Thị trường khách hàng của Công ty

Một phần của tài liệu 353 Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 53)

Chất lượng dịch vụ cung cấp là yếu tố quan trọng nhất tạo nên uy tín và thị trường khách hàng của một công ty. Là một công ty mới thành lập, CPA VIETNAM nhận thức được rằng khách hàng là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một công ty cung cấp dịch vụ như CPA VIETNAM. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, CPA VIETNAM đã luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, từ đó tạo dựng được uy tín trên thị trường kiểm toán và thu hút được nhiều khách hàng.

Với sự phong phú về các loại dịch vụ cung cấp có chất lượng cao, thị trường khách hàng của CPA VIETNAM cũng rất đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế và các dự án như: Các Tổng Công ty Nhà nước; Các Doanh nghiệp Nhà nước; Các Cơ quan Nhà nước và Tổ chức xã hội; Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các Công ty đa quốc gia; Các Hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các Dự án quốc tế, tài trợ; Các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn;…

Chỉ qua gần hai năm hoạt động, thị trường khách hàng của CPA VIETNAM đã không ngừng tăng nhanh về số lượng và đa dạng về loại hình.

Khách hàng của CPA VIETNAM không những đa dạng về loại hình tổ chức doanh nghiệp mà còn đa dạng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với sự am hiểu đặc thù kinh tế ngành, CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất, khai thác mỏ, bưu chính viễn thông, dầu lửa, điện lực, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, hàng không, dệt may, thuốc lá, lương thực, hoá chất, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản,… Qua đó, giúp các doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao công tác quản lý tài chính kế toán cũng như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ. Nhờ vào sự trợ giúp, tư vấn của Công ty, các khách hàng được kiểm toán, tư vấn đã áp dụng những ý kiến tư vấn ấy vào hoạt động của đơn vị mình và thu được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều năm liên tục sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên liên tục được cải thiện và nâng cao.

2.1.3. Đội ngũ nhân viên của Công ty

Đội ngũ kiểm toán viên là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự thành công cho CPA VIETNAM. Khi mới thành lập, tổng số nhân viên của Công ty chỉ là 15 người, nhưng đến nay số nhân viên của Công ty đã lên tới 50 người, trong đó có 10 người có Chứng chỉ Kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp.

Về cơ cấu nhân viên của Công ty, số nhân viên có bằng đại học và trên đại học chiếm 96% trên tổng số nhân viên, trong đó có 24% nhân viên có 2 bằng đại học trở lên, 20% nhân viên được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên Quốc gia. Ngoài ra, trong đội ngũ kiểm toán viên của Công ty có rất nhiều người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các công ty lớn như VACO, AASC,…

Nhờ có đội ngũ kiểm toán viên có trình độ, năng động và sáng tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng động đón đầu thời cơ, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, CPA VIETNAM đã cung cấp được cho khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với lợi ích cao nhất, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và tạo dựng được uy tín của Công ty trên thị trường kiểm toán đầy cạnh tranh và thử thách.

Không những chuyên nghiệp, có trình độ, năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao, các kiểm toán viên của Công ty còn có bề dày kinh nghiệm thực tế phong phú. Các kiểm toán viên của CPA VIETNAM đã tham gia kiểm toán nhiều khách hàng bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

CPA VIETNAM hiểu rằng để có và duy trì được một đội ngũ nhân viên có chất lượng như vậy thì cần tăng cường hoạt động đào tạo một cách thường xuyên, phù hợp và có hiệu quả nhất. Vì vậy, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của CPA VIETNAM liên tục được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn do Bộ Tài chính, các tổ chức quốc tế và Trung tâm Đào tạo của Công ty tổ chức. Các nhân viên chuyên nghiệp của Công ty đã trải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý. Nhân viên của CPA VIETNAM luôn cập nhật đầy đủ các nội dung mới nhất của các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, do đó họ có khả năng hoạt động như một nhà tư vấn.

Như vậy, sau gần hai năm hoạt động và phát triển, đội ngũ nhân viên của CPA VIETNAM đã không ngừng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng, đây chính là nền tảng vững chắc nhất cho sự tồn tại và phát triển đi lên của Công ty hiện nay và trong tương lai.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty

Là một doanh nghiệp mới thành lập, với nguồn lực còn hạn chế, CPA VIETNAM đã lựa chọn cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ lại vừa hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty và phù hợp với xu thế chung của các công ty kiểm toán hiện nay.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM

* Chức năng, nhiệm vụ:

- Hội đồng thành viên: Gồm tất cả thành viên hợp danh (4 thành viên), là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Thành viên hợp danh là các cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa cụ của Công ty, tất cả thành viên hợp danh đều phải có Chứng chỉ Kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp. Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Nguyễn Phú Hà.

Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Hợp tác quốc tế Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng Nghiệp vụ 2 Phòng Nghiệp vụ 3 Phòng tư vấn (Phòng NV 4) Phòng Nghiệp vụ 5

Văn phòng đại diện phía Nam

Hội đồng Khoa học

Các Phòng ban Trung tâm Đào tạo Phòng Công nghệ thông tin

Ban Kiểm soát Ban Giám đốc Hội đồng thành viên

Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty và cử một người trong số họ làm Giám đốc.

Thành viên hợp danh chủ động thực hiện công việc được phân công nhằm đạt được mục tiêu của Công ty, đại diện cho Công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng thực hiện các công việc được giao, đại diện cho Công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước trong phạm vi công việc được phân công.

- Ban Kiểm soát: Do ông Nguyễn Phú Hà làm Trưởng ban. Ban Kiểm soát có

nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của Ban Giám đốc và báo cáo lại với Hội đồng thành viên; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;…

- Ban Giám đốc: Gồm có 4 thành viên, một là Giám đốc, còn 3 thành viên còn lại

là Phó giám đốc. Ông Vũ Ngọc Án đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty, đồng thời là thành viên Hội đồng hợp danh của Công ty. Giám đốc và các Phó giám đốc đều do Hội đồng thành viên bổ nhiệm.

Giám đốc Công ty: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Các Phó giám đốc: Là những người trợ giúp cho Giám đốc trong các lĩnh vực chuyên môn cũng như điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.

- Phòng Hành chính tổng hợp: Thực hiện các công tác hành chính, tổ chức, văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thư, lưu trữ, quản trị và kế toán.

- Phòng Hợp tác quốc tế: có chức năng đối ngoại, tổ chức liên kết đào tạo với

nước ngoài, tạo các mối quan hệ nhằm thu hút thêm khách hàng nước ngoài hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tranh thủ học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nước bạn,…

- Phòng Nghiệp vụ 1: Có chức năng: Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán xây

dựng cơ bản (báo cáo quyết toán vốn đầu tư…).

- Phòng Nghiệp vụ 2: Có chức năng: Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán các

đơn vị sản xuất.

- Phòng Nghiệp vụ 3: Có chức năng: Soát xét báo cáo, thông tin tài chính; Kiểm

toán dự án nước ngoài tài trợ.

- Phòng Tư vấn (Phòng Nghiệp vụ 4): Có chức năng: Tư vấn thuế, tài chính, kế

toán; Dịch vụ đào tạo, cập nhật kiến thức, tuyển dụng nhân viên; Kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Dịch vụ định giá tài sản, cổ phần hoá.

- Phòng Nghiệp vụ 5: Có chức năng: Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán

tuân thủ, kiểm toán hoạt động; Kiểm toán ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phòng Công nghệ thông tin: Có chức năng quản lý, cài đặt và bảo trì mạng máy

tính trong Công ty; ngoài ra còn có chức năng quản lý các phần mềm kế toán, sẵn sàng trợ giúp cho khách hàng về việc sử dụng, lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp,…

- Trung tâm đào tạo: Có chức năng tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán,

tài chính, kiểm toán, quản trị kinh doanh, thuế,… tại các doanh nghiệp hoặc tại các địa phương; Cập nhật kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích cho nhân viên Công ty và cho khách hàng; Cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham dự khoá học,…

- Hội đồng Khoa học (Hội đồng Cố vấn nghiệp vụ): Có nhiệm vụ quyết định các

vấn đề nghiệp vụ còn đang tranh luận trong Ban Giám đốc, cố vấn về nghiệp vụ cho Công ty. Các Uỷ viên Hội đồng Khoa học do Công ty mời tham gia.

- Văn phòng đại diện phía Nam: Có chức năng đại diện cho Công ty trong việc

giao dịch, thoả thuận, kí kết hợp đồng, khảo sát, thăm dò thị trường và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng thuộc thị trường phía Nam.

Có thể nói, CPA VIETNAM đã có sự lựa chọn đúng đắn trong việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, điều đó không những góp phần đem lại những thành công bước đầu cho Công ty mà còn giúp Công ty tiết kiệm được chi phí, nhân công và quản lý được dễ dàng hơn.

2.1.5. Lập và lưu giữ hồ sơ kiểm toán tại Công ty

Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được lưu trữ tại CPA VIETNAM hiện nay đa phần đều được thể hiện trên giấy, một số thì được thể hiện trên phương tiện tin học. Việc lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm toán tại Công ty đều tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán , các quy định hiện hành và phù hợp với quy trình kiểm toán của Công ty.

Mỗi hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ thành hai loại là Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm. Các tài liệu được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm của CPA VIETNAM đều đầy đủ, rõ ràng, chi tiết và tuân theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 về “Hồ sơ kiểm toán”, bao gồm tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến:

- Kế hoạch kiểm toán;

- Việc thực hiện cuộc kiểm toán: Nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã được thực hiện;

- Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;

- Những kết luận mà kiểm toán viên rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được. Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên của CPA VIETNAM luôn phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán. Để thuận tiện và đảm bảo cho việc lập hồ sơ kiểm toán một cách đầy đủ và chi tiết, rõ ràng, Công ty đã qui định một kết cấu hồ sơ kiểm toán thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán tài chính (một loại hình dịch vụ chủ yếu của CPA VIETNAM).

Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được sắp xếp theo một trật tự chung và được đánh số theo các chỉ mục tổng hợp và chi tiết. Các chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1000: Lập kế hoạch kiểm toán 2000: Báo cáo

3000: Quản lý cuộc kiểm toán 4000: Hệ thống kiểm soát 5000: Kiểm tra chi tiết – Tài sản

6000: Kiểm tra chi tiết – Công nợ phải trả 7000: Kiểm tra chi tiết – Vốn chủ sở hữu 8000: Báo cáo lãi lỗ

Trong các chỉ mục tổng hợp lại bao gồm các chỉ mục chi tiết, ví dụ như trong chỉ mục Hệ thống kiểm soát bao gồm các chỉ mục chi tiết sau:

4100: Kết luận về kiểm tra kiểm soát nội bộ

4110: Kết luận về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 4200: Thủ tục kiểm soát

4300: Kiểm soát hệ thống bằng máy tính - không có rủi ro cụ thể 4310: Tăng cường nắm bắt về hệ thống kiểm soát bằng máy tính 4330: Giấy tờ làm việc về kiểm soát hệ thống máy tính

4400: Kiểm soát các chu trình áp dụng - không có rủi ro cụ thể 4420: Giấy tờ kiểm soát các chu trình áp dụng

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thu thập các tài liệu, bằng chứng để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận kiểm toán, và các bằng chứng kiểm toán ấy sẽ được đánh số một cách khoa học, hợp lý ứng với mỗi chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc soát xét, tra cứu sau này, và đây cũng là cơ sở để cho người sử dụng có thể tham chiếu một cách dễ dàng.

Hồ sơ kiểm toán sau khi hoàn thành phải được soát xét, kiểm tra bởi các chủ nhiệm kiểm toán và ban Giám đốc trước khi đưa vào lưu trữ. Việc kiểm tra, soát xét lại hồ sơ kiểm toán là rất cần thiết để kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong từng bước công việc kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như rút ra những kinh nghiệm cho lần kiểm toán sau.

Hồ sơ kiểm toán của Công ty được sắp xếp lần lượt theo tên của từng khách hàng kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán của một khách hàng kiểm toán lại được sắp xếp theo thứ tự năm kiểm toán. Hồ sơ của các cuộc kiểm toán trong năm hiện hành được lưu trữ riêng ở một nơi dễ tìm, dễ lấy và được sắp xếp theo thứ tự của cuộc kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho các kiểm toán viên có thể dễ dàng tra cứu và soát xét, cho đến khi kết thúc năm, các hồ sơ kiểm toán này sẽ được đưa vào lưu trữ tại phòng lưu giữ hồ sơ của Công ty và được sắp xếp theo từng khách hàng kiểm toán và theo năm kiểm toán.

Việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán một cách khoa học, bảo mật như vậy không những giúp ích cho công việc kiểm toán mà còn tạo được uy tín đối với các khách hàng, giúp duy trì được những khách hàng cũ và thu hút được nhiều khách hàng mới.

2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam

Cũng như các công ty kiểm toán khác, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của CPA VIETNAM luôn tuân thủ các quy định, chế độ, chuẩn mực đã được quy định nhằm

Một phần của tài liệu 353 Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 53)