Quy trình thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH tại BHXH thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá (Trang 36 - 38)

PGĐ BHXH Thị xã

2.2.2.Quy trình thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn:

Bước 1:Nắm đối tượng:

Bước này BHXH Thị xã Sầm Sơn cần xác định đối tượng phải nộp BHXH. - Có hai đối tượng phải nộp BHXH là: NSDLĐ và NLĐ

- Phương pháp nắm đối tượng: Có hai phương pháp nắm đối tượng là phương pháp chủ động và phương pháp thụ động:

+ Phương pháp chủ động: là dựa vào luật lệ, tiêu chuẩn của các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ tham gia bắt buộc. Tổ chức điều tra nắm tình hình, biết trước về đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, chủ động mời họ đến đăng ký nộp BHXH. Nếu họ không tới thì tìm cách tác động để họ thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH cho NLĐ.

+ Phương thức thụ động: là chờ NLĐ đến đăng ký nộp BHXH. Nắm số đối tượng và số người tham gia BHXH chỉ khi họ tự đến đăng ký nộp BHXH.

- Muốn chủ động nắm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể thu thập thông tin qua các cơ quan sau:

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở chủ quản nơi cấp giấy phép thành lập các đơn vị, doanh nghiệp;

+ Chi cục thuế tỉnh, nơi cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký nộp thuế;

+ Cấp Uỷ, UBND tỉnh, thành phố, huyện nơi quản lý hành chính tại địa phương;

+ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố;

+ Bưu điện: Hầu hết các đơn vị hiện nay muốn hoạt động đều phải có điện thoại.

Bước 2: Lập kế hoạch thu:

Hiện nay, kế hoạch thu được lập theo 2 bước: + Bước 1: Lập và giao sổ kiểm tra

+ Bước 2: Điều chỉnh kế hoạchvà giao chính thức Muốn lập được kế hoạch phải nắm được:

-Số lao động tham gia;

- Mức lương của từng NLĐ và mức lương bình quân của đơn vị; - Mức thu từng đối tượng ;

- Tỷ lệ tăng lương tự nhiên;

- Khả năng tăng giảm lao động và thu hồi nợ BHXH.

Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH:

-Thu nhận tiền:

+ Thu bằng chuyển khoản; + Thu bằng tiền mặt. -Thời điểm thu tiền:

+ Đối với các doanh nghiệp, cơ quan HCSN: phải nộp hàng tháng vào kỳ phát lương cuối cùng trong tháng;

+ Đối với người Việt Nam làm việc ở nước nước ngoài: đóng BHXH 6 tháng 1 lần.

-Chuyển tiền thu BHXH lên cấp trên:

+ Mỗi tháng chuyển 3 lần vào các ngày 10, 20 và cuối tháng

+ Định kỳ 15 ngày 1 lần BHXH Việt Nam phải chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH vào tài khoản tiền gửi quỹ BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước.

-Xác định số thu nộp và công nợ BHXH:

+ Cùng đơn vị sử dụng lao động định kỳ mỗi quý một lần lập bảng đối chiếu nộp BHXH, xác định số phải nộp, đã nộp và số còn nợ.

+ Cuối mỗi quỹ, BHXH cấp trên kiểm tra số liệu thu nộp đối với BHXH cấp dưới.

-Báo cáo kết quả thu nộp:

Lập báo cáo kết quả thu nộp theo biểu mẫu nộp cho BHXH tỉnh vào các ngày 12, 22 và ngày 2 của tháng liền kề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Xác nhận số thu (nộp) đối với NLĐ:

Căn cứ số tiền BHXH đã thu của các đơn vị sử dụng lao động sau khi đẫ đối chiếu, tiến hành:

- Ghi sổ BHXH cho từng NLĐ khi có biến động về tiền lương, phụ cấp và giải quyết chế độ (đối với NLĐ đã có sổ BHXH);

- Ghi giấy xác nhận đã nộp BHXH cho NLĐ chưa có sổ BHXH khi họ di chuyển đi nơi làm việc khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH tại BHXH thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá (Trang 36 - 38)