THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH tại BHXH thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá (Trang 51 - 54)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN –

3.1.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ:

BẢO TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ:

Thị xã Sầm Sơn là thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh hoá 16 km về phía đông nam theo đường quốc lộ 47, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau đây: phía Nam giáp huyện Quảng xương, phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Quảng Xương. Sầm Sơn có đường bờ biển dài gần 9km, trong đó có 5km làm bãi tắm, bãi cát mịn, nước trong, sóng vừa phải nên rất thích hợp cho du lịch tắm biển. Thị xã Sầm Sơn gồm có 5 đơn vị hành chính, gồm: 3 phường (phường Trung Sơn, phường Bắc Sơn, phường Trường Sơn ) và 2 xã (xã Quảng Tiến, xã Quảng Cư ); tổng diện tích tự nhiên của Thị xã Sầm Sơn là 1.788,83 ha (khoảng 12 km²); dân số là 61.900 người, lao động là 43.271 người, trong đó:

- Lao động dịch vụ: 21.910 người

- Lao động công nghiệp – xây dựng :3.050 người - Lao động ngư nghiệp: 6.420 người

- Lao động nông – lâm nghiệp : 10.937 người - Lao động khu vực Nhà nước : 1.954 nguời

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,85%, tổng sản phẩm xã hội của toàn Thị xã đạt 1.037 tỷ đồng (giá hiện hành), bình quân thu nhập 16,8 triệu đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế của Thị xã Sầm Sơn là ngành dịch vụ chiếm 70%, ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 17,5%, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thủ công chiếm 12,5%; với cơ cấu trên, chủ trương phát triển kinh tế của Thị xã trong những năm trước và cả trong thời gian tới là lấy ngành dịch vụ làm trọng tâm đặc biệt là ngành du lịch.

Đặc điểm về địa lý, dân số… của Thị xã Sầm Sơn như đã nêu ở trên đã tác động không nhỏ đến hoạt động của BHXH Thị xã nói chung và đến công tác thu BHXH nói riêng.

-Thuận lợi:

+ Với diện tích chỉ khoảng 12 km², Sầm Sơn có địa bàn khá nhỏ, cộng với việc số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (chủ yếu là từ lao động khu vực Nhà nước) cũng thấp đã làm cho công tác thu BHXH của BHXH thị xã khá thuận tiện,

+ Thị xã Sầm Sơn với ưu thế của mình là 1 trong những trung tâm kinh tế - xã hội của Tỉnh Thanh Hoá, nên ngày từ khi mới thành lập (Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập từ ngày 18/12/1981 theo Quyết định 157/QĐ/HĐBT) đã được sự quan tâm về mọi mặt của của các cấp chính quyền, cơ quan BHXH cũng không nằm ngoài điều đó: BHXH Thị xã Sầm Sơn thường xuyên nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các phòng ban nghiệp vụ của BHXH tỉnh Thanh Hoá, sự giúp đỡ của Thị uỷ, UBND, Hội đồng nhân dân và các đơn vị sự nghiệp khác của Thị xã Sầm Sơn, chính điều này đã góp phần khích lệ sự hoạt động của BHXH Thị xã Sầm Sơn.

+ Việc tiếp cận các văn bản pháp quy về BHXH tại BHXH Thị xã khá nhanh chóng.

+ Các cán bộ công chức luôn nêu cao tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệp để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, có ý chí tiến thủ, khắc phục khó khăn để đạt được những thành tích cao nhất.

+ Cơ sở vật chất cho hoạt động của quan khá đầy đủ, như: địa điểm đặt cơ quan rộng rãi tạo điều kiện cho việc tiếp dân, giải quyết các chế độ cho người dân được thoải mái, thuận tiện; nằm ở trung tâm Thị xã, gần các cơ quan sự nghiệp khác (đặt cạnh UBND Thị), các cán bộ được trang bị các máy tính cá nhân đầy đủ, …

+ Luật BHXH ra đời tạo cơ sở cho sự nhận thức về việc tham gia BHXH của NSDLĐ và NLĐ dần được nâng cao, họ đã thấy rõ được vai trò quan trọng của

chính sách BHXH trong đời sống NLĐ và trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.

-Khó khăn:

+ Lực lượng cán bộ của cơ quan BHXH Sầm Sơn có trình độ chuyên môn chưa cao và còn khá mỏng, như: cán bộ giám định BHYT, chỉ có 1 cán bộ mà phải thường trực tại 4 cơ sở KCB,…

+ Việc đầu tư công nghệ thông tin trong hoạt động của BHXH Thị xã chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, như việc áp dụng một số phần mềm quản lý một số nghiệp vụ thu BHXH, kế toán… bước đầu chưa được thành thục

+Thu nhập bình quân của NLĐ ở Thị xã Sầm Sơn chỉ là 16,8 triệu đồng/ người/năm, đây là một mức thu nhập thấp. Lao động của thị xã chủ yếu tập trung trong ngành dịch vụ (du lịch), những cơ sở kinh doanh như khách sạn, nhà nghỉ,… đa phần là do gia đình đứng ra làm và lao động là chủ yếu là con em trong gia đình, mả việc kinh doanh du lịch chỉ kéo dài trong thời gian 3 tháng hè, thời gian còn lại hầu hết người dân không có việc làm, nên không có thu nhập… chính điều này đã làm giảm khả năng tham gia BHXH của NLĐ.

+Việc thông tin tuyền tới những NLĐ thuộc khu vực phu chính thức về tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, và chưa được cơ quan BHXH chú trọng, quan tâm.

+ Một số chính sách về BHXH, BHYT của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chẳng những ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan BHXH mà còn tới niềm tin của các bên tham gia.

Để khắc phục những khó khăn và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của cơ quan BHXH Thị xã Sầm Sơn, trong thời gian tới BHXH Thị xã Sầm Sơn còn phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải

tiếp tục có sự quan tâm, chỉ đạo hơn nữa vì đây chính là cơ quan thực hiện quyền lợi và lợi ích cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH tại BHXH thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá (Trang 51 - 54)