Kết quả công tác bồi thường

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội và các giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 63)

Công tác bồi thường là khâu quan trọng nhằm hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm. Quá trình bồi thường thể hiện chất lượng sản phẩm, là khâu quyết định sự thành công của sản phẩm. Đối với một công ty bảo hiểm mới như AAA thì công tác này càng thể hiện vài trò hết sức quan trọng. Bởi vậy yêu cầu đối với các cán bộ bồi thường là phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Bảng 11.2: Tình hình tồn đọng trong giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội giai đoạn 2006-2007

Thời gian Số vụ kỳ trước chuyển sang Số vụ phát sinh trong kỳ Số vụ giải quyết trong kỳ Số vụ tồn đọng trong kỳ Tỷ lệ tồn đọng 1-6/2006 0 117 95 22 18,80% 7-12/2006 22 101 101 22 17,89% 1-6/2007 22 372 328 66 16,75% 7-12/2007 66 231 249 48 16,16%

(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung tỷ lệ tồn đọng có xu hướng giảm dần. Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ tồn đọng còn ở mức khá cao là 18,8% thì trong 6 tháng tiếp theo đó đã giảm xuống còn17,89%. Xu hướng giảm đó vẫn đúng ở năm 2007 là 6 tháng đầu năm tỷ lệ tồn đọng là 16,75% thì 6 tháng cuối năm giảm xuống còn 16,16%. Như vậy so với 6 tháng đầu mới đi vào hoạt động thì 6 tháng cuối năm 2007 tỷ lệ tồn đọng đã giảm 2,64%.

Mặc dù đây chưa phải là một kết quả thật tốt nhưng đã là một cố gắng lớn của đội ngũ cán bộ bồi thường chỉ 10 người, còn trẻ và chưa có thật nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác như khách hàng chậm cung cấp các giấy tờ cần thiết để hoàn tất hồ sơ bồi thường hay do xe bị tai nạn còn bị bên công an giữ nên cũng chưa thể hoàn thiện hồ sơ bồi thường được.

Theo xu hướng này thì tỷ lệ tồn đọng sẽ còn giảm. Đây cũng là điều dễ hiểu vì cũng như tất cả các ngành khác, công tác giám định-bồi thường đều phải qua đào tạo học tập, qua kinh nghiệm thực tế. Mà đây chính là những kiến thức mà các cán bộ bồi thường AAA đang tích lũy.

Bên cạnh các chỉ tiêu đã phân tích ở trên thì phải kể đến tỷ lệ bồi thường và số tiền bồi thường bình quân một vụ.

Bảng12.2: Tình hình giải quyết bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại AAA Hà Nội giai đoạn 2006-2007

Giai đoạn Số vụ bồi thường (vụ) Số tiền bồi thường (Triệu đồng) Số tiền bồi thường bình quân (Triệu Doanh thu phí (Triệu Tỷ lệ bồi thường

đồng/vụ) đồng) (%)

1-6/06 95 239 2,5157 400 59,75

7-12/06 101 232 2,2970 465 49,89

1-6/07 328 1.583 4,8262 3336 47,45

7-12/07 249 1.118 4,4899 2504 44,64

(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA Hà Nội)

Số tiền bồi thường Trong đó: Tỷ lệ bồi thường =

Doanh thu phí

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể số tiền bồi thường bình quân có sự phân biệt khá rõ giữa 2 thời kỳ trong năm. 6 tháng đầu năm có số tiền bồi thường bình quân cao hơn 6 tháng cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm 2006, số tiền bồi thường bình quân 1 vụ là hơn 2,5 triệu cao hơn số tiền bồi thường bình quân 1 vụ 6 tháng cuối năm 0,2 triệu. 6 tháng đầu năm 2007 số tiền bình quân 1 vụ là 4,8 triệu, cao hơn số tiền bồi thường bình quân 6 tháng cuối năm là 0,3 triệu 1 vụ. Điều này cũng phù hợp với thực tế của nước ta là tháng 2, tháng 3 là những tháng có các vụ tai nạn rất thảm khốc do thời gian này trùng với dịp tết cổ truyền của dân tộc. Trong năm 2007, số tiền bồi thường bình quân 1 vụ cao hơn rất nhiều so với 2006, cao hơn khoảng 2 triệu 1 vụ, tương đương gần 2 lần. Đó là do năm 2006, công ty mới thành lập nên chưa khai thác được nhiều hợp đồng và cũng có không nhiều hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn. Trong khi năm 2007, số xe khai thác được cao gấp hơn 3 lần, có nhiều hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn. Hơn nữa tình hình tai nạn giao thông ở Hà Nội vẫn đang còn rất phức tạp. Chính vì vậy mà xu hướng này cũng hợp với thực tế khách quan.

Tỷ lệ bồi thường có xu hướng giảm qua thời gian. Những tháng đầu năm 2006, tỷ lệ bồi thường rất cao, gần 60%. Đó một phần là do tình hình tai nạn giai đoạn này, nhưng 1 phần cũng là do đội ngũ khai thác cũng như giám định

chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên tình hình này đã được khắc phục đáng kể ở giai đoạn tiếp theo. 6 tháng tiếp tỷ lệ bồi thường chưa đến 50%. Sang năm 2007, tỷ lệ bồi thường cũng giảm xuống còn 47, 45% ở 6 tháng đầu năm và 44,64% ở 6 tháng cuối. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ. Công ty đã bắt đầu ổn định và hoạt động có hiệu quả.

Bảng 13.2: Số tiền bồi thường và doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA Hà Nội giai đoạn 2006-2007

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ được doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng nhanh qua 2 năm. Năm 2007, doanh thu phí là 2647 triệu đồng, năm 2006 là 865 triệu đồng. Sau 2 năm thì doanh thu phí của nghiệp vụ này đã tăng 2,55 lần, tương ứng với 1.782 triệu đồng.

Qua phân tích trên ta thấy qua 2 năm hoạt động công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã có những kết quả rất đáng khích lệ. Đó là cả một quá trình cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên giám định bồi thường.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó thì công tác Giám định bồi thường ở công ty bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội còn gặp những tồn tại cần giải quyết kịp thời như:

- Hiện tại phòng GĐBT của công ty có 10 người trong khi khối lượng công việc rất lớn. Chính vì vậy mà nhiều khi không thể giải quyết công việc kịp thời, nhanh chóng được.

- Những chế độ ưu đãi đặc biệt đối với nhân viên GĐBT vẫn chưa thích đáng với những công sức mà các nhân viên đã bỏ ra. Đây là công việc cần nhiều thời gian và thường xuyên làm việc không trong thời gian hành chính, có thể là cả trong đêm khuya.

- Nhiều khi các cán bộ GĐBT vẫn chưa hướng dẫn cho khách hàng một cách đầy đủ về các giấy tờ cũng như thủ tục mà khách hàng phải làm để hoàn thiện hồ sơ giám định bồi thường. Khách hàng phải đi lại nhiều lần gây ra tâm lý chán nản, mệt mỏi và việc hoàn thiện hồ sơ cũng bị kéo dài.

Thời gian tới AAA cũng đang tìm cách để khắc phục những mặt còn tồn tại này.

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA chi nhánh Hà Nội và các giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 63)