Thiết kế qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam (Trang 45 - 47)

Nghiên cứu được thơng qua 02 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu khám phá):

Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước của Trần Kim Dung (2005,2007) và trao đổi với cấp trên các phịng ban, giám đốc nhân sự cũng nhưđồng nghiệp trong cùng cơng ty. Qua kết quả của các bước nghiên cứu sơ bộđề tài đã xác định được 7 thành phần cần thiết đối với sự thỏa mãn trong cơng việc của nhân viên cơng ty International SOS Việt Nam, đĩ là: 1. Tính chất cơng việc ; 2. Lương/Thưởng ; 3. Hợp tác với đồng nghiệp 4. Lãnh đạo ; 5. Cơ hội thăng tiến ; 6. Phúc lợi cơng ty ; 7. Mơi trường làm việc.

Đồng thời qua nghiên cứu sơ bộđề tài đã xác định được 28 biến quan sát làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi. Các thơng tin cá nhân như giới tính, tuổi tác, trình độ chuyên mơn, thời gian làm việc ở cơng ty cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang đo danh xưng để đo lường sự khác biệt khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố.

3.1.2 Nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thơng qua phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra – trả lời viết với 235 bảng câu hỏi được phát đi cho nhân viên các phịng ban trong cơng ty. Sau khi thu về và tiến hành sàng lọc, tổng số phỏng vấn hợp lệ là 219 bảng. Song song đĩ là việc tham khảo ý kiến đánh giá kết quả làm việc từ các Trưởng bộ phận, Giám đốc nhân sự dựa vào các tiêu chí đánh giá theo Kpi. Tồn bộ dữ liệu hồi đáp sẽđược xử lý với phần mềm SPSS.

Sau khi mã hĩa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các bước sau:

- Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị các thang đĩ. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha, qua đĩ các biến khơng phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽđược chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.6 trở lên.

- Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biện cĩ hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố cĩ “Initial Eigenvalues” > 1.

- Kiểm định mơ hình lý thuyết.

- Hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN (KQCV) = ß + ß1 CƠNG VIỆC + ß2 LƯƠNG/THU NHẬP + ß3 ĐỒNG NGHIỆP + ß4 HỖ TRỢ TỪ CẤP TRÊN + ß5 THĂNG TIẾN + ß6 PHÚC LỢI + ß7 MƠI TRƯỜNG LÀM VIỆC.

Đề tài thực hiện qui trình nghiên cứu như sau:

Quy trình nghiên cứu được thực hiện từng bước như sau: trước tiên phải xác định được mục tiêu nghiên cứu, sau đĩ đưa ra mơ hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bộ, tiếp theo thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu (n=5) từ đĩ đưa ra mơ hình và thang đo hiệu chỉnh, bước kế tiếp thực hiện

nghiên cứu định lượng (tiến hành chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với N=219). Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu dựa trên kết quả Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến... Bước cuối cùng là thảo luận kết quả và đưa ra phải pháp.

Bảng 3.1: Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)