IV. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BAN ĂM TRƯỚC CỔ PHẦN HÓA 29
5. Xử lý tài chính các khoản tồn đọng với các nước xã hội chủ nghĩa cũ 44
Tại NHNT hiện còn một số khoản phải thu/phải trả trong thanh toán với các nước xã hội chủ nghĩa cũ, bao gồm các khoản: (i) các khoản phải thu, phải trả nhỏ trong thanh toán song biên; và (ii) các khoản ngoại tệ xã hội chủ nghĩa tồn đọng lâu ngày là các khoản ngoại bảng.
NHNT đã chủ động làm việc với Bộ Tài chính và thống nhất phương thức xử lý cụ thể. NHNT sẽ tiếp tục làm việc chi tiết với Bộ Tài chính xử lý dứt điểm số tài sản này.
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA I. TÊN GỌI VÀ ĐỊA CHỈ
Tên Tiếng Việt : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Tên Tiếng Anh : JOINT STOCK COMMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM Tên viết tắt : VIETCOMBANK - VCB Trụ sở chính : 198, Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : (84.4) 9.343.137 Fax : (84.4) 8.241.395 Telex : 411504/411209 VCB VT SWIFT : BFTVVNVX Website : www.vietcombank.com.vn Biểu trưng (logo):
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SAU CỔ PHẦN HÓA
Theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 09 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương, NHTMCP NTVN sẽđược tổ chức và hoạt động theo điều lệ của một NHTM CP, phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan, được áp dụng mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất nếu không có xung đột với luật pháp Việt Nam. Việc hình thành Tập đoàn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ do Hội đồng quản trị của NHTMCP NTVN quyết định. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại NHTMCP NTVN là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.
Như vậy, việc cổ phần hoá NHNT được thực hiện như sau:
Bước 1: NHNT sẽ được chuyển đổi thành một NHTM CP – NHTMCP NTVN. NHTMCP này sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh hiện tại đang được NHNT thực hiện đồng thời là công ty mẹ nắm giữ cổ phần và phần vốn góp trong các công ty con hiện nay của NHNT. Các nhà đầu tư tham gia nắm giữ cổ phần của NHTMCP NTVN có quyền lợi và trách nhiệm với NHTMCP NTVN và cả với các công ty con của NHTMCP NTVN.
Đồng thời, NHNT sẽ cổ phần hoá, liên doanh, liên kết ở mức các công ty con nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu, tận dụng kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, đặc biệt là các đối tác chiến lược nước ngoài nhằm góp phần xây dựng và phát triển NHTMCP NTVN. Theo đó, các nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu của các công ty con của NHTMCP NTVN, hoặc NHTMCP NTVN, hoặc cả hai và có quyền lợi và trách nhiệm theo điều lệ của đơn vịđó.
NHTMCP NTVN cùng với các công ty con sẽ tạo thành nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mô hình này được trình bày cụ thể dưới đây.
Bước 2: Tiếp tục các bước chuyển đổi để thành lập Tập đoàn đầu tư tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
1. Mô hình tổ chức NHTMCP NTVN cùng với các công ty con (Công ty mẹ/Công ty con) sau cổ phần hóa
1.1. Mô hình tổ chức NHTMCP NTVN (Công ty mẹ/Công ty con) sau cổ phần hoá:
Nhưđã trình bày ở trên, NHTMCP NTVN sẽđược tổ chức và hoạt động dưới hình thức một NHTM CP. NHTMCP NTVN sẽ có các các công ty con (được chuyển đổi theo từng trường hợp cụ thểđược đề cập tại Bước 1 trên đây). NHTMCP NTVN cùng với các công ty con sẽ hình thành nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Dưới đây là sơđồ tổ chức của NHTMCP NTVN cùng với các công ty con sau cổ phần hoá.
Hình 10: Mô hình NHTMCP NTVN và các công ty con (Mô hình Công ty mẹ/Công ty con)
1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
NHTMCP NTVN dự kiến những lĩnh vực kinh doanh sau: Hoạt động chính là dịch vụ tài chính:
» Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vực truyền thống là ngân hàng bán buôn (kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp);
» Hoạt động ngân hàng bán lẻ:
• Phát triển hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng;
• Phát triển các loại hình dịch vụ cho vay gắn với bất động sản – cho vay cầm cố, cho vay mua nhà…
• Phát triển kinh doanh dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng thể nhân… » Bảo hiểm:
• Triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
• Mở rộng sang các lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm… » Ngân hàng đầu tư;
• Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán;
• Triển khai mạnh các hoạt động quản lý tài sản/quỹđầu tư…
• Phát triển dịch vụ tư vấn mua, bán, chia tách, sáp nhập công ty… » Dịch vụ tài chính khác… Hoạt động phi tài chính: » Kinh doanh và đầu tư bất động sản; » Đầu tư xây dựng và phát triển các dự án kết cấu hạ tầng; » Hoạt động khác… 2. Mô hình tổ chức của phần NHTM trong NHTMCP NTVN
Trong dự án liên kết kỹ thuật cơ cấu lại NHNT do WB và Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua sự quản lý của NHNN, NHNT đã phát triển cho mình một mô hình tổ chức và mô thức quản trị theo các thông lệ và tập quán quốc tế tốt nhất. NHTMCP NTVN dự kiến sẽ kế thừa mô hình tổ chức và mô thức quản trị này.
Trên thực tế, NHNT đang từng bước triển khai áp dụng mô hình tổ chức như trình bày ở Hình 11 dưới đây (ngoại trừ việc không có Đại hội đồng cổ đông) cũng như các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay. Các bước triển khai tiếp theo:
Tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống NHNT và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính, gồm các “Khối” (mô hình “Khối”): (i) Khối (kinh doanh) Ngân hàng bán buôn; (ii) Khối (kinh doanh) Ngân hàng bán lẻ; và (iii) Khối Quản lý và Kinh doanh Vốn;
Thiết lập và tổ chức lại các mảng hỗ trợ, bao gồm các Khối: (iv) Quản lý Rủi ro; (v) Quản lý Tài chính/Kế toán; và (vi) Hậu cần và Tác nghiệp;
Tiếp tục từng bước ứng dụng các mô thức quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
Hình 11: Tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - NHTMCP NTVN
3. Xây dựng mô hình tổ chức, quản trị và hoạt động của Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng chính ngân hàng đa năng
Theo chỉđạo của Chính phủ, NHNT và sau cổ phần hóa là NHTMCP NTVN từng bước triển khai thực hiện việc chuẩn bị các điều kiện hình thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng theo mô hình tổ chức và quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất (mô hình Công ty cổ phần đầu tư tài chính – Financial Holdings):
Hình 12: Mô hình Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng Vietcombank
Đặc điểm chính của mô hình này thể hiện ở các mặt:
Hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 (mô hình “Tập đoàn kinh tế”).
Mô hình Tập đoàn tài chính ngân hàng với cơ cấu tổ chức quản trị theo thông lệ tập quán quốc tế tốt nhất được các nhà Tư vấn quốc tế hàng đầu khuyến nghịđối với NHNT – mô hình Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (Holdings). Theo mô hình này, NHTMCP NTVN sẽ trở thành một công ty con của Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng Vietcombank (VCB Holdings), đồng thời một số công ty mới sẽđược thành lập để cung cấp dịch vụ và sản phẩm tài chính cũng như các dịch vụ phi tài chính (đặc biệt liên quan đến bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng).
Hoạt động của Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng Vietcombank đóng vai trò như một công ty cổ phần quản lý danh mục đầu tư vào các doanh nghiệp khác – nếu chiếm cổ phần chi phối tại doanh nghiệp, thì VCB Holdings sẽ là công ty mẹ của doanh nghiệp đó; còn nếu VCB Holdings không nắm quyền chi phối doanh nghiệp đó, VCB Holdings sẽ là cổ đông bình thường, bên liên doanh của doanh nghiệp đó.
Tùy theo điều kiện thị trường, định hướng kinh doanh, Công ty mẹ có thể thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, bán chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối các công ty con.
4. Áp dụng các chuẩn mực về tổ chức và quản trị doanh nghiệp
Theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 09 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương, NHTMCP NTVN được áp dụng mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất nếu không có xung đột với luật pháp Việt Nam. Mặt khác, việc NHTMCP NTVN phát hành và niêm yết cổ phiếu của NHTMCP NTVN tại nước ngoài đã được Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện. Một trong những điều kiện để được niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế là phải áp dụng các chuẩn mực về mô thức quản trị phù hợp theo quy định của nước sở tại.
Trong bối cảnh đó, NHTMCP NTVN triển khai thực hiện:
Xây dựng mô hình tổ chức, quản trị và hoạt động của NHTMCP NTVN theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, các văn bản hướng dẫn liên quan và quy định của luật chuyên ngành.
Áp dụng mô thức tổ chức/quản trị theo thông lệ quốc tếđể triển khai tổ chức và quản trị Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng phù hợp với các quy định của Pháp luật.
III. CẤU TRÚC VỐN NHTMCP NTVN 1. Cấu trúc vốn 1. Cấu trúc vốn
1.1. Căn cứ xác định quy mô và cơ cấu vốn điều lệ
Quy mô và cơ cấu vốn điều lệ của NHTMCP NTVN được xác định dựa trên các căn cứ sau: Hình thức cổ phần hoá và cơ cấu vốn Nhà nước tại NHNT: giữ nguyên phần vốn Nhà
nước tại NHNT theo giá trịđược xác định lại, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn; Các chỉ tiêu đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, hiệu quả sau cổ phần hoá;
Giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn Nhà nước tại NHNT tại thời điểm cổ phần hoá; Phương án phát hành cổ phần;
Yêu cầu của việc niêm yết trên thị trường chứng khoán;
Quy mô, cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn NHTMCP NTVN, vốn đầu tư cho các công ty con hoặc đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác…
1.2. Cơ cấu vốn phát hành
Tổng lượng phát hành trong đợt đầu dự kiến khoảng 30%. Mức cụ thể cho các đối tượng nêu trên sẽ do NHNT chủđộng triển khai tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể.
Bảng 15: Cơ cấu vốn phát hành
Nội dung Tỷ lệ Ghi chú Giai đoạn 1: IPO trong nước và bán cho
Nội dung Tỷ lệ Ghi chú
– Phát hành trong nước:
+ IPO trong nước 6,5%
+ Đối tượng nắm giữ Trái phiếu tăng vốn VCB
3,5%
chuyển đổi mặc nhiên theo giá đấu thành công bình quân thực tế (dự kiến tỷ lệ này không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu vốn)
+ Bán cho cán bộ công nhân viên
+ Bán cho đối tác/bạn hàng trong
nước 5%
khoảng từ 3 – 5 đối tác – Bán cho nhà đầu tư chiến lược nước
ngoài ~15% (tối đa 20%) tối đa 2 đối tác Giai đoạn 2: phát hành và niêm yết quốc
tế: các khối lđiềượu king phát hành (dện khác có liên quan… sự kiến không quá 15%) và ẽ phải thực hiện theo quy định của nước sở tại – cấu trúc vốn của NHTMCP NTVN sẽđược điều chỉnh tương ứng
2. Mức vốn điều lệ sau cổ phần hóa
Việc xây dựng vốn điều lệ của NHTMCP NTVN được NHNT cân nhắc giữa các yếu tố (i) đảm bảo đạt các tiêu chí vốn tối thiểu theo chuẩn quốc tế; (ii) đảm bảo mức sinh lời trên vốn (ROE) đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư; và (iii) mức vốn cần thiết đểđầu tư và mở rộng hoạt động của NHTMCP NTVN như là Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Theo đó, trong Phương án cổ phần hóa của NHNT đã được Chính phủ phê duyệt mức vốn điều lệ xây dựng cho NHTMCP NTVN được lựa chọn là 15.000 tỷ VND.
IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG CÁC NĂM TỚI 1. Tầm nhìn 1. Tầm nhìn
Trên cơ sởđánh giá môi trường kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động trải qua 45 năm, NHNT đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường. Từđó, NHTMCP NTVN xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh như sau:
Xây dựng NHTMCP NTVN thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp
dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một
trong 70 định chế tài chính hàng đầu Châu Á1 vào năm 2015 - 2020, có phạm vi hoạt động
quốc tế.
2. Chiến lược
NHTMCP NTVN xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung:
Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động – bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới;
Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu.
3. Mục tiêu cụ thể
NHTMCP NTVN xác định các mục tiêu phát triển cụ thể trên cơ sở mô thức hoạt động của Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VCB Holdings) cùng với sựđóng góp tích cực của các cổđông mới, đặc biệt là các cổđông/đối tác chiến lược trong và ngoài nước:
Dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng hoạt động kinh doanh “lõi” của NHTMCP NTVN: » Hoạt động ngân hàng thương mại – duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh
chủ đạo và truyền thống này của NHTMCP NTVN [ngân hàng bán buôn; kinh doanh vốn (treasury); dịch vụ thanh toán; tài trợ thương mại (trade finance); tài trợ/đầu tư dự án…]; đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa & nhỏ;
» Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực: ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹđầu tư…); dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác.
Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt.
Đảm bảo quản trị và duy trì các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn một cách minh bạch, công khai theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Bảo vệ quyền lợi cổđông, đặc biệt chú trọng đến lợi ích của các cổđông thiểu số.
Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài; ứng dụng hệ thống khuyến khích/đánh giá hiệu quả làm việc người lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có đạo đức nghề nghiệp.
Phấn đấu đạt, duy trì (và phấn đấu vượt) một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2015: » Vốn chủ sở hữu đạt mức từ 2,5 – 3 tỷ USD;
» Tổng tài sản tăng trung bình 15%-20%/năm; » Tỷ lệ trung bình hàng năm ROAE là trên 15%; » Tỷ lệ trung bình hàng năm ROAA là 1,2%;
» Chỉ số CAR từ 10%-12%. 4. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 2007-2010 Bảng 16: Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị: triệu VND CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 I. TỔNG TÀI SẢN 200.914.606 245.375.194 296.666.962 357.063.860 II. VỐN TỰ CÓ 12.981.202 19.040.301 23.696.028 27.424.221
III. THU NHẬP LÃI VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG
ĐƯƠNG 3.352.038 4.315.672 5.446.693 7.026.441
1. Thu nhập lãi vầ các khoản tương đương 10.327.305 12.724.677 15.523.798 18.829.714
2. Chi phí lãi và các khoản tương đương (6.975.267) (8.409.005) (10.077.105) (11.803.273)
IV. THU NHẬP NGOÀI LÃI THUẦN 1.648.584 1.978.301 2.571.791 3.600.507
1. Thu nhập thuần từ phí dịch vụ 646.937 776.325 1.009.222 1.412.911
2. Thu nhập thuần về kinh doanh ngoại tệ 323.381 388.058 504.475 706.265