Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm

Một phần của tài liệu 353 Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 78)

Dựa trên những thông tin đã thu thập được, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm:

 Lập kế hoạch chiến lược:

Sau khi đã thu thập được các thông tin về khách hàng và đánh giá trọng yếu, rủi ro, nếu kiểm toán viên cho rằng đây là một cuộc kiểm toán lớn về quy mô, có tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm, thì trưởng đoàn kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch chiến lược.

Đối với Công ty ABC và XYZ, sau khi xem xét và đánh giá, trưởng đoàn kiểm toán cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch chiến lược nên trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán luôn.

Còn đối với những khách hàng mà kiểm toán viên xét thấy cần phải lập kế hoạch chiến lược thì trưởng đoàn kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch chiến lược theo nội dung và các bước công việc như sau:

- Xem xét tình hình kinh doanh của khách hàng, đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như: động lực cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng,…

- Xác định những vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập Báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty.

- Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới Báo cáo tài chính.

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán. - Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia.

- Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện.

Thực chất, đây chính là việc tổng hợp và ghi lại những thông tin mà kiểm toán viên đã tiến hành thu thập trong các bước trước đó.

Kế hoạch chiến lược sau khi lập sẽ được Giám đốc phê duyệt và thông báo cho nhóm kiểm toán.

Căn cứ vào kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

Với bất kỳ cuộc kiểm toán nào được tiến hành bởi CPA VIETNAM thì trưởng nhóm kiểm toán cũng phải lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể có thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng. Kế hoạch kiểm toán tổng thể được lập chung cho toàn bộ cuộc kiểm toán (chứ không lập riêng cho việc kiểm toán từng khoản mục), trong đó kiểm toán viên sẽ phải xem xét và trình bày những vấn đề chủ yếu sau:

 Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán:

‐ Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán.

‐ Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước.

‐ Năng lực quản lý của Ban giám đốc.

‐ Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó.

‐ Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán.

‐ Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà kiểm toán viên dự kiến thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.

 Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu:

‐ Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùng kiểm toán trọng yếu.

‐ Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán;

‐ Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến.

‐ Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp, bao gồm cả những ước tính kế toán.

 Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán:

‐ Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán.

‐ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

‐ Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tục kiểm toán độc lập.

 Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:

‐ Sự tham gia của các kiểm toán viên khác trong công việc kiểm toán những đơn vị cấp dưới, như các công ty con, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

‐ Sự tham gia của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác.

‐ Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán.

‐ Yêu cầu về nhân sự.  Các vấn đề khác:

‐ Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị.

‐ Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm (như sự hiện hữu của các bên có liên quan).

‐ Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khác.

‐ Nội dung và thời gian lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.

Với Công ty ABC và XYZ, các nội dung trên hầu hết đã được kiểm toán viên tìm hiểu và thu thập trong giai đoạn trước đó, vì vậy, khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên chỉ cần thống kê và ghi chép lại một cách khoa học và rõ ràng.

 Lập chương trình kiểm toán:

Xây dựng chương trình kiểm toán là bộ phận công việc quan trọng cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện tất cả các bước từ xử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm toán đến tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát trên đây của cuộc kiểm toán giúp kiểm toán viên có căn cứ để thiết kế chương trình kiểm toán.

Xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp sẽ giúp kiểm toán viên liệt kê và thấy đầy đủ các công việc cần thực hiện và các thủ tục cần thiết để thực hiện các công việc ấy. Chương trình kiểm toán còn là căn cứ để phối hợp công việc, giám sát và kiểm tra cuộc kiểm toán. Đồng thời, chương trình kiểm toán còn được kiểm toán viên sử dụng để ghi chép những công việc đã thực hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán, làm căn cứ để kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán.

Chương trình kiểm toán của CPA VIETNAM được thiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Các loại trắc nghiệm trên đều được thiết kế gồm nội dung các thủ tục kiểm toán và lịch trình thực hiện các thủ tục kiểm toán đó.

Với mỗi công ty khách hàng, chương trình kiểm toán đều được thiết kế sao cho phù hợp nhất, tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kinh phí nên chương trình kiểm toán của CPA VIETNAM thường được thiết kế theo một mẫu chung sẵn có đối với từng khoản mục kiểm toán, với mỗi khách hàng khác nhau, kiểm toán viên sẽ dựa vào đặc điểm công ty khách hàng để bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán cần thiết hoặc lược bớt đi các thủ tục kiểm toán không cần thiết. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty ABC và XYZ cũng theo mẫu chung ấy nhưng có những nét khác biệt phù hợp với từng công ty, nhưng nhìn chung đều nêu rõ quy mô mẫu chọn, các trắc nghiệm, thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần phải thực hiện đối với mỗi công ty để đạt được các mục tiêu kiểm toán.

Dưới đây là chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam:

Biểu 2.5. Chương trình kiểm toán doanh thu của CPA VIETNAM

CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU

Tên khách hàng:

Nhóm trưởng: Trưởng (Phó) phòng: Giám đốc (Phó giám đốc): Ngày: Ngày: Ngày:

I. Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:

- Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, hoặc theo loại dịch vụ, theo tháng và theo từng bộ phận (nếu có).

- Bảng kê các khoản điều chỉnh như: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá (do hư hỏng, sai quy cách,…).

II. Mục tiêu kiểm toán

- Tính phát sinh: - Tính đầy đủ: - Tính chính xác:

Doanh thu được ghi sổ phản ánh tất cả khoản doanh thu thực sự phát sinh trong kỳ.

Doanh thu thể hiện tất cả những khoản phải thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ đã phát sinh và được ghi nhận đầy đủ.

Việc ghi nhận và phân loại doanh thu phản ánh chính xác các khoản phải thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Thủ tục kiểm toán

Trình tự kiểm toán Tham chiếu

Ngoại lệ Chữ ký, ngày Có/Khôn

g Đã làm rõ

A. Thử nghiệm kiểm soát

Các thử nghiệm kiểm soát về cơ bản được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh và theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán (Walkthrough test) đối với các vấn đề.

- Kiểm tra tính liên tục của hoá đơn, đơn đặt hàng bán, lệnh giao hàng (riêng việc này có thể làm một số tháng hoặc cả năm.

- Kiểm tra việc ký duyệt đối với: việc chấp hành đơn đặt hàng (kể cả duyệt bán chịu), lệnh giao hàng, hoá đơn, quy định giá, thay đổi giá và chiết khấu, credit note (hoá đơn huỷ cho hàng trả lại hay hoá đơn giảm giá).

- Kiểm tra sự chính xác trong tính toán của lệnh giao hàng, hoá đơn,…

- Đối chiếu lệnh giao hàng với hoá đơn, đơn đặt hàng, hoặc credit note (nếu có) với phiếu nhập hàng trả lại.

- Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch.

- Kiểm tra xem nghiệp vụ bất kỳ có được ghi sổ không? Có ghi trùng hay không?

- Định kỳ có đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết không? Có gửi thư đối chiếu công nợ không?

Kết luận: (thảo luận với nhóm trưởng)

Từ việc kiểm tra trên phạm vi kiểm tra chi tiết sẽ: - Giới hạn lại trong một số tháng (như các tháng có biến động lớn, hoặc các tháng gần cuối năm,…)

hay giới hạn trong một số thủ tục như: phân tích, kiểm tra phân chia niên độ, kiểm tra các nghiệp vụ bất thường,… trên các rủi ro còn lại.

- Giữ nguyên mức độ kiểm tra và các bước như trong chương trình kiểm toán chi tiết doanh thu.

B. Thủ tục phân tích

- Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng quý, từng đơn vị trực thuộc, từng cửa hàng, theo từng loại thuế suất, từng mặt hàng tiêu thụ,…

- So sánh giữa doanh thu kế hoạch và doanh thu thực hiện (theo từng tháng, từng quý).

- So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng, các quý có phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không (về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của công ty nói riêng). Chú ý so sánh doanh thu cuối năm với doanh thu tháng đầu năm sau.

- So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay với năm trước hoặc giữa các quý với nhau, sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán).

- So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) cuối kỳ với kỳ trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.

- So sánh tỷ suất quay vòng hàng hoá (sản phẩm) với doanh thu qua các năm, giải thích nguyên nhân của những biến động bất thường nếu có.

- Ước tính doanh thu căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên, số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuê,… (nếu không tính được tổng thể thì có thể chọn một số hợp đồng lớn). So sánh số ước tính và số trên sổ để phát hiện có biến động bất thường hay không? Nếu có trao đổi với đơn vị, hoặc kiểm tra chi tiết các lĩnh vực còn nghi vấn.

C. Thủ tục kiểm tra chi tiết

- Kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê. - Xem lướt qua bảng kê có sự bất thường về giá cả, chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bị trả lại,…

- Đối chiếu với doanh thu gộp, các khoản điều chỉnh với sổ nhật ký bán hàng, và với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.

- Kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu có nhất quán so với năm trước không?

+ Chọn mẫu … hoá đơn để kiểm tra chi tiết (chú ý ghi rõ phương thức chọn mẫu): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đối chiếu các hoá đơn với bảng kê doanh thu để xem xét sự chính xác về tên người mua hàng, số lượng, giá cả, số tiền, chiết khấu thương mại.

 Đối chiếu hoá đơn với đơn đặt hàng, lệnh giao hàng, vận đơn (nếu có).

 Kiểm tra việc tính toán, kiểm tra trên hoá đơn và việc ký duyệt trên hoá đơn.

 Đối chiếu với bảng kê khai thuế GTGT đầu ra.  Đối chiếu giá bán so với quy định, và các điều khoản về chiết khấu thương mại so với quy định.

+ Sau đó chọn từ bảng kê đối chiếu ngược lại với hoá đơn, với các bước kiểm tra tương tự như trên.

- Kiểm tra phát sinh giảm doanh thu:

Kiểm tra 100% hoặc chọn … mẫu hoá đơn, chứng từ để kiểm tra chi tiết (chú ý ghi rõ phương thức chọn mẫu):

+ Đối chiếu với các quy chế quản lý của doanh nghiệp về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

+ Đối chiếu việc tính toán, việc ký duyệt trên hoá đơn, chứng từ.

+ Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy định hiện hành không.

+ Đối với các khoản hàng bán bị trả lại, cần đối chiếu với văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá, giá trị hàng bán bị trả lại, lý do trả lại hàng, chứng từ nhập kho lượng hàng bị trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho số hàng đã bị trả lại.

- Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu:

+ Chọn hoá đơn, lệnh giao hàng 05 (hoặc 10) ngày cuối năm tài chính để đảm bảo doanh thu được ghi vào kỳ này.

+ Chọn hoá đơn, lệnh giao hàng 05 (hoặc 10) ngày đầu năm tài chính kế tiếp để kiểm tra doanh thu có ghi nhận vào kỳ sau không.

+ Đối chiếu hàng xuất bán được ghi nhận trên doanh thu với hàng xuất được ghi nhận trên giá vốn hàng bán 05 ngày cuối năm.

- Kiểm tra doanh thu nội bộ:

+ Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lý các khoản doanh thu nội bộ của đơn vị.

+ Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ khi hợp nhất báo cáo tài chính (nếu có).

- Đối với các khoản doanh thu chưa thực hiện: Kiểm tra căn cứ ghi nhận doanh thu chưa thực hiện

và việc kết chuyển để đảm bảo tuân thủ với nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đúng kỳ:

+ Kiểm tra chọn mẫu … chứng từ và hợp đồng xem các khoản tiền ghi nhận có phù hợp không.

+ Xem xét việc kết chuyển doanh thu có phù hợp với thời gian và khoản tiền nhận trước hay không.

+ Phân tích số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng không có khoản nào cần phải ghi nhận doanh thu mà vẫn chưa được kết chuyển.

D. Các thủ tục bổ sung (nếu có)

…..

E. Kết luận:

- Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn đề còn tồn tại (nếu có).

- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý.

Một phần của tài liệu 353 Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 78)