Sự phát triển kinh tế của các khu vực địa lý trong cả nước

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương (Trang 56 - 57)

- Xét một ví dụ cụ thể về chiến lược hoạt động của một CTCK:

10 30 38 Đại học, trên đại học

2.2.2.1. Sự phát triển kinh tế của các khu vực địa lý trong cả nước

Sự phát triển mạng lưới đại lý tại APEC, trước hết phải căn cứ vào các điều kiện khách quan: môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của vùng, miền.

- Miền Bắc

Phần đầu tư trong nước có 35%- 40% tập trung vào vùng kinh tế Bắc bộ. Định hướng phát triển vùng kinh tế Bắc Bộ của Chính phủ từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển khu vực trở thành nơi tập trung các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh - thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Đặc biệt, vùng có trung tâm kinh tế - chính trị là Thủ đô Hà Nội, là cơ sở cho động lực phát triển bền vững toàn vùng.

- Miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 khoảng 8,5%, giai đoạn 2001- 2004 là 9,97% (cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nước). Tuy nhiên, phần đầu tư trong nước chỉ có khoảng 10% tập trung vào vùng kinh tế Trung bộ. Điều đó cho thấy, miền trung chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống đô thị, trong đó có các đô thị lớn (thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn), các khu kinh tế quan trọng (khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội). Hệ thống đô thị cùng với các khu công nghiệp, khu du lịch, các di sản văn hóa thế giới, là những hạt nhân tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Miền Nam

Phần đầu tư nước ngoài có 80% năng lực sản xuất tập trung vào vùng kinh tế Nam bộ, chủ yếu là các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu Tp. Hồ Chí Minh. Phần đầu tư trong nước có 45- 50% vào vùng. Như vậy có thể thấy, Nam bộ là khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư, cả trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 của vùng đạt 7,9%, cao hơn 1,15 lần so với mức bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 20-22 triệu đồng, cao hơn 2,4 lần so với trung bình cả nước. Miền Nam là khu vực kinh tế năng động, rất thích hợp để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán châu Á- Thái Bình Dương (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w