0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT DOCX (Trang 52 -57 )

- 2.502 0,1% Chi phí thuế thu nhập doanh

T ỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 427.828 547.409 837.061 686

2.2.1 Đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An

DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN

2.2.1 Đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An Tường An

Để đánh giá thành quả hoạt động, Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An

đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.6 - Các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 1.181.594 1.515.469 2.554.228 2.959.678 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 40.080 45.693 125.712 11.838 Cộng: lãi vay - 440 - 1.864 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.133 125.712 13.702 Vốn đầu tư bình quân 427.828 487.618 692.235 762.013 Số cổ phần thường 18.980.200 18.980.200 18.980.200 18.980.200

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/

Doanh thu thuần ( ROS) 3,39% 3,02% 4,92% 0,40%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/

Vốn chủ sở hữu (ROE) 9,29% 17,30% 34,78% 3,83%

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ( ROI) 9,37% 9,46% 18,16% 1,80% Thu nhập /cổ phiếu (EPS)

(đồng) 2.407 6.624 624

Năm Chênh lêch

So 2006 với 2005 So 2007 với 2006 So 2008 với 2007

Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 1.181.594 1.515.469 2.554.228 2.959.678 333.876 128% 1.038.759 169% 405.449 116% Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 40.080 45.693 125.712 11.838 5.613 114% 80.020 275% (113.874) 9%

Cộng: lãi vay - 440 - 1.864

Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.133 125.712 13.702 6.054 115% 79.579 272% (112.010) 11% Vốn đầu tư bình quân 427.828 487.618 692.235 762.013 59.791 114% 204.617 142% 69.778 110%

Số cổ phần thường 18.980.200 18.980.200 18.980.200 18.980.200

Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (ROS) 3,39% 3,02% 4,92% 0,40%

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 9,29% 17,30% 34,78% 3,83%

Thu nhập /Vốn đầu tư (ROI) 9,37% 9,46% 18,16% 1,80%

Thu nhập /cổ phiếu ( EPS) ( đồng) 2.407 6.624 623

Đánh giá thành qu hot động

Qua số liệu kết quả kinh doanh giai đoạn từ 2005 – 2008 chúng ta nhận thấy rằng Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An vẫn đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng và phát triển có thay đổi theo từng năm.

Sự gia tăng lượng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứng tỏ tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và được các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý hết sức kỳ vọng. Mức tăng vốn đầu tư dao động trên 10%/năm, cá biệt năm 2007 vốn đầu tư bình quân tăng 204 tỷ đồng tương

đương 42% so với năm 2006, trong đó có một phần vốn đầu tư cho việc mở rộng môt nhà máy chế biến dầu ở Phú Mĩ – Bà Rịa Vũng Tàu. Cùng với việc tăng vốn

đầu tư thì doanh thu cũng tăng cao trong giai đoạn này. Giá trị tăng doanh thu tăng gấp 5 đến 6 lần vốn đầu tư tăng thêm. Một trong những lý do lý giải điều này là doanh nghiệp đang trên đà phát triển về quy mô sản xuất và mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài nước.

Phân tích xu hướng biến động của bốn chỉ tiêu : lợi nhuận, ROS, ROI, ROE (Bảng 2.6) chúng ta thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng lên từ năm 2005-2007 và giảm xuống năm 2008. Riêng năm 2006, ROS giảm từ 3,39% (năm 2005) xuống còn 3,02% trong khi các chỉ tiêu khác đều tăng.

Lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty đều tăng qua các năm 2005-2007, lợi nhuận năm 2006 là gần 46 tỷđồng, như vậy tăng gần 6 tỷđồng tương đương 114% so với năm 2005; đặc biệt năm 2007 lợi nhuận tăng 80 tỷđồng tương đương 275% so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 lợi nhuận giảm 113 tỷ đồng tương đương 9% so với năm 2007.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của Công ty cũng đều tăng các năm 2005 -2007, Công ty thu được 3-5 đồng lợi nhuận khi thực hiện được 100

cho việc thực hiện 100 đồng doanh thu. Đây là mức sụt giảm lợi nhuận đáng kể

trong khi doanh thu và vốn đầu tư vẫn tăng cao.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment-ROI)

ROI được Công ty Cổ phần Tường An sử dụng đểđánh giá khả năng sinh lời của doanh thu và hiệu quả của việc sử dụng vốn qua các năm. Công ty sử dụng chỉ

tiêu ROI đểđánh giá cả ba yếu tố: doanh thu, chi phí, vốn đầu tư. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động, nhằm tìm ra giải pháp để kết quả hoạt động tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư. ROI tăng dần qua các năm, tuy nhiên giảm mạnh năm 2008. ROI của Công ty Cổ phần Tường An năm 2008 đạt 1,8% cho thấy 100 đồng vốn đầu tư năm 2008 sẽ mang lại 1,8 đồng lợi nhuận. Năm 2007 ROI là 18,16% cho thấy 100 đồng đầu tư năm 2008 sẽ mang lại18,16 đồng lợi nhuận, như vậy ROI năm 2008 giảm 16.36% so với năm 2007. ROI của Công ty Cổ

phần Tường An năm 2008 thấp là do 2 nguyên nhân: lợi nhuận năm 2008 thấp làm cho ROI thấp, và do công ty tăng đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư nhà máy mới Nhà máy Dầu Phú Mỹ và di dời Nhà máy dầu Tường An.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on Equity ratio –ROE)

Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo thu nhập cho các cổđông của Công ty. Khi tính ROE, Công ty cũng lấy các chỉ tiêu lợi nhuận trên Báo cáo xác định kết quả kinh doanh và chỉ tiêu vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên

đến năm 2008 giảm mạnh. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần của Công ty năm 2008 là 3,83% thấp hơn năm 2007 là 34,78% (giảm 30,95%). Nguyên nhân là do lợi nhuận trong năm 2008 giảm mạnh khoảng 113,873 tỷđồng (lợi nhuận năm 2007 là 125,712 tỷđồng)

Chỉ tiêu ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủđứng trên quan điểm vốn cổđông. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên chủ yếu do lợi nhuận giữ lại, chỉ

doanh cao, nhưng chỉ tiêu ROE năm 2008 giảm mạnh chứng tỏ là hiệu quả kinh doanh 2008 thấp.

Nếu như cả hai chỉ tiêu ROI, ROE đều cho thấy khả năng sinh lời của vốn

đầu tư Công ty qua các năm thì chỉ tiêu EPS thường được sự dụng để tính thu nhập cho mỗi cổ phần. Chỉ tiêu này thường được công bố trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Công ty. Tương tự như ROE, tuy nhiên EPS chỉ cho cổđông Công ty thấy được thu nhập trên mỗi cổ phần là một số tuyệt đối, còn ROE là số

tương đối (%).

Thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share- EPS)

Kể từ khi cổ phần hoá năm 2004, Công ty luôn làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phần cho cổ đông. Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi cổ phần giảm mạnh vào năm 2008. Năm 2008 Công ty Cổ phần Tường An có thu nhập trên mỗi cổ phần là 624

đồng thấp hơn năm 2007 là 6.624 đồng/1 cổ phần, giảm 6000 đồng /1 cổ phần - Nếu đi sâu vào phân tích các nguyên nhân làm cho lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 sụt giảm nghiêm trọng theo như giải trình của Ban giám đốc thì tập trung ở một số nguyên nhân sau:

Năm 2008, tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhưng Công ty vẫn nỗ lực sản xuất có lãi, lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 11,838 tỷ đồng. Doanh thu thuần năm 2008 tăng 405,449 tỷ (tăng15,87%) so với năm 2007, tuy nhiên lợi nhuận giảm 113,874 tỷđồng tương đương giảm 90,6% so với năm 2007 là do:

+ Giá nguyên liệu biến động, đặc biệt giá nguyên liệu giảm mạnh trong năm 2008 khiến cho những hợp đồng mua nguyên vật liệu đã ký kết trước đó và nguyên vật liệu tồn kho có giá mua cao làm tăng giá thành sản phẩm trong khi giá bán phải giảm theo thị trường đảm bảo khả năng cạnh tranh là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm.

+ Tỳ giá VND/USD tăng cao và lãi suất vay vốn tăng đột biến ảnh hưởng

đến chi phí lãi vay phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh.

+ Các chi phí khác tăng như: chi phí bán hàng tăng 29,29%, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng cao so với năm 2007.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào việc phân tích để xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thôi là chưa đủ. Với vai trò là chủ sở hữu các cổ đông luôn muốn các nhà quản lý phải thực thi công việc kinh doanh của bộ phận mình một cách hiệu quả, mang lại thu nhập thực sự cho mình cho dù gặp bất kỳ nguyên nhân hay điều kiện khách quan nào. Còn với vai trò là người quản lý, ban giám đốc muốn tìm ra được các biện pháp, cách thực thực hiện làm sao cho việc đầu tư, kinh doanh của mình có hiệu quả. Thông qua các chỉ

tiêu ROE, ROS, ROI, EPS nhà quản lý muốn tìm ra đáp số cho lời giải bài toán “đồng tiền” không chỉ trong ngắn hạn mà trong cả dài hạn, trong cả việc lập các kế

hoạch chiến lược hay thẩm định các dự án đầu tư.

Trong các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì ROI

được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An, không chỉ vì lý do chỉ

tiêu này dễ tính toán, dễ sử dụng để phân tích và cho thấy được mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi một trong các nhân tố cấu thành nên chỉ tiêu ROI sẽ làm thay đổi kết quả của ROI và vì vậy, nhà quản lý có thể can thiệp một cách chủđộng nhằm đạt được mục đích của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT DOCX (Trang 52 -57 )

×