0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Bên liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT DOCX (Trang 44 -49 )

Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có

ảnh hưởng đáng kểđối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động.

Sơđồ 2.2: Sơđồ bộ máy kế toán Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An

Ghi chú:

- NVL: Nguyên vật liệu

- NH: Ngân hàng

Giám đốc tài chính Kế toán trưởng Công ty

Kế toán tổng hợp Kế toán quản trị

Kế toán giá thành Kế toán thuế Kế toán phải trả Kế toán NVL Kế toán nợ phải thu Kế toán NH Kế toán Tiền mặt Thủ Quỹ Kế toán chi nhánh

Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm điều hành chung và có quyền quyết định các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền. Giúp việc cho kế toán trưởng có kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và các nhân viên kế toán, mỗi nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành riêng. Kế toán chi nhánh theo dõi và quản lý bộ phận kế toán Chi nhánh về mặt hạch toán kế toán.

2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An thực vật Tường An

2.1.4.1 Các nhóm sn phm ca Công ty

Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

trong nước, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Công ty không ngừng đầu tư đổi mới hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Hiện nay, Công ty Cổ phần Tường An đang sử dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại tương đương với thiết bị và công nghệđang được sử dụng tại Châu Âu, Mỹ, Nhật.

- Công nghệ tinh luyện dầu thực vật: Quy trình công nghệ sản xuất được thực hiện theo phương pháp tinh luyện vật lý hoặc hoá học tuỳ thuộc chủng loại, chất lượng vật liệu. Công nghệ sản xuất hoàn chỉnh và liên tục từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra qua các công đoạn trung hoà, tẩy màu, khử mùi.

- Công nghệ tách phân đoạn dầu cọ tinh luyện: Hiện công ty đang đầu tư tại Nhà máy dầu Phú Mỹ 01 dây chuyền thiết bị tách phân đoạn dầu cọ công suất 400 tấn/ngày. Khi áp dụng công nghệ này sẽ được các sản phẩm dầu đặc có điểm tan chảy mong muốn nhưng không làm biến đổi bản chất tự nhiên của dầu thực vật.

- Như vậy từ những nguyên vật liệu đầu vào qua các quy trình công nghệ sản xuất tiến tiến, Công ty Cổ phần Tường An hiện nay đã tạo ra các nhóm sản phẩm:

+ Nhóm dầu chiên xào: dầu Cooking, Vạn Thọ, Dầu Dừa, Dầu Olein + Nhóm dầu cao cấp: Dầu nành, Dầu Mè, Dầu Phộng.

+ Nhóm dầu dinh dưỡng: VIO, Dầu Season + Nhóm dầu đặc: Shortening, Palm, Magarine

Nguyên vật liệu để sản xuất các nhóm sản phẩm của công ty CP Dầu thực vật Tường An được cung cấp từ 2 nguồn chính: nhập khẩu (dầu cọ và dầu nành) và thu

mua từ các đơn vị ép dầu trong nước (dầu mè, dầu phộng, dầu dừa). Công ty Dầu Thực vật Hương liệu mỹ phẩm VN (VOCARIMEX) là nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chính cho Công ty CP Dầu thực vật Tường An, và cũng là cổ đông chiếm cổ phần chi phối 51% tại Công ty CP Dầu thực vật Tường An.

Giá dầu nguyên liệu trên thị trường thế giới thường xuyên biến động ảnh hưởng đến giá nguyên liệu. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 85-90% giá thành sản phẩm dầu ăn nên sự tăng giảm giá nguyên vật liệu – đặc biệt là nguyên liệu, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và doanh thu của Công ty. Với hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại, công ty tiết kiệm các chi phí đầu vào như: nguyên vật liệu, lao động…..Công ty đã thiết lập bộ định mức kỹ thuật chi tiết cho từng sản phẩm nhằm kiểm soát được nguyên vật liệu tiêu hao trong từng sản phẩm sản xuất ra. Công ty áp dụng quy trình mua hàng theo tiêu chuẩn ISO, chi phí mua hàng được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu mua nguyên vật liêu. Các báo cáo quản trịđối với chi phí sản xuất được bộ phận kế toán quản trị lập và những người có trách nhiệm liên quan xem xét thường xuyên.

Hiện nay Công ty vẫn đang tính giá thành theo phương pháp truyền thống, giá thành sản phẩm gồm các chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí nguyên vật chiếm tỷ

trọng 85-90% giá thành sản phẩm và chi phí chung chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1%- 2% giá bán. Tuy nhiên, khi định giá bán thì bộ phận kế toán quản trị cũng đã tính toán dựa trên giá thành toàn bộ nghĩa là: ngoài chi phí trực tiếp thì còn có chi phí gián tiếp là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trong khá lớn từ 5-9% doanh thu hàng năm của Công ty. Và tiêu thức để phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà Công ty sử dụng trong các năm qua là căn cứ trên tỷ lệ doanh thu của từng sản phẩm trên tổng doanh thu.

Công ty có nhiều sản phẩm khác nhau, tuy nhiên đều sử dụng chung một dây chuyền sản xuất. Các sản phẩm trong một nhóm ngoài việc được sản xuất chung một dây chuyền, nguyên vật liệu thì điểm khác nhau chính là tỷ trọng nguyên vật

liệu cũng như kỹ thuật hay công thức pha chế. Vì vậy, những sản phẩm có tính năng tương tự sẽđược xếp vào cùng một nhóm. Điểm khác biệt chính giữa mỗi nhóm sản phẩm là các nguyên vật liệu đầu vào, tỷ trọng và kỹ thuật pha chế, các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Nhưđã trình bày ở trên, Công ty gồm có 4 nhóm sản phẩm chính. Tuy nhiên, đểđơn giản, tác giả thu gọn số liệu thành 3 nhóm sản phẩm

để minh hoạ cho việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà bộ phận kế toán quản trị Công ty đang thực hiện. Do tỷ trọng, đặc tính của nhóm dầu đặc và dầu dinh dưỡng nhỏ và tương đương. Số liệu sử dụng trong phân tích dựa vào số liệu tài chính và kết quả sản xuất năm 2006 của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An.

Bảng 2.2 - Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các nhóm sản phẩm năm 2006

Nhóm sản phẩm Nhóm dchiên u xào Nhóm dầu cao cấp Nhóm dầu đặc, dinh dưỡng Cộng Doanh thu bán hàng 1.170.748 138.592 206.129 1.515.469 Chi phí trực tiếp 1.082.942 119.189 179.539 1.381.670 Chi phí quản lý 15.518 1.837 2.732 20.087 Chi phí bán hàng 65.541 7.759 11.540 84.839

Lợi nhuận trước thuế 6.747 9.807 12.318 28.873

Lợi nhuận sau thuế 6.747 9.807 12.318 28.873

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An năm 2006

2.1.4.2 Tình hình kinh doanh giai đon 2005 -2008

Khi phân tích và đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần Tường An tác giả sử dụng số liệu từ 2005 đến năm 2008. Đây chính là thời kỳ chuyển giao và hội nhập của Công ty Cổ phần Tường An, kể từ tháng 10/2004 khi nhà máy dầu Tường An chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần, và chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM vào 06/12/2006. Từ Báo cáo tài chính các năm 2005-2008 của Công ty Cổ phần Tường An tác giả trình bày lại thành các bảng Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tóm tắt các năm 2005-2008 (Bảng 2.3 và Bảng 2.4) để tiện cho việc tính toán và phân tích thành

quả hoạt động, cũng như tình hình tăng giảm của tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ

phần Tường An. Đồng thời từ hai bảng này, tác giả tính cấu trúc vốn sổ sách của Công ty Cổ phần Tường An - được trình bày trong Bảng 2.5

Bảng 2.3 - Kết quả sản xuất kinh doanh các năm2005-2008

ĐVT: 1.000.000 đ

2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Giá trị DT % Giá trị DT % Giá trị DT % Giá trị DT %

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 1.181.594 1.515.469 2.554.228 2.959.678 Giá vốn hàng bán 1.053.047 89% 1.381.676 91% 2.342.189 92% 2.804.703 95 % Thu nhập hoạt động tài chính

ròng 17.216 15.428 22.440 (20.106)

trong đó lãi vay - 440 - 1.864

Thu nhập khác ròng 531 1.397 482 10.615 Chi phí bán hàng 89.850 8% 84.839 6 % 80.478 3 % 104.050 4 % Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.364 1% 20.087 1 % 28.772 1% 27.093 1 %

Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 40.080 3 % 45.693 3 % 125.712 5 % 14.340 0,5%

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT DOCX (Trang 44 -49 )

×