Loại trái phiếu đề nghị (sản phẩm CKH giai đoạn đầu)

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Hiệu quả của chứng khoán hoá phụ vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là việc sử dụng các mô hình chứng khoán hoá khác nhau. Một số mô hình hiện nay gồm có: mô hình chứng khoán hoá thông qua trung gian (The Mortgage Backed Security - MBS), nói chung là đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trên thế giới nhưng nó có nhược điểm là không tạo ra sự hấp dẫn cho người đầu tư do không tạo ra sự khác biệt cho họ, mức lãi suất là cố định và đều như nhau đối với các nhà đầu tư, đồng thời mức độ rủi ro cao do không có tài sản cầm cố. Do có những nhược điểm trên mà hiện nay phương thức chứng khoán hoá này đang dần được thay thế bằng các phương thức khác. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng khoán loại MBS Collateralised - Mortgage Obligation - CMO: đây là một công cụ mới đang được phát triển mạnh, là các chứng khoán có tài sản cầm cố là các chứng khoán tái thế chấp (CMO). Nó tạo ra một sự hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư do các chứng khoán dạng CMO được phân thành nhiều hạng khác nhau nhằm hấp dẫn và đáp ứng yêu cầu tính đa dạng của các nhà đầu tư. Đây là mô hình được các nhà đầu tư ưa chuộng nhất hiện nay. Mô hình chứng khoán hoá có tài sản thế chấp không thông qua trung gian (The Mortgage Backed Bond - MBB): phương thức này vẫn duy trì các khoản cho vay ở trong nội bảng, ngược lại đối với hai phương thức trên, điều này làm cho các ngân hàng không muốn tập trung vào MBB do không làm tăng tính thanh khoản và còn phải chịu thêm một loại thuế quy chế. Tuy nó có ưu điểm là các trái phiếu MBB do ngân hàng phát hành được bảo đảm bằng tài sản cầm cố có giá trị lớn hơn tổng mệnh giá phát hành trái phiếu và người nắm giữ trái phiếu luôn là người đầu tiên được phân chia tài sản cầm cố nếu như ngân hàng phá sản - điều này làm cho MBB có một mức an toàn rất cao, luôn được xếp hạng AAA, tuy nhiên điều này làm cho lãi suất của nó rất thấp, cũng không hấp dẫn nhà đầu tư. Chính vì tất cả các lí do trên mà MBB là phương thức ít được sử dụng nhất.

Qua việc xem xét các ưu, nhược điểm của từng loại mô hình chứng khoán hoá ta có thể thấy trên thế giới thì hình thức CMO được ưu chuộng nhất. Theo thực tiễn các nước đã phát triển CKH, các loại trái phiếu trách nhiệm cho vay

mua nhà có thế chấp (CMOs) gọi tắt là các trái phiếu CKH, ngày càng được sử dụng phổ biến vì những ưu điểm của nó so với các chứng chỉ dự phần. Các loại trái phiếu CMOs được cấu trúc thành nhiều lớp (tranche), các lớp CMO này cùng có cơ sở từ một tập hợp các khoản cho vay, nhưng có thời gian đáo hạn khác nhau, có cấu trúc thanh toán vốn gốc và lãi theo những thứ tự nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đầu tư, giúp người đầu tư có nhiều khả năng chọn lựa hơn về thời hạn, về só lượng, về lãi suất trong mối liên hệ với việc chấp nhận các rủi ro, và quan trọng nhất là các CMO giải phóng nhà đầu tư khỏi sự bất ổn trong lưu chuyển tiền tệ của tập hợp các khoản cho vay mua nhà (bất ổn từ phía người vay tiền mua nhà). Từ đó, việc phát hành trái phiếu dạng này thu hút được nhiều người đầu tư, hay nói cách khác, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội, hỗ trợ nhiều hơn cho nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình.

Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu ứng dụng kỹ thuật CKH, nên chọn việc phát hành các loại trái phiếu dạng CMO đơn giản, kết hợp với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tài sản đảm bảo là tập hợp các khoản cho vay mua nhà. Công ty CKH phải thiết lập bộ phận kiểm soát cùng các tiêu chuẩn trong việc mua lại các khoản cho vay từ các tổ chức cho vay nhằm bảo đảm đến mức cao nhất độ ổn định của việc thanh toán vốn gốc và lãi vay hàng tháng của các khoản cho vay. Các tiêu chuẩn này ban đầu có thể do công ty CKH ban hành, về sau có thể luật hoá một cách tổng quát để áp dụng thống nhất cho hoạt động CKH. Đó là việc phát hành các CMO với nhiều lớp, với thời hạn và cách thanh toán tiền lãi và vốn gốc theo nguyên tắc thông thường của CMO. Các loại CMO này có thể chưa quen sử dụng, nên thời gian đầu có thể phát hành các loại trái phiếu có những đặc điểm như các trái phiếu thông thường, và vì vậy, việc CKH tập hợp các khoản cho vay thu nhận được nên được thực hiện thông qua việc phát hành các laọi trái phiếu có thời hạn khác nhau, từ trung hạn đến dài hạn, để vừa hấp dẫn người đầu tư vừa cân đối được nguồn chi trả cho lần lượt các trái phiếu đến hạn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w