Mục tiêu cụ thể 52 

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 53)

IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG CÁC NĂM TỚI 51 

3. Mục tiêu cụ thể 52 

NHTMCP NTVN xác định các mục tiêu phát triển cụ thể trên cơ sở mô thức hoạt động của Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VCB Holdings) cùng với sựđóng góp tích cực của các cổđông mới, đặc biệt là các cổđông/đối tác chiến lược trong và ngoài nước:

ƒ Dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng hoạt động kinh doanh “lõi” của NHTMCP NTVN: » Hoạt động ngân hàng thương mại – duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh

chủ đạo và truyền thống này của NHTMCP NTVN [ngân hàng bán buôn; kinh doanh vốn (treasury); dịch vụ thanh toán; tài trợ thương mại (trade finance); tài trợ/đầu tư dự án…]; đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa & nhỏ;

» Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực: ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹđầu tư…); dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác.

ƒ Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt.

ƒ Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch, công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.

ƒ Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.

ƒ Bảo vệ quyền lợi cổđông, đặc biệt chú trọng đến lợi ích của các cổđông thiểu số.

ƒ Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài; ứng dụng hệ thống khuyến khích/đánh giá hiệu quả làm việc người lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có đạo đức nghề nghiệp.

ƒ Phấn đấu đạt, duy trì (và phấn đấu vượt) một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2015: » Vốn chủ sở hữu đạt mức từ 2,5 – 3 tỷ USD;

» Tổng tài sản tăng trung bình 15%-20%/năm; » Tỷ lệ trung bình hàng năm ROAE là trên 15%; » Tỷ lệ trung bình hàng năm ROAA là 1,2%;

» Chỉ số CAR từ 10%-12%. 4. Kế hoch thc hin các ch tiêu ch yếu 2007-2010 Bảng 16: Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị: triệu VND CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 I. TỔNG TÀI SẢN 200.914.606 245.375.194 296.666.962 357.063.860 II. VỐN TỰ CÓ 12.981.202 19.040.301 23.696.028 27.424.221

III. THU NHẬP LÃI VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG

ĐƯƠNG 3.352.038 4.315.672 5.446.693 7.026.441

1. Thu nhập lãi vầ các khoản tương đương 10.327.305 12.724.677 15.523.798 18.829.714

2. Chi phí lãi và các khoản tương đương (6.975.267) (8.409.005) (10.077.105) (11.803.273)

IV. THU NHẬP NGOÀI LÃI THUẦN 1.648.584 1.978.301 2.571.791 3.600.507

1. Thu nhập thuần từ phí dịch vụ 646.937 776.325 1.009.222 1.412.911

2. Thu nhập thuần về kinh doanh ngoại tệ 323.381 388.058 504.475 706.265

3. Thu nhập thuần về kinh doanh chứng khoán 118.916 142.699 185.508 259.712

4. Thu nhập thuần từ hoạt động khác 559.350 671.219 872.585 1.221.619

V. TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH 5.000.622 6.293.973 8.018.484 10.626.948

VI. TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH (1.310.163) (1.573.493) (2.164.991) (2.975.546)

1. Chi phí cho cán bộ công nhân viên (487.172) (712,287) (998,785) (1,416,360)

2. Chi phí khấu hao (334.410) (352.430) (397.909) (469.678)

3. Chi phí quản lý (488.581) (508,776) (768,296) (1,089,508)

VII. THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

THUẦN 3.690.459 4.720.480 5.853.493 7.651.403

VIII. CHI PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG (1.115.523) (1.111.454) (1.203.663) (1.692.567)

IX. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 2.574.936 3.609.026 4.649.830 5.958.836

X. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (720.982) (1.010.527) (1.301.953) (1.668.474)

XI. LỢI NHUẬN SAU THUẾ 1.853.954 2.598.498 3.347.878 4.290.362

XII. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/VỐN CHỦ SỞ HỮU 15,4% 16,2% 15,7% 16,8%

1. Trích lập các quỹ 296.633 415.760 535.660 686.458

2. Chi trả cổ tức 0 1.039.399 1.339.151 1.716.145

XIII. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN (%) 11,1% 12,8% 12,7% 12,0%

XIV. LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN (NGƯỜI) 7.500 8.300 9.000 9.500

XV. THU NHẬP BÌNH QUÂN/ NGƯỜI/ THÁNG

(ĐỒNG) 5.413.022 7,151,472 9,248,010 12,424,209

Ghi chú: (i) Dự báo kết quả kinh doanh 2007 dựa trên số thực hiện đến 30/9/2007 và ước thực hiện đến 31/12/2007. (ii) Dự báo cho giai đoạn 2007 – 2010 dựa trên các giảđịnh sau:

ƒ Tổng tài sản: tăng trung bình 21%/năm

ƒ Tiền gửi: tăng trung bình 20%/năm

ƒ Tín dụng: tăng trung bình 26%

ƒ Chi phí dự phòng rủi ro/Tổng dư nợ trung bình xấp xỉ 1%/năm

ƒ Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: 2,6%

ƒ Tỷ lệ trích lập các quỹ/Lợi nhuận sau thuế: 16%

5. Gii pháp thc hin

5.1. Tái cơ cu mô hình t chc hot động, b máy qun lý, điu hành

ƒ Cấu trúc lại mô thức tổ chức và quản trị doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực: nghiên cứu chiến lược; quản trị rủi ro; quản trị tài chính, kiểm tra/kiểm toán nội bộ.

ƒ Phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động để trở thành một Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Theo đó, bên cạnh các công ty trực thuộc hiện có là Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹđầu tư, Công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ, Công ty cho thuê tài chính, Công ty tài chính tại Hồng Kông… NHTMCP NTVN sẽ tiếp tục triển khai thành lập hàng loạt các công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính (công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, thẻ…; công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm và các loại hình dịch vụ tài chính khác…) cũng như phi tài chính (công ty đầu tư xây dựng đường cao tốc/dự án kết cấu hạ tầng, công ty đầu tư kinh doanh bất động sản, viện nghiên cứu…). Việc mở các Chi nhánh tại nước ngoài cũng nằm trong kế hoạch phát triển của NHTMCP NTVN.

ƒ Phát triển mô hình tổ chức theo định hướng khách hàng (bán buôn/bán lẻ) và tiêu chí kinh doanh (bán hàng/tác nghiệp/quản lý rủi ro/hỗ trợ kinh doanh).

ƒ Áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trịđiều hành. ƒ Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, cụ thể:

» Chuẩn hoá các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lý tài chính đặc biệt là quản lý rủi ro sẽđược hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.

» Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế toán quản lý nhằm hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản lý rủi ro của ngân hàng.

» Tiếp tục thực hiện việc phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và tác nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh chủđạo của NHTMCP NTVN.

5.2. Tiếp tc tăng cường năng lc tài chính, nâng quy mô vn t có và t l an toàn vn

Trên cơ sở kết quả xử lý nợ đã đạt được, NHTMCP NTVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đưa vào áp dụng các mô thức quản trị tín dụng hiện đại, áp dụng việc phân loại nợ và trích lập DPRR theo chuẩn mực quốc tếđểđảm bảo lành mạnh hoá tình hình tài chính theo đúng các chuẩn mực quốc tế.

Với tốc độ tăng trưởng 21%/năm, dự kiến NHTMCP NTVN sẽ có qui mô tổng tích sản đạt khoảng 357.000 tỷ VND (22 tỷ USD) vào năm 2010. Việc tiếp tục các giải pháp lành mạnh hoá tài chính và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn là những bước đi cần thiết để chuẩn bị cho quá trình cổ phần hoá NHTMCP NTVN, tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng và thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng.

Đến năm 2010, lượng vốn chủ sử hữu (vốn điều lệ và các khoản mục vốn khác) cần có để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế cũng như phục vụ cho mở rộng phát triển Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng sẽ là khoảng 27.500 tỷ VND (1,7 tỷ USD) – đồng nghĩa với việc tổng lượng vốn phải tăng thêm trong giai đoạn 2007 – 2010 là khoảng 14.500 tỷ VND (0,9 tỷ USD) so với mức hiện có.

Cổ phần hoá là giải pháp có tầm quan trọng chiến lược trong việc thực hiện các mục tiêu dài hạn của NHTMCP NTVN. Giải pháp này không chỉđơn thuần dừng lại ở việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, mà quan trọng hơn cả là hình thành nên một mô hình tổ chức và cơ chế vận hành thích hợp sau cổ phần hoá, hoạch định và triển khai một chiến lược kinh doanh tối ưu. Do vậy, song song với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, NHTMCP NTVN cũng tìm kiếm các đối tác chiến lược nhằm tăng cường khả năng thực hiện những mục tiêu này.

5.3. Phát trin, m rng hot động để tr thành Tp đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng đa năng

Đẩy mạnh việc phát triển Tập đoàn thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập công ty; đầu tư vào các lĩnh vực phi tài chính có khả năng sinh lợi cao; đầu tư/quản lý đầu tư, phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.

Các mặt hoạt động kinh doanh chủ yếu NHTMCP NTVN sẽ tập trung đẩy mạnh là:

ƒ Hoạt động ngân hàng bán lẻ: Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, năng động, tỷ lệ thâm nhập của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp. Đây là thị trường lý tưởng cho việc triển khai mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ.

ƒ Hoạt động ngân hàng đầu tư: thị trường vốn Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục trong thời gian ngắn vừa qua và dự kiến với triển vọng phát triển tốt của kinh tế Việt Nam, thị trường này sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới. NHTMCP NTVN nhận định các dịch vụ của ngân hàng đầu tư như: chứng khoán, quản lý tài sản, mua bán – sáp nhập, tư vấn tài chính... sẽ là các lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Đây là lĩnh vực mà NHTMCP NTVN sẽ tập trung phát triển trong thời gian tới.

ƒ Về cơ cấu sản phẩm, NHTMCP NTVN sẽ tiếp tục tăng cường các sản phẩm có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại thay vì chủ yếu các sản phẩm có thu nhập từ lãi của một ngân hàng truyền thống chỉ huy động vốn và cho vay là chính.

ƒ Bên cạnh hoạt động dịch vụ tài chính, NHTMCP NTVN dự kiến sẽ phát triển các hoạt động kinh doanh các lĩnh vực khác như: đầu tư khai thác các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm của Nhà nước (đường cao tốc, cảng biển), đầu tư và kinh doanh bất động sản...

5.4. Các gii pháp khác

ƒ Xây dựng cơ sở vật chất tương xứng với vị thế “Vietcombank”.

ƒ Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tính thông suốt, hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu quản lý mới.

ƒ Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển thương hiệu Vietcombank ngày càng giá trị cao trên thị trường.

6. Các ri ro d kiến 6.1. Ri ro v lãi sut

Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, tính thanh khoản giữa vốn huy động và việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến, điều này dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính.

Để phòng tránh rủi ro lãi suất, NHTMCP NTVN trong thời gian qua đã chủ động áp dụng một số chính sách để giảm thiểu rủi ro:

ƒ Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường;

ƒ Tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với nhiều đối tác nước ngoài;

ƒ Áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất.

6.2. Ri ro v tín dng

Rủi ro tín dụng bao hàm những tổn thất mà NHTMCP NTVN có thể phải gánh chịu khi khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã được NHTMCP NTVN bảo lãnh, hoặc không thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi các khoản tiền vay theo hợp đồng.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, tổng số dư nợ các khoản vay của NHNT đối với các doanh nghiệp của Việt Nam tập trung vào các đối tượng thuộc các nhóm ngành chính của nên kinh tế như: sản xuất, giao thông vận tải, hàng không, hàng hải, dầu khí... Do đó, sự suy thoái trong bất kỳ ngành công nghiệp nào nêu trên đây đều có thể dẫn đến sự gia tăng nợ xấu, điều này có thểảnh hưởng bất lợi đáng kểđến kết quả của hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính của NHTMCP NTVN.

ƒ Để giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, NHNT đã tiến hành áp dụng quy trình Quản trị rủi ro mới với những nội dung cơ bản: tách bạch chức năng độc lập của ba bộ phận: (i) Quản lý quan hệ khách hàng ; (ii) Quản lý rủi ro tín dụng - tái thẩm định đề xuất; và (iii) Tác nghiệp (Quản trị hạn mức/tín dụng; Kế toán tiền vay; Chuyển tiền, Thanh toán XNK…) xử lý giao dịch cho khách hàng.

ƒ Phân định tách bạch trách nhiệm và quyền hạn của các Phòng ban chuyên môn.Với cơ chế trách nhiệm được phân định và tách bạch rõ ràng cho từng Phòng ban chuyên môn/bộ phận sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý một cách minh bạch khi xảy ra sai sót; trường hợp các quy định/quy trình đã được tuân thủ đầy đủ, thì có nghĩa là rủi ro ởđây là do khách quan hoặc bất khả kháng ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

ƒ Xây dựng hệ thống chấm điểm phân loại khách hàng, phân bổ hạn mức phù hợp giữa các cấp, các chi nhánh

ƒ Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ

6.3. Ri ro v ngoi hi

Rủi ro ngoại hối phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá ngoại hối trên thị trường đối với các khoản mục tài sản Nợ và tài sản Có bằng ngoại tệ tại NHTMCP NTVN.

Để quản trị rủi ro về ngoại hối, NHTMCP NTVN thiết lập hệ thống chính sách quản lý tập trung trạng thái ngoại hối của toàn hệ thống về Hội sở chính. Các chi nhánh đều được đặt hạn mức giao dịch trong ngày và không có trạng thái ngoại hối vào cuối ngày. Tại Hội sở chính, các trạng thái ngoại hối phát sinh của toàn hệ thống đều được cân bằng kịp thời.

6.4. Ri ro v thanh khon

Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không thể đáp ứng các nhu cầu rút tiền thường xuyên hoặc đột xuất của người gửi cũng nhưđáp ứng các nghĩa vụ chi trả tài chính khác. Rủi ro thanh khoản bắt nguồn từ sự không phù hợp về quy mô và kỳ hạn giữa các tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng tại thời điểm hiện tại hay trong tương lai.

Theo quy trình quản trị rủi ro hiện nay, việc quản lý rủi ro thanh khoản do Ủy ban quản lý tài sản nợ - có của NHTMCP NTVN (ALCO) chịu trách nhiệm. Ủy ban này do Tổng giám đốc là Chủ tịch có trách nhiệm giám sát các rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro định giá, rủi ro thanh khoản, và an toàn vốn. ALCO được hỗ trợ bởi bộ phận hỗ trợ ALCO (thuộc Phòng Vốn), bộ phận này có trách nhiệm cung cấp thông tin và dữ liệu cho ALCO, trong đó có các báo cáo tình trạng ròng về lãi suất, phát triển và cập nhật các phương thức và công cụ quản lý rủi ro, và quản lý hàng ngày hệ thống định giá nội bộ của ngân hàng.

6.5. Ri ro t các hot động ngoi bng

NHTMCP NTVN thực hiện các hoạt động cam kết bảo lãnh cho khách hàng, đây là những hoạt động thuần túy mang tính chất dịch vụ và được hạch toán ngoại bảng. Tuy nhiên trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán cho người thụ hưởng như mất khả năng thanh toán L/C trả chậm, L/C trả ngay...thì NHTMCP NTVN sẽ gặp rủi ro vì phải thay khách

hàng trả tiền cho người thụ hưởng. Lúc đó, nghĩa vụ phát sinh của khách hàng sẽđược hạch

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)