Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Một phần của tài liệu 368 Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup (Trang 53 - 58)

II. KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀ

2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán

2.4. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Sau các bước trên, kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Các khoản mục chính được phân công cho các kiểm toán viên cụ thể. Công việc đối với từng khoản mục mà kiểm toán viên cần làm được hướng dẫn trong chương trình kiểm toán của Công ty ACCAGroup. Để tiện cho việc đối chiếu giữa các phần hành kiểm toán, một kiểm toán viên sẽ được phân công tiến hành đồng thời các khoản mục doanh thu, phải thu

khách hàng và thuế giá trị gia tăng đầu ra. Dưới đây là minh hoạ về kế hoạch kiểm toán chi tiết các khoản mục đó:

Bảng 05: Chương trình kiểm toán chi tiết doanh thu và phải thu

khách hàng

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

DOANH THU Tham chiếu: QQ

Tên khách hàng:………. Niên độ kế toán:……

Đã được xem xét bởi:

Nhóm trưởng:………. Trưởng (Phó) phòng:………. Giám đốc (Phó giám đốc):………. Ngày: ……….. Ngày:……… Ngày:………

I. Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị:

- Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, hoặc theo loại dịch vụ, theo tháng và theo từng bộ phận (nếu có).

- Bảng kê các khoản điều chỉnh như: chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá (do hư hỏng, sai quy cách,…)

II. Mục tiêu kiểm toán:

-Tính hiện hữu: Doanh thu được ghi sổ phản ánh tất cả các khoản doanh thu

tực sự phát sinh trong kì.

- Tính đầy đủ: Tất cả doanh thu phát sinh trong kì được ghi nhận đầy đủ.

- Tính đúng kỳ: Doanh thu được phản ánh đúng kì kế toán.

- Tính chính xác: Việc ghi nhận và phân loại doanh thu phản ánh chính xác

các khoản phải thu trong kì.

III. Thủ tục kiểm toán

Tham chiếu Ngoại lệ Chữ kí, Có/ Không Đã làm rõ A. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ (áp dụng cho cả kiểm toán doanh thu và phải thu khách hàng)

a) Tìm hiểu

(Chú ý: việc này cần được thực hiện với khách hàng mới. Nếu khách hàng cũ đã lưu hồ sơ về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng thì chỉ cần cập nhật nếu có sự thay đổi trong hệ thống này)

- Tìm hiểu các vấn đề về thị trường, ngành kinh doanh, chính sách Nhà nước có liên quan… ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Tìm hiểu có sự thay đổi về nhân sự, chiến lược kinh doanh của khách hàng

- Liệt kê các loại mặt hàng, hoặc các loại dịch vụ, các khách hàng chính, các đại lý chính và các chi nhánh của đơn vị

- Ghi lại chính sách bán hàng của Công ty: bán sỉ hay bán lẻ; bán qua đại lý hay bán trực tiếp; chính sách về bán chịu; chiết khấu; hoa hồng; chiính sách giá cả…

- Tìm hiểu chính sách về ghi nhận doanh thu (chú ý với các hợp đồng xây dựng, cho thuê dài hạn và bán hàng nhập khẩu). Cách ghi nhận trên có hợp lý không?

- Đối với các dịch vụ đặc biệt như sân golf, khách sạn cần ghi nhận thêm qui định về điều kiện trở thành hội viên, những loại hội viên, việc kí quỹ…

b) Ghi nhận về hệ thống kế toán và chu kì doanh thu

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: bằng cách sử dụng lưu đồ hoặc ghi lại bằng lời chu kì doanh thu của đơn vị đối với các vấn đề sau đây:

* Nhận đơn đặt hàng hoặc sổ đặt hàng

* Kiểm tra hàng trong kho có đủ hàng bán không, duyệt đơn đặt hàng và quyết định bán chịu, lập đơn đặt hàng bán

* Lập lệnh giao hàng và thủ kho giao hàng cho khách hàng

* Lập hoá đơn, kiểm tra hoá đơn để đảm bảo tính chính xác của hoá đơn và đối chiếu với đơn đặt hàng và lệnh giao hàng để đảm bảo hàng giao phải có hoá đơn (hay ngược lại)

* Cấp có thẩm quyền phê duyệt (về giá cả, bán chịu, phát hành hoá đơn)

* Gửi hoá đơn và ghi sổ

* Đối chiếu sổ chi tiết và tổng hợp * Thu tiền, đòi nợ, đối chiếu công nợ * Xử lý giảm giá, hàng trả lại, nợ khó đòi

(Chú ý: lưu đò nên được sử dụng cho các đơn vị lớn, còn các đơn vị nhỏ nên ghi lại bằng lời. Đây là công việc bắt buộc áp dụng cho tất cả các đơn vị và được lưu trong phần thủ tục ở hồ sơ khách hàng).

- Đối với doanh nghiệp dịch vụ:

* Nhận đơn đặt hàng hoặc phiếu đặt chỗ

* Ký hợp đồng, duyệt giá, yêu cầu kí quỹ (nếu có)

* Ghi nhận doanh thu các dịch vụ có liên quan vào hồ so khách hàng dựa vào hoá đơn các bộ phận chuyển về (trường hợp khách sạn)

* Lập và kiểm tra hoá đơn * Gửi hoá đơn và ghi sổ

* Các bước tiếp theo như ở doanh nghiệp sản xuất

c) Kiểm tra hệ thống kiếm soát nội bộ

(Chú ý: đối với các đơn vị lớn đòi hỏi phải có hệ thống kiếm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu thì chúng ta cân nhắc có cần kiểm tra hệ thống hay chỉ thực hiện kiếm tra chi tiết. Việc kiểm tra hệ thống không cần áp dụng cho các đơn vị nhỏ và đơn vị không có hệ thống kiếm soát nội bộ vì không hiệu quả về mặt thời gian và chi phí)

- Việc kiểm tra hệ thống về cơ bản chỉ thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp cụ thể phát sinh theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán đối với các vấn đề

* Kiểm tra tính liên tục của hoá đơn, đơn đặt hàng bán, lênh giao hàng (tiến hành đối với một số tháng hoặc cả năm)

* Kiểm tra việc kí duyệt đối với: việc chấp hành đơn đặt hàng; lệnh giao hàng; hoá đơn; quy định giá, thay đổi giá và chiết khấu

* Kiểm tra sự chính xác trong tính toán của lệnh giao hàng, hoá đơn…

* Đối chiếu lệnh giao hàng với hoá đơn, đơn đặt hàng… * Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch

* Kiểm tra xem nghiệp vụ bất kì có được ghi sổ không? Có ghi trùng hay không?

* Định kì có đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết không? Có gửi thư đối chiếu công nợ không?

* Các khoản nợ có được phân tích thường xuyên không? Khách hàng chậm thanh toán có được đòi nợ thường xuyên không? Các khách hàng nợ khó đòi có được dự phòng không?

* Đảm bảo sự phân chia nhiệm vụ giữa kế toán, thủ quỹ, thủ kho và phòng kinh doanh

Kết luận: (thảo luận với nhóm trưởng) B. Thủ tục phân tích

- So sánh doanh thu năm nay với năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch, xem xét có biến động bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không?

năm trước, sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán)

- So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng có phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị không (về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của Công ty nói riêng)

Chú ý so sánh doanh thu cuối năm với doanh thu đầu năm sau

- Ước tính doanh thu căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên hay số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuê…(nếu không tính được tổng thể thì tính một số hợp đồng lớn). So sánh số ước tính và số trên sổ để phát hiện có biến động bất thường hay không? Nếu có trao đổi với đơn vị, hoặc kiểm tra các lĩnh vực còn nghi vấn.

C. Thủ tục kiểm tra chi tiết

- Kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê

- Xem lướt qua bảng kê có sự bất thường về giá cả, chiết khấu thanh toán, giảm giá, hàng trả lại…

- Đối chiếu với doanh thu gộp, các khoản điều chỉnh với sổ nhật kí bán hàng, và với tài khoản tổng hợp trên sổ cái - Kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu có nhất quán so với năm trước không?

- Chọn mẫu hoá đơn trong … tháng (chú ý chọn các tháng có biến động nhiều)

- Đối chiếu các hoá đơn với bảng kê doanh thu để xem xét sự chính xác về tên người mua, số lượng, giá cả, số tiền, chiết khấu thương mại, hoa hồng

- Đối chiếu hoá đơn với đơn đặt hàng, lệnh giao hàng, vận đơn (nếu có)

- Kiểm tra việc tính toán, kiểm tra trên hoá đơn và việc kí duyệt trên hoá đơn

- Đối chiếu giá bán so với qui định và các điều khoản về chiết khấu thương mại, hoa hồng so với qui định

- Sau đó chọn từ bảng kê để đối chiếu ngược lại với hoá đơn, với các bước kiểm tra tương tự như trên

- Riêng đối với các hợp đồng xây dựng hoặc cho thuê dài hạn cần xem xét các điều khoản qui định trong một số hợp đồng lớn

- Kiểm tra việc phân chia niên độ (kết hợp với kiểm tra phân chia niên độ bên hàng tồn kho)

- Chọn hoá đơn, lệnh giao hàng 05 (hoặc 10) ngày cuối năm tài chính để đảm bảo doanh thu được ghi vào kì này - Chọn hoá đơn, lệnh giao hàng 05 hoặc 10 ngày đầu năm tài chính kế tiếp để kiểm tra doanh thu có ghi nhận vào kì

sau không

- Đối chiếu hàng xuất bán được ghi nhận trên doanh thu với hàng xuất được ghi nhận trên giá vốn hàng bán 05 ngày cuối năm

- Đối với các hợp đồng xây dựng, xem xét các biên bản đánh giá khối lượng cuối năm, hoặc hoá đơn gửi cho khách hàng cuối năm

- Doanh thu có gốc ngoại tệ có phản ánh theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh, hoặc tỷ giá bình quân tháng không?

D. Các thủ tục bổ sung (nếu có)

Một phần của tài liệu 368 Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w