0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ưu điểm và những hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá thành hoạt động của Công ty Cổ phần Tường An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT DOCX (Trang 57 -60 )

- 2.502 0,1% Chi phí thuế thu nhập doanh

T ỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 427.828 547.409 837.061 686

2.2.2 Ưu điểm và những hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá thành hoạt động của Công ty Cổ phần Tường An

thành hoạt động của Công ty Cổ phần Tường An

Ưu đim

Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty chủ yếu dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc cơ bản đối với việc xác định lợi nhuận của Công ty. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế trong kỳ và từđó cho thấy tình trạng tài sản, nguồn vốn, và kết quả kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa,

do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào với doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận với lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ

sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ

phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,…Chỉ tiêu này sẽ giúp cho các nhà quản lý biết được chính xác hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm, qua đó có thể

có được những chiến lược để cải thiện và làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhng hn chế

Bên cạnh những ưu điểm, thì chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động mà Công ty đang sử dụng còn có những hạn chế:

- Hạn chế đầu tiên là: các chỉ tiêu mà Công ty đang sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động đều không tính đầy đủ chi phí sử dụng vốn, ngoài chi phí lãi vay thì chi phí sử dụng vốn của các nhà đầu tư không được tính đến. Vì vậy, kết quả

phản ánh của các chỉ tiêu chưa chỉ ra được là doanh nghiệp có thực sự tạo ra được thu nhập cho các cổđông hay không. Như vậy khoản lợi nhuận mà Công ty thể hiện trên các báo cáo tài chính hàng năm chưa phản ánh đúng lợi nhuận thực tế do quá trình hoạt động tạo ra. Ngoài ra, do chi phí sử dụng vốn chưa được phân bổ cho các bộ phận, các hoạt động, các sản phẩm, vì vậy, nhà quản lý khó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

- Hạn chế thứ hai là: cơ sởđể xác định các chỉ tiêu dùng cho việc đánh giá thành quả hoạt động đều dựa trên số liệu kế toán (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh). Trong khi số liệu kế toán được ghi nhận lại tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung, với tính linh hoạt của các chuẩn mực và chếđộ kế toán thì các nhà quản lý có thể bóp méo số liệu kế toán, thực hiện các Báo cáo theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích cho Công ty nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị

trường, hoặc mang lại lợi ích cho chính các nhà quản lý do tiền thưởng được tính trên thành quả hoạt động.

- Hạn chế thứ ba là: do kế toán tuân thủ việc ghi nhận theo cơ sở dồn tích, không gắn với sự biến động của dòng tiền, việc ghi nhận doanh thu và chi phí

không dựa vào dòng tiền thực tế thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm phát sinh, vì vậy không cho thấy được lợi nhuận bằng tiền thực tếđược tạo ra từ hoạt động của Công ty. Tại mỗi thời điểm đánh giá kết quả thì việc dựa trên số liệu được ghi nhận theo cở sở tiền mặt sẽ chính xác hơn. Như vậy việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán

đã dẫn đến một số hạn chế:

+ Hạn chế trong việc gi nhận doanh thu và chi phí, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. + Hạn chế trong việc phản ánh và trình bày vốn đầu tư trên Bảng cân đối kế

toán. Vốn đầu tưđược Công ty sử dụng để tính các chỉ tiêu chính là tổng tài sản của Công ty trên Bảng cân đối kế toán, như vậy sẽ không phản ánh đúng vốn đầu tư, vì có những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thực tế không phải là những khoản

đầu tư, ví dụ như: những khoản chiếm dụng vốn của người bán, của nhà nước, của công nhân viên, ….v.v

+ Hạn chế trong việc sử dụng giá trị sổ sách để đánh giá thay vì giá trị thị

trường

Một thước đo tổng hợp sử dụng đểđánh giá thành quả hoạt động có tính đến chi phí sử dụng vốn và điều chỉnh những khác biệt về cơ sở tiền sẽ chỉ cho các nhà quản lý cũng như các cổ đông biết được doanh nghiệp có tạo ra và làm tăng thêm giá trị thực sự cho các cổđông hay không. Bên cạnh đó, cần coi chi phí sử dụng vốn như là một loại chi phí gắn liền với sản phẩm. Mô hình đánh giá thành quả hoạt

động có sự kết hợp giữa EVA với ABC không những có thể giúp nhà quản lý biết

được thành hoạt động của doanh nghiệp mà còn chỉ ra được cách thức phân bổ các nguồn lực sao cho hiệu quả và sử dụng nguồn lực sao cho tối ưu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT DOCX (Trang 57 -60 )

×