Ảnh hưởng gián tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng thông qua sức mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt nam (Trang 26 - 27)

mạnh đồng tiền

Lãi suất là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của nguồn vốn, khi

lãi suất ở quốc gia này cao hơn một quốc gia khác thì luồng vốn quốc tế sẽ tập trung về nơi có lãi suất cao – Một điều mặc nhiên là sau khi đã xem xét đến các yếu tố lạm phát

và sự biến động tỷ giá. Bởi sau một thời gian đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, vốn đầu tư sẽ được quy đổi về trở lại chính quốc nên lúc đó sẽ phụ thuộc vào mức độ lạm phát và tỷ giá quy đổi. Chính vì lẽ đó mà khi lãi suất một quốc gia biến động tăng, đồng tiền quốc gia đó sẽ thu hút nhà đầu tư và sẽ trở nên mạnh hơn trong mắt các quốc gia khác.

Trong khuôn khổ phân tích ảnh hưởng của sức mạnh đồng USD đến giá vàng, chỉ xin

nói về sức mạnh của đồng USD so với EUR bởi hai khu vực này là hai trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới, tập trung mọi nguồn lực về sản phẩm tài chính cũng như

hàng hóa nên một thay đổi dù nhỏ ảnh hưởng đến nền kinh tế hai khu vực này đều được thể hiện trong sức mạnh của đồng USD.

Thời điểm từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay, USD mất giá mạnh mẽ khi hàng loạt

vụ sụp đổ hiển hiện rõ tình trạng suy thoái kinh tế Mỹ, có thời điểm 1 EUR đổi tương đương 1,6 USD. Giá vàng thời điểm đó cũng ở mức cao. Ngày 08/07/08, 1 EUR =

1,5737 USD, giá vàng lúc đó cũng đạt 927 USD/ounce. Ngày 15/07/08 1 EUR = 1,5994 USD thì giá vàng cũng leo lên mức 979,35 USD/ounce.

Sự ổn định và tăng giá USD ngày càng cao kể từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9 khi đồng EUR đứng trước sức ép hạ lãi suất để phục hồi nền kinh tế đang trì trệ và hy vọng đồng

USD sẽ được phục hồi khi những khó khăn được gỡ. 1 EUR ngày 20/08/08 đổi được

tục hạ xuống mức 790,50 USD/ounce. Ngày 11/09, 1 EUR = 1,3933 USD thì giá vàng cũng lao xuống mức 746.58 USD/ounce (mức thấp nhất trong năm nay khi vàng test

mức 737 USD/ounce ngay hôm đó). Chính hy vọng USD phục hồi mạnh mẽ sau một

thời gian mất điểm trước EUR đã khiến giới đầu tư an tâm bán bớt vàng ra để mua lại

USD tích trữ và quay trở lại hoạt động đầu tư đã khiến giá vàng giảm mạnh. Lúc đó

cũng có nhiều dự đoán vàng sẽ về mức 700 hoặc xa hơn nữa.

Tuy nhiên, những biến động trong tình hình tài chính gần đây đã thể hiện không như mong đợi. Vàng lại lên ngôi và khó có khả năng giảm mạnh khi thị trường vẫn

nghi ngờ vào gói giải pháp chưa có khả năng cứu đồng USD vượt khỏi sự trượt giá.

Có một điều cần phải chú ý là đồng tiền của một quốc gia nào đó tăng là do sức

mạnh nội tại của nó hay chỉ là tác động nhất thời của chính sách lãi suất cao như là một

giải pháp để chống lạm phát. Ví dụ nếu EUR tăng lãi suất thêm nữa cho mục tiêu chống lạm phát mà phải hy sinh các mục tiêu tăng trưởng và đầu tư thì rõ ràng EUR sẽ

mất giá và trong tương quan với USD thì USD sẽ mạnh lên, khi đó vàng đang được định giá theo USD sẽ theo đó giảm giá. Như vậy, quyết định tăng lãi suất của NHTW

Châu Âu sẽ không làm EUR mạnh hơn mà ngược lại. Chỉ khi nào nhà đầu tư nhận thấy

khả năng tăng giá đồng tiền xảy ra do chính giá trị nội tại của nó tạo nên thì sức mạnh đó mới bền vững.

Như vậy, bản thân sức mạnh USD và EUR – hay thật sự là tình hình kinh tế của hai

khu vực này – sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến biến động giá vàng.

(Xem Phụ lục 1 đính kèm)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt nam (Trang 26 - 27)