Một tổ chức đặc biệt bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán hoá:

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 46 - 51)

III. Các tổ chức hỗ trợ cho chứng khoán hoá:

5. Một tổ chức đặc biệt bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán hoá:

Tổ chức này có thể do một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng lập ra để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tuy nhiên như thực trạng hiện nay ở trên thế giới thì các công ty đặc biệt này nhận được một sự cam kết đặc biệt từ Chính phủ để hỗ trợ và cam kết bảo đảm không hạn chế đối với người đầu tư vào các chứng khoán hoá tài sản ngân hàng. Mọi sự thiếu hụt hay chậm trong khâu thanh toán lãi coupon và gốc trái phiếu đối với người đầu tư đều được cơ quan đặc biệt này bảo lãnh đầy đủ và kịp

thời. Phải nhấn mạnh rằng công nghệ chứng khoán hóa tài sản ngân hàng được bắt nguồn từ các chương trình tài trợ của chính phủ nhằm củng cố và tăng cường tính thanh khoản của thị trường bất động sản.

Một tổ chức khác có thể do Chính phủ trực tiếp tạo ra nhằm đảm bảo cho chứng khoán hoá được thực hiện thành công. Ví dụ như ở Úc có 3 công ty tài trợ của Chính phủ trực tiếp tạo ra và phát hành các chứng khoán trên cơ sở tài sản thế chấp của các khoản vay ngân hàng: The First Australia National Mortgage Acceptance Corporation Limited (FANMAC Premier Trust); The Keystart Bond Program và The Victorian Housing Bond Program. Ở Mỹ thì có Hiệp hội bất động sản Liên bang (The Federal National Mortgage Association- FNMA). Ở Việt Nam có thể thành lập một tổ chức tương tự như vậy.

KẾT LUẬN CHUNG

Nói tóm lại việc áp dụng chứng khoán hoá ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan của Việt Nam. Sự thành công của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện chứng khoán hoá đã chứng minh rằng chứng khoán hoá tại các doanh nghiệp và đăc biệt là tại các ngân hàng sẽ giúp họ có thể huy động vốn một cách hiệu quả với chi phí thấp và thực hiện quản lý khoản mục nguồn vốn và tài sản tốt hơn.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu , đề tài đã nêu ra được một số vấn đề sau:

- Lý thuyết chung về chứng khoán hoá

- Điều kiện để thực hiện chứng khoán hoá thành công

- Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá vào các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Tất nhiên vì đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với nước ta hiện nay trên cả phương diện thực tiễn và lí thuyết vì hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào của Nhà nước đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên ứng dụng chứng khoán hoá ở Việt Nam là cần thiết. Do đó những công trình nghiên cứu nhằm nghiên cứu về chứng khoán hoá và các điều kiện cần thiết để chứng khoán hoá có thể đưa vào thực hiện ở Việt Nam. Những đề xuất mà nhóm nghiên cứu đưa ra dựa trên lý thuyết chung về chứng khoán hoá, những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước đã rất thành công trong nghiệp vụ này cũng như điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. Để có thể áp dụng thành công nghiệp vụ này trong các NHTM thì ngoài vai trò trực tiếp của NHTM còn cần có sự khuyến khích từ phía Nhà nước cũng như sự hỗ trợ của các định chế tài chính khác trong nền kinh tế.

Tất nhiên là kết quả nghiên cứu của đề tài này là còn rất nhỏ bé,vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để đề tài ngày càng đầy đủ và hoàn thiện.

MỤC LỤC

Lời nói đầu... Phần 1: Lý thuyết chung về chứng khoán hoá

I.Lý thuyết chung về CKH ... 1. Khái niệm chứng khoán hoá:... a.Khái niệm chung về chứng khoán hoá:...

1 2 2 2 2

b. Đặc điểm của chứng khoán hoá:...

c.Những cấu trúc CKH đặc trưng: ...

2.Đặc điểm của CKH :...

3.Chức năng của CKH:...

II. Các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để hình thành và phát triển kỹ thuật CKH:...

1. Điều kiện kinh tế cần thiết để hình thành và phát triển CKH ...

a. Sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán, điều kiện phát sinh và phát triển CKH :...

b.Sự hình thành và phát triển của các tổ chức kinh doanh chứng khoán và dịch vụ thị trường là điều kiện quan trọng để kỹ thuật CKH được tiến hành một cách có tổ chức và có hiệu quả………

2. Các điều kiện xã hội cần thiết để CKH phát sinh và phát triển:...

a.Môi trường xã hội – chính trị ổn định, minh bạch và bảo hộ quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế là điều kiện thuận lợi cho CKH ra đời và phát triển:...

b. Tồn tại một văn hóa chứng khoán là điều kiện cần thiết để dân cư tham gia vào việc mua bán các chứng khoán hóa:...

c. Hình thành đội ngũ cán bộ kinh doanh trong thị trường CKH :...

3. Vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ CKH phát sinh và phát triển:...

4.Kinh nghiệm về mở cửa thị trường CKH :...

Phần 2: CKH trong các NHTM...

I.Lý thuyết chung về CKH ở NHTM:...

1.Các nghiệp vụ của NHTM………

a.Nghiệp vụ nợ (Nghiệp vụ nguồn vốn): :...

b.Nghiệp vụ có (Nghiệp vụ sử dụng vốn)………

2.Điều kiện để một NHTM tiến hành kỹ thuật CKH :...

3. Các tài sản CKH trong NHTM………..

a. MBSs: CKH dựa trên tài sản thế chấp cho vay………

b. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng khoán loại MBS – Mortgage Backed Securities (Collater - Alised – Mortage Obligations – CMO……….

5 5 6 7 8 8 8 10 13 13 14 14 15 16 17 17 17 17 18 19 20 20 22

c. Mô hình chứng khoán hoá có tài sản thế chấp không qua trung gian

(The Mortgage Backed Bond – MBB) ………

4. Vai trò CKH trong hoạt động của NHTM:...

5.Rủi ro của kỹ thuật CKH ( rủi ro hoàn trả trước hạn):...

II. Phát triển CKH trong các NHTM ở Việt Nam-một xu hướng tất yếu ...

1.Thực tiễn CKH ở VN: ...

2.Xu thế áp dụng CKH của các nước khác trên thế giới: ...

3.Sự cần thiết phải áp dụng kỹ thuật CKH tại Việt Nam:...

Phần 3 :Mô hình và bước đi chứng khoán hoá ở Việt nam...

I. Quy trình chứng khoán hoá cơ bản...

II. Loại trái phiếu đề nghị (sản phẩm CKH giai đoạn đầu)……….

III. Các tổ chức hỗ trợ cho chứng khoán hoá:...

1.Công ty chứng khoán hoá...

2.Các tổ chức tài trợ mua nhà...

3.Các đại ýlý uỷ thác phát hành trái phiếu được công ty CKH bảo đảm thanh toán...

4. Các tổ chức định mức tín nhiệm...

5. Một tổ chức đặc biệt bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán hoá: Kết luận chung... Mục lục……….. 24 25 30 32 32 33 37 39 39 40 41 41 43 44 44 44 46 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách “Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại”- Nguyễn Văn Tiến- Học viện Ngân hàng 2. Sách “ Ngân hàng thương mại”- Peter . S. Rose, Người dịch:PGS. TS Vương Trọng Nghĩa, GS. TS Nguyễn Văn Nam 3. Sách “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”- ĐHKTQD

4. Sách “ Thị trường chứng khoán”- PGS. TS Vương Trọng Nghĩa, GS. TS Nguyễn Văn Nam

5. Sách “ Điều kiện kinh tế xã hội để hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam”

6. Tạp chí “ Chứng khoán Việt Nam”, “ Ngân hàng”, “Thị trường tài chính”

7. Và một số trang web tham khảo:

- www.stockmarket.com.vn

- www.vinodkothari.com

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w