Tình hình máy móc thi bc sa Côngty ịủ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 39 - 54)

CHƯƠNG III

3.3. Tình hình máy móc thi bc sa Côngty ịủ

Do đặc điểm của ngành may mặc nên lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn, lao động trong khoảng 90-94% tổng số kinh doanh trong Công ty. Đại đa số công nhân của Công ty đã qua tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc các trường lớp đào tạo về may mặc. Không những thế hàng năm còn tổ chức thi tay nghề cho công nhân trong công ty để luôn có đội ngũ công nhân có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực téc của công ty giảm tối đa lãng phí dùng người nhưng không được việc

Điều đó đảm bảo cho Công ty có đội ngũ công nhân có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của Công ty.

Bảng 2.5 : Cơ cấu lao động cuả công ty may Thăng Long Năm Số lao động Trực tiếp Gián tiếp Trình độ

Lực lượng (đ/ng)số LĐ nữ Số lượn g % Số lượn g % Đạ i họ c Trun g cấp Khác 1996 2013 2880 1791 87 222 11 67 340 1606 617000 1997 2103 1875 1790 89,4 213 10,6 85 348 1870 624000 1998 1975 1777 1761 89,2 214 10,8 95 674 1560 715000

Nguồn:Phòng kế hoạch -công ty may Thăng Long

Qua bảng trên cho ta thấy số lượng lao động giảm nhưng với phương châm tinh giảm lap động mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Đồng thời hiện nay một lượng lao động gián tiếp có trình đọ ngoại ngữ khá, có nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu . Đây là mặt mạnh của công ty

khi quan hệ với khách hàng Mỹ rất thuận lợi

3.3. Tình hình máy móc thiết bị củsa Công ty

Hiện tại có khoảng 1500 máy thuộc 36 chủng loại thiết bị khác nhau. Trong đó máy móc thiết bị công đoạn cắt có 52 máy, công đoạn may có hơn 1000 máy gồm 897 máy may các loại và thiết bị phù trợ khác, công đoạn giặt mài và thêu có 21 máy, công đoạn là 270 máy. Mỗi xí nghiệp của Công ty hiện nay đang được trang bị khoảng 200 máy các loại. Đa số các máy móc thiết bị của Công ty được nhập từ một số nước tiên tiến về công nghệ Dệt - may như Nhật, Đức, Hàn Quốc...

Ngoài ra Công ty còn có một hệ thống giặt mài quần áo bò hiện đại, là một lợi thế của Công ty trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài khác. Và đặc

biệt đây là một mặt mạnh của Công ty, tạo điều kiện xuất khẩu quần bò, một mặt hàng mà người Mỹ ưa chuộng.

Mặc dù công nghệ những năm 80-90 lại đây vẫn duy trì sản xuất được nhưng đáp ứng sản phẩm may mặc có chất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì chưa nhiều.

BẢNG 2.6: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm Nguyên giá

TSCĐ Giá trị còn lại TSCĐ Công trình xây dựng Thiết bị Trị giá % Trị giá % 1996 41.011 25.062 7.602 30,3 17.460 69,67 1997 42.257 22.633 6.745 29,8 15.887 70,29 1998 55.706 32.962 9.558 29 23.404 72

Nguồn: Phòng kế hoạch -công ty may Thăng Long 3.4. Chủng loại sản phẩm của Công ty và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Hiện nay Công ty đã sản xuất và xuất khẩu trên 20 mặt hàng với nhiều kiểu dáng mẫu mã, hình thức khác nhau như: các loại áo sơ mi nam nữ, jacket, váy áo dệt kim, quần áo bò, áo khoác...

Nếu căn cứ vào sự ổn định của mặt hàng, tỷ trọng và yếu tố công nghệ, có thể phân loại mặt hàng ưu thế và tiềm năng của Công ty như sau:

* Các mặt hàng có ưu thế:

a. Áo sơ mi: Đây là mặt hàng truyền thống của Công ty với hệ thống dây chuyền may hiện đại, luôn chiếm tỷ trọng cao và nó vừa là mặt hàng ổn định trong xuất khẩu, đồng thời mặt hàng có nhu cầu rất lớn và khả năng mở rộng sản xuất.

b. Áo jacket: Đây cũng là mặt hàng chủ lực truyền thống và xuất khẩu khá ổn định của Công ty. Hàng jacket luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu xuất khẩu hàng FOB của Công ty. Công ty có nhiều ưu thế trong việc sản xuất mặt hàng này do tay nghề công nhân khá, thị trường ổn định. Tuy nhiên sản phẩm này cũng chịu nhiều sức ép cạnh tranh.

c. Các mặt hàng bò: Đây là mặt hàng có ưu thế của Công ty và Công ty tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. Với nguyên phụ liệu tận dụng trong nước, có thiết bị mài bò... vì thế mặt hàng này giá thành giảm, thu lợi nhuận cao. Hơn nữa, hiện nay ở trong nước rất ít doanh nghiệp có lợi thế về mặt hàng bò này cho nên tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật là hướng ưu tiên trong thời kỳ tới.

d. Áo dệt kim: Đây là mặt hàng kỹ thuật tương đối đơn giản nhưng đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ trong nước và nước ngoài. Hiện nay Công ty đang có một xưởng may dệt kim hợp tác với Hồng Kông. Và đặc biệt ngay sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Công ty đã xuất khẩu 300.000 áo dệt kim sang thị trường này.

BẢNG 2.8 : MẶT HÀNG DỆT KIM XUẤT KHẨU SANG MỸ Năm Sản lượng (chiếc) Gia công (USD) FOB (USD)

1998 106.324 101.228 868.675

1999 (tháng 6) 171.584 154.078 1.219.918

Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty May Thăng Long

Đây là những mặt mạnh của công ty có ưu thế về sản xuất áo jackét, hàng bò, áo sơ mi, áo dệt kim để xuất khâủ sản phẩm sang Hoa Kỳ

Các mặt hàng chính của Công ty được thể hiện qua bảng sau:( mục lục)

3.5. Tình hình tài chính của Công ty

Công ty đang gặp khó khăn về vốn, thiếu vốn đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng xuất khẩu, đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao tay nghề cho người lao động, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. Nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm do phải trả lãi ngân hàng khá cao, cho nên lợi nhuận thấp. Mặt khác, hiện nay muốn mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng có chất lượng cao với yêu cầu của một số nước như Mỹ thì đòi hỏi phải đổi mới công nghệ có năng suất tốt.

3.6. Hoạt động marketing và thiết kế mẫu

Hiện nay việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng của Công ty còn mang tính bị động, đa số các thương vụ là khách hàng tự tìm đến Công ty chứ Công ty không tự tìm đến khách hàng. Mặt khác, hệ thống thu nhập thông tin chưa được kịp thời, thiếu thông tin về giá cả, cung - cầu trên thị trường... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả. Bên cạnh đó các mẫu mã sản phẩm mà Công ty thiết kế còn chưa hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chưa đảm bảo yếu tố thời trang trong thiết kế sản phẩm mặc dù Công ty đã cố gắng.

3.7. Tình hình cạnh tranh sản phẩm của Công ty

BẢNG 2.9: CẤU THÀNH GIÁ FOB CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG T T Tên sản phẩm Giá FOB Chi phí tiền lương Chi phí bao bì Chi phí nguyên phụ liệu Các chi phí khác Lợi nhuận 1 Jacket 22 3,52 0,66 15,4 1,914 0,306 2 Áo sơ mi bò 6 0,96 0,18 4,2 0,52 0,14 3 Quần bò 7 7,12 0,21 4,9 0,609 0,161 4 Áo khoác 20 3,2 0,6 11 1,74 0,46 5 Áo thể thao 10 9,6 0,3 7 0,87 0,23

Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm của Công ty xuất theo giá FOB không bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm. Thêm vào đó chi phí tiền lương (chiếm từ 16- 20%) và chi phí nguyên phụ liệu (chiếm từ 70-75%) ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất. Căn cứ vào bảng trên, có thể chỉ ra được mặt hàng nào Công ty thu được nhiều lợi nhuận, mặt hàng nào ít lợi nhuận, để từ đó có biện pháp đúng đắn để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nếu xét trên thị trường quốc tế thì mức giá thấp ở đây do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là chi phí tiền lương thấp. Hiện nay, một số nước như Trung Quốc, giá nhân công thấp nhưng phí hạn ngạch cao do đó giá thành sản phẩm cũng cao.

Giá cả là một yếu tố cạnh tranh rất có hiệu quả nhưng đối với Công ty, thực tế rất khó khăn trong việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý. Đối với các bạn hàng nước ngoài, Công ty đã thực hiện chính sách ưu đãi về giá với bạn hàng lớn.

Một điểm quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chính là chất lượng lao động và hiệu quả quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, máy móc thiết bị... Đấy chính là một trong những yếu tố để cạnh tranh trên thị trường

Mỹ.

3.8. Thị trường xuất khẩu của Công ty

Công ty May Thăng Long xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức FOB sang nhiều thị trường khác nhau. Tại mỗi thị trường đều có khó khăn hạn chế mà Công ty gặp phải, nó tác động đến hiệu quả quy mô giá trị xuất khẩu của Công ty.Thị trườngEU là thị trường lớn nhất của công ty(chiếm tre4en 80% giá trị xuất khẩu hàng FOB của côngty).Đây là một thị trường tiềm năng có nhu cầu về may mặ lớn . Tuy tình trạng thiéu hạn nghạch ,phí hạn nghạch cao, là kihó khăn cơ bản khi xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra có các thị trường như Nhật bản, Hồng Kông ,Đài loân, Hàn Quốcvà đặc biệt là thị trường Mỹ-là một thị ỷtường khó tính nhưng rất hất dẫn đối vời công ty trong tương lai.Mỹ là một thị trường nhậo khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới(khoảng 39,5% tỷ USD/năm).Mỹ thường đặt hàng và thanh toán đảm bảo khối lượng lớn ,thường mua trực tiếp chứ không ký hợp đồng.Tuy nhiên công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yềú qua các trung gian như Hồng công ,Đài loan cho nên hiệu quả chưa cao . Đối với thị trường Mỹ, một đặc điểm rất quan trọng Công ty cần chú ý đó là: tuy hàng của ta chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc nhưng nếu khai thác được lợi thế giá nhân công thấp, chất lượng hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì vẫn có thể đưa hàng vào Mỹ, như với hàng áo sơ mi vải sợi bông đạt 10$/tá sẽ hấp dẫn các nhà buôn Mỹ.

Với những biện pháp đổi mới, Công ty May Thăng Long đã không ngừng khẳng định vị trí của mình ở thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua, năm nào Công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện rõ nét qua Bảng trên. Mặc dù trong một số năm Công ty đã không ngừng hoàn thành kế hoạch về sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Nhưng năm 1997 tổng doanh thu của doanh nghiệp đã đạt 64,5 tỷ đồng tăng 19,6% so với năm 1996, lợi nhuận đạt 1,209 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 1996.

Bước sang năm 1998, có thể nói đây là một năm đầy thành công của Công ty May Thăng Long trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăm. Với tinh thần vượt qua khó khăn năm 1998 Công ty đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra với doanh thu xuất khẩu tăng 16,3% so với năm 1997. Đồng thời năm 1998, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ đồng tăng 20,4% so với năm 1997. Doanh thu và lãi từ hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn chiếm 80-90% tổng lãi của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và năm 1998 nộp ngân sách Nhà nước 16,44 tỷ đồng tăng so với năm 1997 là 52,9%. Điều này càng khẳng định xuất khẩu là hoạt động chiến lược của Công ty may Thăng Long và đặc biệt Công ty đã mở rộng thị trường xuất khâủ hấp dẫn như Hoa Kỳ, mặt hàng đã được người Mỹ ưa chuộng.

Với kết quả đạt được đó, Công ty đã đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho gần 2000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 1998 là 800.000đồng/người, tăng 8,8% so với năm 1997. Đây là nhờ sự nỗ lực tập thể lao động Công ty cùng ban lãnh đạo.

Tóm lại, về cơ bản, Công ty May Thăng Long đã thích nghi nhanh chóng với nền kinh tế thị trường, đã xây dựng được một mạng lưới thị trường dần vào thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc rộng lớn, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú. Và những năm 1999, 2000 doanh thu xuất khẩu liên tục tăng. Năm 1999, doanh thu xuất khẩu đạt 81,12 tỷ đồng và kế hoạch năm 2000 đạt 95 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 1999. Đồng thời Công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ - một thị trường đầy tiềm năng nhưng thuế suất may mặc khá cao.

Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những mặt tồn tại nhưng Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

BẢNG 2.11: THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂM 1999-2000 Năm Sản phẩm sản xuất (1000 c) Doanh thu xuất khẩu (tr.đ0 Kim ngạch xuất khẩu (tr.USD) Nộp ngân sách (tr. đ) Thu nhập bình quân TH 1999 5115 82123 31 2874 920 KH 2000 5200 92200 35 1154 1000

Qua việc phân tích môi trường nội bộ của công ty may Thăng Long ta có thể tóm tắt những mặt mạnh, mặt yếu của công ty như sau:

Những mặt mạnh của Công ty May Thăng Long

- Có quy mô sản xuất lớn, chủng loại sản phẩm đa dạng, có thể đáp ứng được mọi đơn đặt hàng của khách hàng.

Với khả năng sản xuất 5 triệu sản phẩm (quy về áo sơ mi) một năm, các xí nghiệp phù trợ và Công ty vệ tinh ở địa phương có thể cung cấp được mọt khối lượng hàng hóa lớn đảm bảo đúng thời hạn giao hàng theo hợp đồng. Điều này rất có lợi cho Công ty kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ, vì thông thường mõi đơn đặt hàng của Hoa Kỳ đều có số lượng lớn, khoảng 25.000 tá. Ngoài ra, Công ty có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau có mẫu mã và chất lượng phù hợp.

* Có chi phí nhân công rẻ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Đây là yếu tố cơ bản mà Công ty phải tận dụng để cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Trường hợp của Trung quốc, các nước NICs là điển hình, mặc dù Mỹ đã áp dụng quy chế hạn chế, ràng buộc nhưng hàng hóa của các quốc gia này vẫn xâm nhập mạnh vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là nhờ vào hàng hóa có giá cả thấp, chất lương sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

* Công ty có ưu thế trong sản xuất quần áo bò, áo jacket, áo sơ mi nam và kinh doanh FOB có hiệu quả

Đây cũng là lợi thế của Công ty vì nhu cầu của các loại sản phẩm này ở thị trường Mỹ là rất lớn và đối với các Công ty Hoa Kỳ họ thừơng chỉ đặt hàng theo phương thức FOB là chủ yếu.

* Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002

Chứng chỉ ISO 9002 là giấy thông hành để sản phẩm của Công ty đi vào thị trường thế giới. Đây là lợi thế của Công ty để cạnh tranh sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ.

Qua việc phân tích môi trường nội bộ ở trên ta có thể đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của công ty may Thăng Long:

Những mặt yếu của Công ty May Thăng Long

* Trình độ Marketing còn yếu, công nghệ thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thế giới.

Tuy đã có nhiều cố gắng đầu tư cho lĩnh vực marketing và đầu tư cho công nghệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế làm cản trở khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế.

Do thiếu vốn, mà vấn đề đầu tư cho quảng cáo, giới thiệu sản phẩm còn yếu, nghiên cứu thiết kế mẫu sơ sài, tìm kiếm khách hàng còn mang tính bị động, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến Công ty và mẫu mã do khách hàng yêu cầu. Hệ thống thu thập thông tin chưa được kịp thời, thiếu thông tin đặc biệt là thông tin

về giá cả, cung cầu trên thị trường... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả.

Còn máy móc thiết bị của Công ty hầu hết nhập về từ những năm 1989- 1990, chủ yếu để bổ sung thay thế những máy móc đã quá cũ không thể sử dụng được, cho nên máy móc thiết bị thiếu đồng bộ.

Ngoài ra chưa có đội ngũ chuyên gia thiết kế mẫu bởi thế mẫu mã sản phẩm của Công ty thiết kế còn chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng, chưa đảm bảo yếu tố thời trang trong thiết kế sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 39 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w