Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu 385 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện (Trang 35 - 41)

Việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá các mặt hoạt động của khách hàng. Thủ tục phân tích được Công ty CPKT Thăng Long thực hiện như sau:

Bước đầu tiên khi áp dụng các thể thức phân tích là xây dựng mục tiêu, trước hết là những mục tiêu chung sau đó là những mục tiêu cụ thể. Các mục

tiêu chung bao gồm việc quyết định mục đích cơ bản của các thể thức phân tích như hướng sự chú ý vào lĩnh vực cần khảo sát thêm, để cung cấp bằng chứng chính thức... Những mục tiêu cụ thể hơn bao gồm sự nhận diện các tài khoản và các mục tiêu kiểm toán trong những tài khoản mà thể thức phân tích sẽ nhằm vào.

Bảng số 2.3: Phân tích sơ bộ BCTC của Công ty.

Nội dung Tham

chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1. Kiểm tra tính toán số học trên các báo cáo

2. Kiểm tra sự hợp lý giữa các báo cáo:

- Đối chiếu chỉ tiêu khoản mục Tiền trên BCĐKT với số dư trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.

- Đối chiếu số dư khản mục thuế trên BCĐKT và báo các tình hình thưch hiện nghĩa vụ ngân sách.

- Đối chiếu chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm giữa phần I và phần II của Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh.

- Đối chiếu các chỉ tiêu trên BCTC với thuyết minh BCTC.

3. Kiểm tra số liệu đầu năm trên BCTC.

- Thu thập BCTc năm liền kề trước năm kiểm toán, BCTC năm trứớc đã được kiểm toán, Duyệt quyết toán của cơ quan cấp trên, cơ quan chức năng.

- Đối chiếu số dư đầu năm trên BCTC năm được kiểm toán và số dư cuối kỳ trên BCTC năm trước đã thu thập

được. Nếu có chênh lệch thì giải thchs nguyên nhân.

- Kiểm tra các điều chỉnh trên tài liệu kế toán theo số liệu của kiểm toán , cơ quan cấp trên.

4. So sánh số dư đầu năm và số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán (số tuyệt đối và số tương đối). Phân tích và giải thích biến động đó.

5. Kiểm tra BCTC có được trình bày theo quy định hiện hành không?

6. Phỏng vấn khách hàng về giả định khi lập BCTC đã tính đến sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán hay chưa?

7. Lập tranh kết luận kiểm toán dựa trên các công việc đã thực hiện.

Tiếp theo thiết kế các thủ tục phân tích bao gồm việc lựa chọn hình thức phân tích thích hợp nhất, lựa chọn dữ kiện thích hợp và xây dựng nguyên tắc quyết định đối với quá trình xác định vấn đề bất thường. KTV có thể sử dụng hai loại cơ bản : Phân tích ngang và phân tích dọc.

+ Phân tích ngang (xu hướng): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC. Bao gồm:

•So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau. Nhờ đó KTV thấy được những biến động bất thường và xác định được các lĩnh vực cần quan tâm.

•So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV.

•So sánh dữ kiện của Công ty khách hàng với dữ kiện của ngành. Biểu mẫu sau thể hiện việc phân tích sơ bộ BCTC do công ty thực hiện.

+ Phân tích dọc (tỉ suất): Ba nhóm chỉ tiêu thường được KTV của Công ty sử dụng là:

•Nhóm tỉ suất về khả năng thanh toán. Nhóm tỉ suất này của doanh nghiệp càng cao thì tình hình tài chính của doang nghiệp càng được đánh giá tốt. Doanh nghiệp sẽ có ít nguy cơ vi phạm kỉ luật tài chính tín dụng. Rủi ro được đánh giá thấp nếu tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan. Cụ thể:

- Tỉ suất thanh toán hiện hành = Tài sản lưư động/ Nợ ngắn hạn

- Tỉ suất thanh toán nhanh = (Tiền + phải thu + ĐTTCNH)/ Nợ ngắn hạn. - Tỉ suất thanh toán nhanh = Tiền mặt/ Nợ ngắn hạn

• Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỉ suất tự tài trợ = Tổng Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn - Tỉ suất nợ = 1 - Tỉ suất tự tài trợ

- Tỉ suất đầu tư vào TSCĐ = (TSCĐ+ ĐTDH)/ Tổng tài sản

Nhóm tỉ suất về hiệu quả kinh doanh

- Tỉ suất lợi nhuận thuần/Vốn

- Tỉ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu

Ngoài việc phân tích đánh giá các loại tỉ suất trên, KTV công ty CPKT Thăng Long còn đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hiện tại và tương lai thông qua các chỉ số phát triển. Việc đánh giá phát triển khách hàng tốt hoặc xấu căn cứ vào khả năng mở rông thị trường, trình độ khả năng quản lý của khách hàng.

Với những tỉ suất đã tính toán được trong bảng phân tích sơ bộ, KTV còn có thể dự đoán được tình hình tài chính trong tương lai qua những tài liệu mà KTV thu thập được.

Bảng số 2.4:

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 25.

Đơn vị: Triệu đồng.

TT Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ % so với Doanh thu thuần Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng giá trị tài sản 130.574,939 141.077,810

2 Nợ phải trả 121.543,500 130.645 3 Nguồn vốn chủ sở hữu 9.031,439 10.432,810

4 Doanh thu thuần 93.331,105 128.129,00 100 100 5 Giá vốn hàng bán 84.761,843 117.406,419 90,819 91,628 6 Lợi nhuận gộp 8.569,262 10.722,581 9,172 8,368 7 Lợi nhuận thuần 2.600,280 3.896,00 2,760 3,041 8 Lợi nhuận trước thuế 951,188 735,448 1,021 0,574 9 Lợi nhuận sau thuế 684,855 529,522 0,733 0,413

Qua bảng phân tích ở trên, KTV của Công ty đã nhận thấy rằng: Các chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế giảm 0,32% tương ứng giảm 145,333 triệu đồng, Lợi nhuận trước thuế đều giảm 0.447% tương ứng giảm 215,74 triệu đồng. Điều này cho biết Công ty Sông Đà năm nay kinh doanh không hiệu quả hơn năm trước. Tuy nhiên, Lợi nhuận thuần tăng từ 2,76% đến 3,041% tương ứng tăng 1.295,72 triệu đồng. Lợi nhuận gộp giảm là do Giá vốn hàng bán tăng. Mặc dù Doanh thu thuần tăng lên rõ rệt 34.797,895 triệu đồng nhưng vì trong năm qua giá vật liệu tăng lên như: xi măng, sắt thép làm cho giá vốn tăng lên. Hơn nữa trong một vài năm hiện nay các công trình xây dựng khi hoàn thành công ty chưa thu hồi được vốn nên số nợ phải trả tăng lên nhiều điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty.

Xem xét tình hình tài chính của công ty thông qua hệ số sau:

- Tỷ lệ Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu 1250,032%

- Tỷ lệ TSCĐ/ Vốn chủ hữu 1200%

- Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản 53,191%

Điều đó dẫn đến tình hình tài chính của công ty phụ thuộc vào vốn vay bên ngoài. Tình hình tài chính không an toàn, khi công ty xây dựng công trình phải vay tiền để mua vật liệu xây dựng để trang trải khi xây dựng. Điều này cho thấy công ty phải tạo cho mình tình hình tài chính vững vàng. Một ngành mà đòi hỏi phải đầu tư vốn sau đó mới thu hồi vốn được thì chính bản thân công ty phải đưa ra những chính sách đối ngoại tốt mới có thể trang trải cho công trình đầu tư xây dựng.

2.2.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Với những bước thủ tục kiểm toán trên KTV thu thập được thông tin mang tính khách quan về khách hàng. KTV căn cứ vào những thông tin đã thu thập được để đánh giá nhận xét nhằm đưa ra một chiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp.

- Đánh giá tính trọng yếu

Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán. Ở đây, KTV đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên BCTC. Bước đầu tiên là KTV xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Đánh giá rủi ro

Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở

mức độ toàn bộ BCTC cũng như với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục.

Bảng số 2.5: Biểu số đánh gía mức độ trọng yếu và rủi ro.

1. Đánh giá rủi ro

+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Cao  Trung bình  Thấp  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đánh giá rủi ro kiểm soát

Cao  Trung bình  Thấp 

2.Xác định mức trọng yếu

Chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu là 1. Lợi nhuận trước thuế

2. Doanh thu

3. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 4. Nợ ngắn hạn

5. Tổng tài sản

Năm trước Năm nay

Lý do chọn mức trọng yếu………. Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán……….. Khả năng có những sai sót trọng yếu……….. Các sự kiện và các nghiệp vụ phức tạp, các ước tính trọng yếu cần chú trọng………..

Một phần của tài liệu 385 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện (Trang 35 - 41)