Lập kế hoạch kiểmtoán tổng thể

Một phần của tài liệu 385 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện (Trang 41 - 50)

Sau khi thực hiện các bước công việc cần thiết như trên thì KTV tiế hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Công việc này được thực hiện bởi nhóm trưởng của cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm có nội dung như trong biểu dưới đây (đối với Công ty Sông Đà 25).

Biểu số 2.5: Kế hoạch kiểm toán tổng thể . Khách hàng: Công ty Sông Đà 25.

Năm tài chính: 2006.

Người lập: Nguyễn Thị Tâm. Người soát xét: Nguyễn Mai Long Người duyệt: Lê Ngọc Khuê.

1. Thông tin về hoạt động của Công ty và những thay đổi trong năm kiểm toán.

- Khách hàng: Năm đầu.

- Trụ sở chính: Số 100 Đường Tràng Thi – TP Thanh Hoá. - Điện thoại: hoặc 037.814232 hoặc 037.814233.

- Fax: 037.814632

- Email: Songda25 @vnn.vn - Mã số thuế:

- Giấy phép đầu tư: Số 715/GP ngày 06/11/2000

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng. - Địa bàn hoạt động: Cả nước.

- Tổng số vốn đầu tư: 25.000.000.000đồng

- Thời gian hoạt động: 20 năm kể từ ngày cấp Giấy phép Đầu tư

- Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của Công ty cho đến thời điểm lập Báo cáo này bao gồm:

Hội đồng quản trị

Họ Tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm

Bà Đỗ Thị Phượng Chủ tịch HĐQT 01/12/2000

Ông Đào Thanh Hiền Phó chủ tịch 01/12/2000

Ông Vũ Thanh Hiền Thành viên 01/12/2000

Ban giám đốc

Họ Tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm

Bà Đỗ Thị Phượng Giám đốc 01/12/2000

Ông Đào Thanh Hiền Phó Giám đốc 01/12/2000

Ông Đào Thanh Tùng Phó Giám đốc 01/12/2002

- Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng Ngày bổ nhiệm:01/02/2004.

- Tóm tắt quy chế KSNB của công ty: - Năng lực quản lý của Ban giám đốc: Tốt

- Hiểu biết chung về nền kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty:

- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của Công ty: + Yêu cầu môi trường:

+ Thị trường và cạnh tranh: +…

- Đặc điểm kinh doanh và tình hình kinh doanh của Công ty: 2. Các điều khoản của hợp đồng:

- Yêu cầu về thời gian thực hiện: Ngày 15/05/2006 đến ngày 16/05/2006.

- Yêu cầu về Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý 3. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. …

4. Yêu cầu về nhân sự:

Trưởng nhóm kiểm toán: Nguyễn Thị Tâm. KTV 1: Nguyễn Đức Thắng

KTV 2: Nguyễn Thị Thanh Hằng Trợ lý kiểm toán 1 : Vũ Thị Loan

Trợ lý kiểm toán 2: Nguyễn Hoàng Lê. 5. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể

STT Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro kiểm soát Rủi ro tiềm tàng Mức trọng yếu Phương pháp kiểmtoán Thủ tục kiểm toán Tham, chiếu 1 2 3 …

2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán trong kiểm toán tài chính.

Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro và phân tích trên toàn bộ Báo cáo tài chính, KTV của Công ty sẽ tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể. Chương trình kiểm toán tại công ty được thiết kế theo từng khoản mục. Các chương trình này xây dựng sẵn cho tất cả các khoản mục. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà KTV công ty sẽ vận dụng linh hoạt các chương trình kiểm toán tổng thể này.

Dưới đây là chương trình kiểm toán Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bảng số 2.6 : Chương trình kiểm toán Giá vốn hàng bán , Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Mục tiêu

- Tất cả các chi phí phải được hạch toán đúng, được phân loại chính xác, trình bày trên BCTC( tính đầy đủ, chính xác, trình bày)

- Các khoản này phải được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán phải đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp( tính đầy đủ, hiện hữu)

- Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính xác phù hợp vơíư các Chuẩn mực kiểm toán.

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1. Thủ tục phân tích

- So sánh tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu kỳ này và kỳ trước

- So sánh tỷ lệ của các yếu tố chi phí trên doanh thugiữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động bất trường

- Xem xét sự biến động của các chi phí qua các tháng trong kỳ và giữa kỳ này với kỳ trước.

2. Kiểm tra chi tiết

Nhà nước và quy chế của đơn vị xem xét quy chế có tuân thủ không?

- Lập bảng quan hệ đối ứng của từng tài khoản chi phí trong mối quan hệ với các tài khoản khác xem xét biến động bất thường.

- Kiểm tra các khoản phát sinh bằng ngoại tệ, việc hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ.

2.1.Giá vốn hàng bán

- Lập bảng tổng hợp chi tiết Giá vốn hàng bán theo tháng, so sánh sự biến động và giải thích. Đối chiếu với kết quả hoạt động kinh doanh. sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp

- Đối chiếu các khoản ghi giảm giá vốn và doanh thu ghi giảm tương ứng

- Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu để tiến hành kiểm tra việc ghi nhận giá vốn

- Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo loại sản phẩm và đối chiếu các khoản ghi nhận giá vốn với phiếu xuất kho, biên bản thanh lý...

2.2.Chi phí bán hàng

- Kiểm tra hoản mục chi phí sản xuất chung cùng chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí bằng tiền...

- Đối chiếu kết qủa kiểm tra phần tiền lương, các khoản phải nộp theo lương, nguyên vật liệu... - Đối chiếu các khoản chi hoa hồng, chi phí tiếp thị, quảng cáo... đã chi trong kỳ với chính sách

bán hàng của đơn vị

- Kiểm tra tính toán lại một số khoản chi phí thuê ngoài giữa số thực chi với các chứng từ liên quan

- Kiểm tra việc kết chuyển chi phí bán hàng và tài khoản chi phí chờ kết chuyển.

2.3.Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Đối chiếu với kết quả kiểm tra phần tiền lương, các khoản nộp theo lương, nguyên vật liệu trực tiếp...

- Kiểm tra chọn mẫu một số khoản chi giao dịch, tiếp khách, lưu ý các khoản chi tài trợ, khen thưởng, ủng hộ, mua sắm công cụ, chi phí công tác phí...

- Kiểm tra việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản chi phí chờ kết chuyển (nếu có) xem có phù hợp không.

2.3.1.Kiểm tra tỷ lệ % chi phí giao dịch, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại... theo quy định hiện hành.

Tính tỷ lệ % chi phí giao dịch quảng cáo, tiếp khách trên tổng chi phí. Theo quy định hiện hành tỷ lệ này chỉ được chiếm 3 – 5 %, đối với một số trường hợp đặc biệt là 7%

2.3.2.Kiểm tra bản chất và nội dung của các khoản ghi Có của các tài khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý.

3. Kết luận

vấn đề được đề cập trong thư quản lý.

3.2 Lập bảng trang kết luận kiểm toán cho các khoản mục thực hiện.

3.3 Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh cuộc kiểm toán

Tóm lại, Công tác lập kế hoạch của Công ty CPKT Thăng Long gồm chủ yếu ba công việc chính sau: Công việc trước kiểm toán được bắt đầu khi có khách hàng tìm đến dịch vụ công ty. Để khách hàng biết đến dịch vụ của mình, công ty thực hiện việc gửi thư chào hàng đến từng khách hàng. Khi được khách hàng quyết định chọn công ty làm nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC thì công ty sẽ tìm hiểu khách hàng và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Sau đó lựa chọn nhóm thực hiện kiểm toán và ký hợp đồng kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát là công việc được thực hiện tiếp theo. Bao gồm: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng bằng việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán hay gặp gỡ khách hàng để trao đổi thông tin; Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Phân tích sơ bộ BCTC nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty khách hàng. Các công việc này được thực hiện thông qua các thủ tục phân tích từ đó rút ra mức trọng yếu.

Từ kế hoạch kiểm toán tổng quát, công ty xây dựng lên kế hoạch kiểm toán chi tiết. Thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và trên toàn bộ báo cáo tài chính, xác định phương pháp kiểm toán cho phù hợp với quy trình kiểm toán, xây dựng thủ tục kiểm tra chi tiết. Cuối cùng tổng hợp và phân bổ kế hoạch kiểm tra chi tiết

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty.

Công việc trước kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán cụ thể

Thiết lập các điều kiện của hợp đồng Gửi thư chào hàng

Lựa chọn nhóm kiểm toán Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Thu thập thông tin pháp lý

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Xác định phương pháp kiểm toán Thu thập thông tin về khách hàng

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán

PHẦN III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI

Một phần của tài liệu 385 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w