Theo DT trực tiếp kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập hợp về Công ty cổ phần Gas Petrolimex.doc (Trang 26 - 30)

1 Xuất bán gas rời % Doanh số 1,032 Xuất bán gas bình,bếp,phụ kiện % Doanh số 2,57 2 Xuất bán gas bình,bếp,phụ kiện % Doanh số 2,57 3 Đóng bình hãng khác % Doanh số 1,54 II Theo DT qlý chung toàn Công ty % Doanh số 0,25

B Phần giao theo hiệu quả % Hiệu quả

1 Hquả thực hiện tại khối vphòng % Hiệu quả 17,152 Hquả chung toàn Công ty % Hiệu quả 3,19 2 Hquả chung toàn Công ty % Hiệu quả 3,19

Bảng 12 Chỉ tiêu giao kế hoạch tiền lương các Chi Nhánh Công ty

Nguồn: Phòng tổ chức

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Đơn giá tiền lương CN HảiPhòng CN ĐàNẵng CN CầnThơ CN SàiGòn I Phần giao theo DT

1 Xuất bán gas rời % Doanhsố 0,85 0,78 0,78 0,82

2

Xuất bán gas bình, bếp,

phụ kiện % Doanhsố 2,13 1,78 1,95 2,05 3 Đóng bình hãng khác % Doanhsố 1,28 1,07 1,17 1,23 II Phần giao theo hiệu quả

1 Hiệu quả thực hiện % Hiệu quả 13,48 14,27 19,66 23,33III Chỉ tiêu ĐĐNB đ/tấn 21.000 III Chỉ tiêu ĐĐNB đ/tấn 21.000

2.2.6.4 Các hình thức trả lương ở Công ty

* Lương khoán gọn: Áp dụng đối với cá nhân người lao động căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành(có thể áp dụng hình thức khoán gọn, khoán việc hoặc thoả thuận mức tiền công ghi trong HĐLĐ theo đúng quy định của Pháp luật). Đối tượng áp dụng như: nhân viên thường trực văn phòng, nhân viên tạp vụ, nhân viên nấu ăn, lao động phổ thông có tính thời vụ....

* Tiền lương khoán sản phẩm trực tiếp cá nhân: Áp dụng tại các khâu công việc trực tiếp do cá nhân người lao động thực hiện mà kết quả không phụ thuộc vào người lao động khác như: lái xe gas bồn, gas bình...

* Tiền lương theo thời gian: Áp dụng tại những khâu mà hình thức trả lương thời gian phù hợp hơn những hình thức trả lương khác.

* Tiền lương khoán sản phẩm tập thể: Áp dụng đối với các tập thể bộ phận, tổ đội. Sản phẩm làm ra là kết quả của tập thể người lao động tại bộ phận, tổ đội đó như: bộ phận văn phòng đơn vị, cửa hàng bán gas; các bộ phận đóng nạp, xuất cấp gas; sơn sửa bình tại các kho gas....

2.2.6.5 Nguyên tắc phân phối tiền lương:

* Tiền lương phân phối cho người lao động được thực hiện theo hai vòng:

- Vòng 1: Trích 15% tổng quỹ tiền lương phân phối cho người lao động dựa trên cơ sở hệ số lương cơ bản theo quy định của Nhà nước và thời gian thực tế được hưởng lương của mỗi người.

- Vòng 2: 85% tổng quỹ lương còn lại được phân phối cho người lao động trên cơ sở hệ số lương chức danh công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và thời gian thực tế được hưởng lương của mỗi người.

* Tiền lương phân phối cho các đơn vị theo kết quả hoạt động SXKD có tính đến các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập thực tế của người lao động để đảm bảo tính công bằng và tương quan hợp lý giữa các đơn vị trong toàn Công ty.

* Tiền lương phải được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong Công ty và không được sử dụng vào mục đích nào khác.

Nhận xét: Công ty gas nói chung và Khối văn phòng Công ty nói riêng đã thực hiện cơ chế khuyến khích lao động dựa trên cơ chế trả lương cho người lao động khá hợp lý, đảm bảo mức thu nhập cao và ổn định cho người lao động góp phần không nhỏ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Cụ thể:

- Việc xây dựng quy chế trả lương cho Doanh nghiệp dựa trên các quy định của Luật lao động, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và Tổng công ty đã tạo được tâm lý ổn định cho người lao động.

- Việc trích quỹ lương để điều tiết thu nhập do nguyên nhân bất khả kháng góp phần đảm bảo được thu nhập tương đối ổn định cho người lao động.

- Việc trả tiền lương vòng 2 đã tạo động lực cho người lao động, khuyến khích họ tích cực lao động, nâng cao tay nghề.

- Ngoài ra, các chế độ phụ cấp, BHXH, BHYT....là nhịp cầu tạo sự gắn bó giữa người lao động với Doanh nghiệp thêm lâu dài.

Nhưng, Công ty cần chú trọng hơn nữa về vần đề khen thưởng để tạo động lực làm việc cho người lao động hơn nữa. Tiếp theo, cần xây dựng hệ thống định mức làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Ngoài ra, Công ty cần đưa ra những quy chế để thu hút những lao động có trình độ chuyên môn cao vào làm. Nếu thực hiện được tốt những điều này, trong tương lai Công ty sẽ phát triển hơn

nhiều và ngày càng đứng vững trong chiến trường cạnh tranh khốc liệt như bây giờ.

2.3 Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định

2.3.1 Nguyên vật liệu

Công ty Gas Petrolimex là Doanh nghiệp chỉ kinh doanh và xuất nhập khẩu gas lỏng mà không sản xuất nên các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình kinh doanh của Công ty chỉ là gas nhập khẩu, bếp gas và các phụ kiện phục vụ cho yêu cầu sử dụng gas. Ngoài ra, nguyên vật liệu phụ trợ còn có : sơn dùng để sơn bình, các hạt bi để làm sạch bình...Các vật liệu này chỉ mang tính chất phụ trợ cho quá trình kinh doanh của Công ty và có giá trị không đáng kể. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là như vậy nên Công ty chưa xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu và tình hình sử dụng nguyên vật liệu chỉ được biết thông qua bảng cân đối kế toán.

Tình hình dự trữ nguyên vật liệu:

Bảng 13 Số lần chu chuyển hàng hoá của Công ty qua các năm

Nguồn: Phòng kinh doanh

Chỉ tiêu

Đơn

vị Năm2001 Năm2002 Năm2003 2002/2001 2003/2002 Tuyệt đối Tg đối Tuyệt đối Tg đối Doanh thu Trđ 470.369 538.528 703.728 68.159 114,5% 165.2 130,6% Dự trữ bq Trđ 26.089,63 24.062,91 25.079,4 -2.026,72 107,7% 1.016,49 104,2% Vòng chu chuyển H Vòng 18,03 22,38 28,06 4,35 124,12% 5,68 125,38% Số ngày chu chuyển H Ngày 20 16,08 12,83 -3,92 -19,6% -3,25 -20,21%

Công thức:

∑ mức lưu chuyển H trong kỳ

Tốc độ chu chuyển H( số vòng) =

Mức dự trữ H bq trong kỳ

Tốc độ chu chuyển hàng hoá là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả tiêu thụ H của Doanh nghiệp. Trong một kỳ kinh doanh, nếu số vòng chu chuyển H càng nhiều và số ngày chu chuyển H càng ít thì hiệu quả tiêu thụ H của Doanh nghiệp càng cao.

Qua số liệu trên ta thấy:

Mức dự trữ H bình quân năm 2002 là 24.062,91 trđ, so với năm 2001 giảm 2.026,72 trđ tỷ lệ giảm 7,7%. Công ty đã chủ động giảm mức dự trữ H dể hạn chế lượng hàng ứ đọng, lưu chuyển vốn Công ty. Thêm vào đó, năm 2002 Công ty đạt được mức doanh thu đáng kể 538.528trđ, tăng 68.159trđ so với năm 2001 tỷ lệ tăng 14,5%. Chính sự ảnh tích cực của hai nhân tố doanh thu và mức dự trữ

bình quân mà số vòng chu chuyển H thực hiện năm 2002 tăng đáng kể so với năm 2001( 4,35vòng) ứng với tỷ lệ tăng là 24,12% và số ngày chu chuyển giảm 3,92 ngày với tỷ lệ giảm 19,6% so với năm 2001. Như vậy, năm 2002 Công ty cổ phần Gas Petrolimex đã thực hiện tốt công tác dự trữ và tiêu thụ H, đẩy mạnh tốc độ chu chuyển H → Sản lượng H bán ra tăng đáng kể.

Năm 2003, mức dự trữ H bình quân là 24.062,91trđ so với năm 2002 tăng 1.016,49trđ tỷ lệ tăng 4,2%. Mặc dù, mức dự trữ H có tăng nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu nên mức dự trữ vẫn là hợp lý và còn tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Như ta thấy, số vòng chu chuyển tăng 5,68 vòng với tỷ lệ tăng 25,38% so với năm 2002; số ngày chu chuyển giảm 3,25 ngày với tỷ lệ giảm 20,21%. Vậy, Công ty đã thực hiện khá tốt Công ty bán hàng và công tác dự trữ H làm cho tốc độ chu chuyển H ngày càng cao.

Để đảm bảo và cất giữ H, Công ty có một hệ thống kho gas đặt tại Đức Giang và các chi nhánh trên toàn quốc. Các kho có hệ thống công nghệ van bể an toàn, đảm bảo chất lượng H. Khi vận chuyển các bình gas và gas rời thì Công ty sử dụng các xe ô tô vận tải chuyên dùng được đầu tư với chất lượng tốt, năng lực vận tải cao đáp ứng nhu cầu vận chuyển H cả và số lượng và độ an toàn.

2.3.2 Tình hình tài sản cố định

Tổng giá trị tài sản của Công ty khoảng 190 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tài sản cố định là 150 tỷ đồng chiếm 78% tổng giá trị tài sản, giá trị tài sản lưu động là 40 tỷ đồng chiếm 22% tổng giá trị tài sản của Công ty.

Tài sản cố định của Công ty chia thành hai loại:

Tài sản cố định hữu hình( TSC ĐHH) và tài sản cố định vô hình( TSC ĐVH)

Bảng 14 Cơ cấu tài sản cố định cuối năm 2002 và cuối năm 2003

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 2003/2002 Tuyệt đối Tương đối(%)

Tài sản cố định Triệu đồng 123.863,4 150.000 26.136,6 121,11 TSCĐ hữu hình Triệu đồng 121.415,94 144.925,73 23.509,79 119,36 TSCĐ vô hình Triệu đồng 2.447,45 5.074,27 2.626,82

Tài sản cố định của Công ty vào cuối năm 2003 có 150 tỷ đồng tăng 26.136,6 tỷ đồng so với cuối năm 2002 với tỷ lệ tăng 21,11%. Trong đó: Tài sản cố định hữu hình tăng 23.509,79 với tỷ lệ 19,36% tỷ lệ khá cao.

Bảng 15: Tình hình sử dụng tài sản cố định hữu hình

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

stt Chỉ tiêu đơn vị Năm 2002 Năm 2003

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập hợp về Công ty cổ phần Gas Petrolimex.doc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w