vì thế, doanh nghiệp đã tiến hành tính phần hao mòn đó để chuyển vào chi phí.

Nghiệp vụ minh họa: Tổng chi phí CCDC được trích trong tháng là 978,808 đồng. Ngày 31/8/2009, căn cứ vào bảng phân bổ CCDC cuối tháng của doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 6273 978,808 đồng

Có TK 153 978,808 đồng

Chi phí khấu hao TSCĐ – TK 6274:

Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn đó sẽ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng:

Nghiệp vụ minh họa: Ngày 31/8/2009, căn cứ vào bảng tính khấu hao tháng 08/2009 kế toán hạch toán:

Mức khấu hao

bình quân/ năm = Nguyên giá tài sản cố định

Thời gian sử dụng

Mức trích khấu hao trung bình tháng của TSCĐ

= Mức trích khấu hao hàng năm

Nợ TK 6274 64,144,021 đồng

Có TK 214 64,144,021 đồng

Chi phí dịch vụ mua ngoài – TK 6277: Là chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng như chi phí sữa chữa TSCĐ, chi phí điện nước - điện thoại…

Nghiệp vụ minh họa: Ngày 31/8/2009. căn cứ vào các hóa đơn tiền điện và điện thoại, kế toán ghi:

Nợ TK 6277 5,658,150 đồng

Có TK 111 5,658,150 đồng

Chi phí bằng tiền khác – TK 6278:

Là chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng như chi phí sữa chữa TSCĐ, chi phí điện nước - điện thoại…

Nghiệp vụ minh họa: Ngày 15/8/2009, căn cứ vào phiếu chi 0019 (Phụ lục E – trang 89) về việc trả tiền sữa dao của máy cắt giấy, kế toán hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 6278 1,700,000 đồng

Có TK 111 1,700,000 đồng

d. Sổ sách kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ :

− Doanh nghiệp sử dụng:

+ Sổ Nhật ký - Sổ cái (Mẫu số S01-DN)

+ Sổ chi tiết TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

Sơ đồ 2.13: Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong kế toán chi phí SXC

Một số nghiệp vụ minh họa:

+ Theo hóa đơn số 0057059 ngày 05/08/2009 công ty mua 150 kg hóa chất của công ty TNHH Tấn Phong cho phân xưởng sản xuất, đơn giá 20,000 đồng/kg, thuế GTGT 5%, đã trả bằng tiền mặt.(Phụ lục F – trang 91)

Kế toán định khoản:

Nợ TK 6272 3,000,000 đồng Nợ TK 1332 150,000 đồng

Có TK 111 3,150,000 đồng

+ Theo hóa đơn số 009465 ngày 29/08/09, công ty chi tiền mặt mua 100 kg mực in của công ty TNHH Sakata, đơn giá 32,000 đồng/kg, thuế GTGT 10%. (Phụ lục G – trang 94) Kế toán định khoản: Nợ TK 6272 3,200,000 đồng Nợ TK 1332 320,000 đồng Chứng từ gốc (hoá đơn , phiếu chi, phiếu XK, bảng tính KH…) Sổ Nhật ký - Sổ cái Sổ chi tiết TK 627 Phòng kế

+ Ngày 31/08/2009, xuất than đá dùng cho phân xưởng sản xuất trị giá 15,059,812 đồng (Phụ lục H – trang 97)

Kế toán định khoản:

Nợ TK 6271 15,059,812 đồng

Có TK 1522 15,059,812 đồng

Hàng ngày kế toán phản ánh chi phí sản xuất chung vào sổ Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 627 như biểu 2.8 và biểu 2.9

Vào mỗi cuối kỳ kế toán phải tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, đồng thời kết chuyển và xác định sản phẩm dỡ dang còn lại cuối kỳ. Sau đó, áp dụng công thức tính giá thành tổng hợp và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành.

Tài khoản sử dụng:

TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Các loại sổ sử dụng:

+ Sổ Nhật ký - Sổ cái

+ Sổ chi tiết TK 154 – Chi phí SX, kinh doanh dỡ dang

Cách hạch toán của công ty khi tổng hợp chi phí sản xuất:

+ Ngày 31/8/2009, căn cứ vào sổ chi tiết TK 621, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVLTT, kế toán ghi:

Nợ TK 154: 970,107,934 đồng Có TK 621: 970,107,934 đồng

+ Ngày 31/8/2009, căn cứ vào sổ chi tiết TK 622, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NCTT, kế toán ghi:

Nợ TK 154: 89,745,523 đồng Có TK 622: 89,745,523 đồng

+ Kết chuyển chi phí SXC:

Nợ TK 154: 167,897,679 đồng Có TK 627: 167,897,679 đồng

2.2.4. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm:

2.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ:

Chi phí sản xuất dỡ dang là những chi phí phát sinh trong kỳ nhưng đến cuối kỳ còn nằm dưới dạng sản phẩm dỡ dang.

Cách xác định chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ:

Cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành cuối kỳ và số lượng sản xuất theo định mức trên phiếu xuất kho, kế toán sẽ xác định và so sánh giữa số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho thực tế với số lượng thành phẩm theo định mức (số lượng SP theo định mức là số lượng SP được xác định trước bởi phòng kinh doanh khi căn cứ vào kết quả sản xuất của kỳ trước hoặc dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hàng để đưa ra số lượng cần sản xuất trong kỳ tiếp theo). Cuối kỳ sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhập kho có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

+ Nếu số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho bằng với số lượng theo định mức thì không có sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.

+ Nếu số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho ít hơn số lượng theo định mức thì kế toán sẽ xác định sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.

Công thức tính: CPSX tính cho SP dỡ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 53)