Một phần giá trị tàu 22.500DWT

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 61 - 64)

Tổng giá trị tàu : 20.106.767USD

Phòng QLDA dự kiến đàm phán với quỹ HTPT Hải Phòng về việc phân chia tỷ lệ tài sản bảo đảm như sau : Phần giá trị tầu bảo đảm cho tiền vay tại Ngân hàng Quân Đội = (3.500.000/16.269.867)* Giá trị tầu = 4.325.400USD.

Vậy tổng giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là : 4.325.400 + 3.000.000 = 7.325.400USD, số tiền cho vay là 3.500.000USD. Tỷ lệ tài sản trên số tiền cho vay là 2 lần. Giá trị tài sản bảo đảm là tốt.

Tài sản bảo đảm tiền vay là một tàu container và một phần giá trị tàu chở hàng khô. Các tài sản bảo đảm có tính khả mại cao vì:

+ Hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường biển ngày càng diễn ra phổ biến hơn do loại hình này có rất nhiều ưu điểm so với vận tải bằng đường bộ và đường hàng không. Nhu cầu vận tải biển trong thời gian tới sẽ vẫn cao.

+ Việc mua bán tàu giữa các hãng tàu diễn ra rất phổ biến trên thế giới.

Nhận xét : Tài sản bảo đảm tiền vay tốt.

3 - Đánh giá phân tích rủi ro.

- Các rủi ro thiệt hại cháy nổ, chìm đắm, đâm va, mắc cạn… các rủi ro này có thể phòng tránh thông qua việc mua bảo hiểm thân tàu theo điều kiện mọi rủi ro cho tàu mới. Đồng thời, để đảm bảo khả năng trả nợ của Tổng công ty cho Ngân hàng Quân Đội, phòng QLDA dự kiến đề nghị Tổng công ty làm văn bản chuyển quyền thụ hưởng số tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm thân tàu Văn Phong và một số tiền bảo hiểm thân tàu của tàu đóng mới cho Ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn tại Ngân hàng.

- Các rủi ro khác không thuộc phạm vi được bảo hiểm : để đảm bảo khả năng trả nợ của Chủ đầu tư đối với Ngân hàng, trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo hiểm tiền vay cần quy định rõ : nếu xảy ra các rủi ro mà bảo hiểm không bồi thường thì Tổng công ty phải trả nợ trước hạn và/hoặc bổ sung, thay thế tài sản đảm bảo để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ.

- Các rủi ro thị trường: đây là rủi ro thường xảy ra khi chênh lệch cung cầu về lượng hàng trong vận tải biển dẫn đến giá cả cho thuê tàu định hạn và giá cước vận tải biển giảm xuống, làm giảm hiệu quả kinh doanh của tàu và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án. Để hạn chế các thiệt hại do rủi ro này gây ra, Tổng công ty phải có kế hoạch phát triển các đại lý môi giới nguồn hàng vận chuyển, đồng thời phải nghiên cứu về chu kỳ giá cước vận tải, giá cước cho thuê định hạn, từ đó có kế hoạch khai thác tàu hợp lý.

- Rủi ro giá cả các hàng hoá có liên quan: Một số hàng hoá đầu vào để khai thác tàu thường xuyên biến động về giá, đặc biệt là dầu mỏ. Chi phí về dầu chiếm phần lớn trong tổng chi phí khai thác tàu hàng năm, chính vì vậy khi giá dầu tăng sẽ khiến chi phí tăng và làm giảm lợi nhuận của việc khai thác tài. Để tránh thiệt hại do rủi ro này, Tổng công

ty cần nghiên cứu để dự báo tình hình giá cả các mặt hàng đầu vào khi khai thác tàu, đặc biệt là giá dầu mỏ, qua đó lựa chọn phương án khai thác hay cho thuê tàu định hạn.

PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT1 - Kết luận 1 - Kết luận

- Tổng công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân trong các giao dịch.

- Tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong ba năm. Theo đánh giá xếp hạng doanh nghiệp mà phòng QLDA thực hiện, Tổng công ty có số điểm đánh giá là 181 điểm, khách hàng loại 2, có tài sản bảo đảm tốt. Đây là khách hàng có tiềm năng của Ngân hàng Quân Đội.

- Thị trường vận tải biển có triển vọng.

- Hoạt động vận tải biển đang được Chính phủ ưu tiên phát triển với rất nhiều chính sách ưu tiên đặc biệt đối với đội tàu được quản lý bởi Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải biển như: hệ thống các cảng biển, hệ thống thông tin tại các cảng biển đang được đầu tư nhằm tăng khả năng tiếp nhận các tàu, tăng năng lực làm hàng tại các cảng.

- Nguồn nhân lực, kinh nghiệm và khả năng tổ chức thực hiện các dự án đầu tư của Tổng công ty tốt.

- Uy tín vận tải biển trên thị trường quốc tế của Vinalines vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, thị trường vận tải biển trong nước đang bị cạnh tranh mạnh.

- Tổng công ty có quan hệ giao dịch tiền gửi và quan hệ tín dụng tại nhiều tổ chức khá tốt.

- Các khoản vay của Tổng công ty đều thực hiện trả vay đầy đủ.

- Tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Quân Đội là tàu container Văn Phong sẽ được giải chấp vào tháng 12/2005, và một phần giá trị tàu hình thành từ vốn vay. Tài sản bảo đảm tiền vay tốt.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố của dự án, phòng QLDA đề xuất với Tổng Giám Đốc có thể cho vay vốn để Tổng công ty thực hiện dự án này với điều kiện tín dụng sau:

- Số tiền cho vay tối đa : 3.500.000USD

- Mục đích sử dụng vốn vay : Thanh toán tiền đóng tàu cho nhà máy đóng tàu Bạch Đằng để đóng mới tàu số 2/KH2004, trọng tải 22.500DWT.

- Thời hạn cho vay: Tối đa 60 tháng (5 năm). Trong đó:

+ Thời gian ân hạn trả gốc : 18 tháng + Thời gian trả nợ : 42 tháng - Đồng tiền cho vay : Đồng Đô la Mỹ (USD). - Lãi suất cho vay : SIBOR6T + 2,3%/năm. - Kỳ hạn thay đổi lãi suất : 3 tháng/lần. - Kỳ hạn trả lãi : Hàng tháng.

- Tài sản bảo đảm : Tàu Văn Phong và một phần giá trị tàu hình thành từ vốn vay sau khi hoàn thành.

- Quản lý doanh thu : Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thực hiện chuyển nguyên thu của tàu Văn Phong và tàu hành thành từ vốn vay về Ngân hàng Quân Đội; ưu tiên thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ và các giao dịch tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w