Thực trạng chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội (Trang 31 - 38)

Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện của nhiều tên tuổi bảo hiểm quốc tế mới trong thị trường bảo hiểm Việt Nam đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động, và tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tính đến nay, toàn thị trường có 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì trong đó có tới 7/23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài như công ty bảo hiểm AAA, UIC, IAI,....Sự góp mặt của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và sự phát triển của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đã làm cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục tăng trưởng cao. Như, trong năm 2006, tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ 6.445 tỷ đồng, tăng 17,48% so với doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2005 là 5.486 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 43,17% so với tổng phí toàn thị trường là 14.928 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh nghiệp trong nước chiếm 94,86%, còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,14%

Biểu đồ 2.1: QUY MÔ THỊ TRƯỜNG NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM 2624 3815 4768 5486 6445 4368 6575 7711 8130 8483 2002 2003 2004 2005 2006 D O A N H T H U ( ty đ o n g ) BHPNT BHNT

( Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006– Bộ tài chính)

Sở dĩ các doanh nghiệp phi nhân thọ Việt Nam trong những năm vừa qua đạt được mức phí cao như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản:

- Do số lượng các doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài trên thị trường ít ( chỉ có 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)

- Do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị hạn chế phạm vi kinh doanh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, họ chỉ được khai thác bảo hiểm trong một số sản phẩm bảo hiểm nhất định

Với doanh thu phí cao, đến cuối năm 2006 tại thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp phi nhân thọ Việt Nam chiếm thị phần lớn như Bảo Việt chiếm 34,94%, Pjico: 10,55%, PVI: 18,08%, Bảo Minh: 21,29%, còn lại là của Bảo Long, Viễn Đông, AAA, BIC, UIC, VIA,…

Biểu đồ 2.4: THỊ PHẦN NĂM 2006 CỦA BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

( Nguồn: thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006- Bộ tài chính)

So với năm 2005, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay cung cấp 11 loại hình nghiệp vụ khác nhau tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào loại hình bảo hiểm xe cơ giới: doanh thu phí bảo hiểm gốc chiếm 26,9%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiếm 23,3%, sức khỏe và tai nạn

con người chiếm 15,2% so với tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm nông nghiệp, thiệt hại kinh doanh và rủi ro tài chính hầu như không đáng kể.

Biểu đồ 2.2: CƠ CẤU DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GỐC

Suc khoe va tai nan con nguoI

15% Cac nghiep vu khac 2% Tau va trach nhiem dan su

cua chu tau 10% Chay no 10% Xe co gioI 27% Hang khong 5% Hang hoa van

chuyen 8% Tai san va thiet

haI 23%

(Nguồn: thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006- Bộ tài chính)

Sau 3 năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng lên đáng kể, công tác đáng giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất cũng được cải thiện. Kết quả là, mức phí bảo hiểm giữ lại tăng so với năm 2005: bảo hiểm hàng không tăng 33,3%, trách nhiệm chung 28,6%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 16,8%, bảo hiểm xe cơ giới 13,8%...Do đó, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các nghiệp vụ này so với tổng doanh thu phí bảo

hiểm phi nhân thọ toàn thị trường tăng và được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3: CƠ CẤU DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GIỮ LẠI

Suc khoe va tai nan con nguoI

23%

Tai san va thiet haI 11%

Hang hoa van chuyen 8% Hang khong0% Xe co gioI 42% Chay no 6% Tau va trach nhiem dan su

cua chu tau 8% Cac nghiep vu

khac 2%

(Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006- Bộ Tài chính)

Nhưng tất cả những nguyên nhân trên sẽ không còn nữa khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn.

Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2007, Nghị định 45-46 sửa đổi Nghị định số 42-43 và các thông tư hướng dẫn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành cùng với các cam kết của Việt Nam về gia nhập WTO có hiệu lực từ 1/1/2007, đã tạo nhiều cơ hội cho khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Một số văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã tác động tích cực tới khả năng tăng trưởng doanh thu bảo hiểm cho toàn thị trường như Nghị định bắt buộc về bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, Nghị định quy định chi tiết luật du lịch yêu cầu các công ty lữ hành mua bảo hiểm bắt buộc cho khách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên trong bối cảnh nhiều cơ hội và nguy cơ như vậy thì tình hình cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu bằng cách hạ phí phi kỹ thuật, tăng chi phí khai thác vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt từ các doanh nghiệp nhỏ và mới đi vào hoạt động.

Trong khi đó, hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài tiếp tục hướng vào chuyên môn hóa, với chiến lược “ chọn lọc rủi ro, tập trung vào khúc thị trường mục tiêu” nên mặc dù mức độ cạnh tranh chưa cao, nhưng họ đang chiếm lĩnh dần các khúc thị trường có hiệu quả tốt. Môi giới bảo hiểm nước ngoài tiếp tục hoạt động tốt, tuy nhiên có sự chuyển dịch hướng khai thác bảo hiểm tài sản sang các sản phẩm bảo hiểm y tế, con người, trách nhiệm nghề nghiệp có nhiều tiềm năng hơn. Tình đến thời điểm này, toàn thị trường có 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có 2 doanh nghiệp phi nhân thọ nhà nước, 10 doanh nghiệp phi nhân thọ cổ phần, 4 doanh nghiệp liên doanh, và 7 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập đã đi vào ổn định và bắt đầu mở rộng hoạt động như: BIC phát triển mạnh nhờ sự hỗ trợ tích cực của BIDV trong các dự án đầu tư lớn, Bảo hiểm Toàn cầu (GIC) tận dụng khai thác triệt để ở các dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản từ các

cổ đông lớn là SFC (công ty bay dịch vụ) và EVN. Bên cạnh đó Vietnam Airlines cũng đang có kế hoạch thành lập công ty bảo hiểm.

Hiện nay, 12 doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn nắm giữ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 80%, trong đó tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO.

Cạnh tranh càng gay gắt thì liên kết càng phát triển là quy luật vốn có của thị trường. Đặc biệt giữa năm 2006, xuất hiện nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các doanh nghiệp khác như ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB bank) đã hợp tác với công ty bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIAV) với các sản phẩm “ an nghiệp bảo tín”, “an tâm bảo gia”, “an sinh thịnh vượng”, “an trí thành tài”, “nhất niên gia hạn”; hay công ty bảo hiểm BIDV và ngân hàng mẹ - ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam; ngân hàng TMCP Kỹ thuật VN Techcombank và Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh liên kết cung cấp dịch vụ nhắn tin qua điện thoại di động để thanh toán phí bảo hiểm cho xe cơ giới...Đây là một xu thế mới và cũng là một tấm là chắn thay vì cạnh tranh bằng liên kết cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Dựa vào những số liệu doanh thu các năm, có thể nói doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo, cụ thể cuối năm 2007: doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ là 7.400 tỷ đồng và năm 2008 ước tính doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ là: 8.355 tỷ đồng

Biểu đồ 2.5: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NĂM 2008

2.2.2 Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội (Trang 31 - 38)