Những tồn tại trong việc vận dụng các phương pháp thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Thực trạng và một số ý kiến đề xuất (Trang 95 - 96)

- Rủi ro về quản lý điều hành Để hạn chế rủi ro này, CBTD cần đánh giá lại năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều hành,

2.3.2.Những tồn tại trong việc vận dụng các phương pháp thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh

* Một số khó khăn khi triển khai thực hiện phương pháp này:

2.3.2.Những tồn tại trong việc vận dụng các phương pháp thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh

chính DAĐT tại Chi nhánh

Các công tác nghiệp vụ trong NH thường xuyên phải tính toán rất nhiều như công tác thẩm định, giao dịch, kiểm soát rủi ro… trong đó việc tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá về DN vay vốn, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định tín dụng…. đôi khi rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, nếu không có các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ, các cán bộ sẽ dễ mắc sai lầm. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho công tác thẩm định tuy nhiên phần mềm Excel vẫn đang được sử dụng như một công cụ chủ đạo. Nếu công nghệ

hiện đại thì tốc độ thu thập xử lý thông tin sẽ nhanh chóng hơn và đương nhiên hiệu quả cũng sẽ cao hơn.

Công tác thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan chặt chẽ với nhiều văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật đối với các TCTD, các Nghị định, Thông tư quy định hướng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng…Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này ở Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và sửa đổi nên còn chồng chéo, rườm rà, đôi chỗ chưa đầy đủ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của NH.

- Trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế. Do là một Chi nhánh khá mới trong hệ thống của NHCT VN nên tuổi đời bình quân của cán bộ nhân viên là khá trẻ do đó còn ít kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra các lớp học đào tạo thêm về nghiệp vụ chưa được tổ chức một cách thường xuyên đều đặn và chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng khiến nhiều cán bộ nhân viên chưa bắt nhịp và tiếp thu được hết các kiến thức từ các khóa học đó, đặc biệt là các cán bộ nhân viên trẻ còn ít kinh nghiệm.

- Nguồn vốn huy động tuy tăng nhanh nhưng cơ cấu chưa hoàn toàn hợp lý, nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ trọng chưa cao; Dư nợ đầu tư, cho vay còn có sự chênh lệch khá lớn, chủ yếu là dư nợ tín dụng đóng góp tới hơn 85% trong tổng số vốn. Cơ cấu cho vay cũng chưa cân đối, cho vay đối với các DN quốc doanh vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối trong khi rất nhiều các DN quốc doanh không có các tài sản thế chấp và như vậy sẽ kéo theo rủi ro tín dụng cao. Cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh trong những năm qua đã có sự chú trọng hơn tuy nhiên tỉ lệ vẫn còn khá thấp.

- Công tác điều tra, theo dõi, diễn biến thị trường để nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu của khách hàng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, việc chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư vốn, tiếp cận với khách hàng đã có nhưng chưa mạnh để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.

- Hoạt động dịch vụ được tăng cường nhưng chưa đa dạng, phong phú. Tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập còn thấp, chủ yếu vẫn là khoản thu từ hoạt động tín dụng đầu tư.

- Các tiêu chí thẩm định vẫn chưa rõ ràng, đôi khi vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chủ quan của các cán bộ thẩm định. Một số chỉ tiêu tài chính vẫn chưa được đề cập tới khi tiến hành thẩm định tài chính làm ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả thẩm định. Bên cạnh đó nguồn thông tin cho công tác thẩm định tư cách khách hàng vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ.

Một phần của tài liệu Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Thực trạng và một số ý kiến đề xuất (Trang 95 - 96)